Giáo án lịch sử 10 cánh diều

Dưới đây là kế hoạch bài dạy (giáo án bản word) môn lịch sử lớp 10 bộ sách "Cánh diều", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, thuận tiện cho giáo viên sử dụng. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên baivan.net biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án lịch sử 10 cánh diều
Giáo án lịch sử 10 cánh diều
Giáo án lịch sử 10 cánh diều
Giáo án lịch sử 10 cánh diều
Giáo án lịch sử 10 cánh diều
Giáo án lịch sử 10 cánh diều
Giáo án lịch sử 10 cánh diều
Giáo án lịch sử 10 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 10 cánh diều

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

BÀI 12: VĂN MINH VĂN LANG – ÂU LẠC

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được cơ sở hình thành văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
  • Nêu được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
  • Biết vận dụng hiểu biết về nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam.
  • Nhận thức được giá trị trường tồn của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức trân trọng và có trách nhiệm góp phần bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Một số hình ảnh, tranh vẽ và video clip có liên quan đến nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

CÁC GIÁO ÁN LỊCH SỬ 10 CÁNH DIỀU KHÁC:

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV hướng HS quan sát Hình 12.1 – Trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam) SGK tr.12.1 và trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày một vài hiểu biết của mình về một trong những biểu tượng của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc – Trống đồng Ngọc Lũ.

- HS tiếp nhân, thực hiện nhiệm vụ :

+ Trống đồng Ngọc Lũ (cách ngày nay khoảng 2.000 - 2.500 năm) thuộc sưu tập trống đồng Đông Sơn - đại diện loại hình hiện vật tiêu biểu nhất của nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á, là chiếc trống có kiểu dáng và kích thước hài hòa nhất, trang trí hoàn mỹ và phong phú nhất.

+ Trống đồng Ngọc Lũ có patin màu xanh ngả xám, đường kính mặt 79,3cm, cao 63cm, nặng 86kg, thuộc loại kích thước lớn. Mặt trống chính giữa đúc nổi ngôi sao 14 cánh bao quanh một mặt tròn nổi, chính là núm để đánh trống, gồm có người mặc áo lông chim đang nhảy múa, người giã gạo chày đôi, người đánh trống, nhà sàn mái cong, hươu đang đi cùng chim mỏ ngắn bay và chim mỏ dài đứng.

+ Trống đồng Ngọc Lũ được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2012.

- GV dẫn dắt vào bài học: Trống đồng Ngọc Lũ là một trong những biểu tượng của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, hiện nay được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Vậy cơ sở nào đã hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc? Những thành tựu văn minh tiêu biểu khác của văn minh Văn Lang - Âu Lạc là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau đi trả lời trong bài học ngày hôm nay – Bài 12 : Văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH

Hoạt động 1: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Lược đồ 12 – Lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay), đọc thông tin mục 1.1 SGK tr.83, 84 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu cơ sở về điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

 

 

 

 

 

 

 

- GV lưu ý HS:

+ Văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn có tên gọi là Văn minh sông Hồng, văn minh Việt cổ.

+ Ra đời vào khoảng TK VII TCN, gắn liền với sự phát triển của Văn hóa Đông Sơn và sự ra đời của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời nhóm, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên

Cơ sở về điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc:

- Vị trí địa lí:

+ Hình thành chủ yếu trên phạm vi lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay).

+ Phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc ngày nay; phía đông giáp biển

à Thúc đẩy sự giao lưu, tiếp xúc của cư dân Việt cổ với các nền văn minh khác.

+ Hệ thống sông Hồng, sông Mã, sông Cả đã bồi đắp phù sa, hình thành các vùng đồng bằng màu mỡ.

à Tạo điều kiện thuận lợi để cư dân sớm định cư sinh sống trong các xóm làng.

- Khí hậu:

+ Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.

+ Lượng ánh sáng Mặt trời lớn và lượng mưa nhiều.

à Thuận lợi để cư dân đảm bảo nguồn thức ăn đa dạng.

- Tài nguyên khoáng sản: phong phú như sắt, đồng, chì, thiếc,…

à Cư dân chế tác các loại hình công cụ lao động trong sản xuất và đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày.

CÁC TÀI LIỆU Lịch sử 11 CHẤT LƯỢNG:

Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở xã hội

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát quan sát Hình 12.2 – Lưỡi cày đồng (Văn hóa Đông Sơn), Hình 12.3 – Tượng đồng hình trâu có người cười (Văn hóa Đông Sơn) và đọc thông tin mục 1.2 SGK tr.84 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời nhóm, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu cơ sở xã hội

Cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc :

- Nền kinh tế nông nghiệp chuyển từ dùng cuốc sang dùng cày đã góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất, tạo ra nhiều của cải dư thừa.

à Xuất hiện sự phân hóa giữa các tầng lớp xã hội:

+ Quý tộc: những người giàu, có thế lực.

+ Nông dân tự do: sinh sống trong các công xã nông thôn và chiếm đại đa số dân cư.

+ Nô tì: tầng lớp thấp nhất trong xã hội, chủ yếu phục vụ trong gia đình quý tộc.

- Quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ:

+ Cư dân đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

+ Đắp đê, trị thủy.

+ Khai hoang mở rộng địa bàn cư trú.

à Thúc đẩy sự ra đời của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.  

  1. NHỮNG THÀNH TỰU TIÊU BIỂU

Hoạt động 3: Tìm hiểu đời sống vật chất

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang – Âu Lạc.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 12.4 – Họa tiết hoa văn người giã gạo và mái nhà trong nền văn minh sông Hồng trên mặt Trống đồng đồng Ngọc Lũ (Hà Nam), Hình 12.5 – Họa tiết hoa văn thuyền trên thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái), đọc đoạn tư liệu, thông tin mục 2.1 SGK tr.85 và hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Bảng miêu tả một số nét về đời sống vật chất

của cư dân Văn Lang - Âu Lạc

Đời sống vật chất của cư dân

Văn Lang – Âu Lạc

Ăn

Mặc

Đi lại

 

 

 

 

- GV mở rộng kiến thức: Hình ảnh hoa văn trên mặt trống đồng miêu tả đời sống sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc.

+ Hình ảnh nam nữ giã gạo, mặt trời, chim cò, hình trâu bò và kết hợp với đồ dựng bằng gốm và thạp đồng cho thấy ngành nông nghiệp trồng lúa nước đã trở thành một nghề chủ yếu, cố định của người Việt thời dựng nước.

+ Người dân trồng lúa dưới ánh Mặt Trời, chim, cò tung bay ngoài đồng ruộng, đậu lên trên cả mái nhà, từng đôi nam nữ giã gạo trong mùa thu hoạch lúa.

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh dưới đây, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết cư dân Văn Lang - Âu Lạc sử dụng muôi đồng, thạp đồng, nhà san để làm gì?

 

Muôi đồng Đông Sơn

 

Thạp đồng Đào Thịnh

 

Hình vẽ mô phỏng nhà sàn của cư dân Văn Lang – Âu Lạc  (hoa văn của Trống đồng Ngọc Lũ)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, đọc tư liệu và SGK, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời nhóm, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Tìm hiểu đời sống vật chất

- Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang – Âu Lạc (đính kèm bảng miêu tả phía dưới hoạt động).

- Cư dân Văn Lang - Âu Lạc sử dụng muôi đồng, thạp đồng, nhà sàn để:

+ Muôi đồng: chứng tỏ người Việt đã ăn cơm, biết sử dụng nhiều vật dụng gắp thức ăn.

+ Thạp đồng: dùng để đựng lúa, chứng tỏ hạt lúa rất thiêng liêng nên cư dân đã trang trí thạp đồng rất công phu.

+ Nhà sàn: cư dân làm nhà sàn ở những vùng đất cao ven sông, ven biển hoặc trên sườn đồi để tránh thú dữ. Nhà có mái cong hình thuyền hoặc mái tròn hình mui thuyền.

 

Bảng miêu tả một số nét về đời sống vật chất

của cư dân Văn Lang - Âu Lạc

Đời sống vật chất của cư dân

Văn Lang – Âu Lạc

Ăn

Mặc

Đi lại

- Nguồn lương thực, thực phẩm: gạo nếp, gạo tẻ; các loại rau, củ, quả; gia súc, gia cầm (lợn gà vit), thủy sản (tôm, cua, cá).

- Biết dùng gia vị, làm bánh, nấu rượu,...

- Trong bữa ăn có mâm, bát, muôi,...

- Nam: đóng khố, đi chân đất.

- Nữ: mặc váy, đi chân đất.

- Vào dịp lễ hội: trang phục có thêm đồ trang sức như vòng, nhẫn, khuyên tai, mũ gắn lông vũ.

- Nhà sàn có mái cong hình thuyền hay mái tròn, hình mui làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.

- Phương thức di chuyển trên sông chủ yếu chủ yếu là dùng thuyền, bè.

Hoạt động 4: Tìm hiểu đời sống tinh thần

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, đọc tư liệu, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc đoạn tư liệu, thông tin mục 2.2 SGK tr.85, 86 và hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Bảng miêu tả đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc

Đời sống tinh thần của cư dân

Văn Lang – Âu Lạc

Điêu khắc, luyện kim,  kĩ thuật làm gốm

Âm nhạc, ca múa

Tín ngưỡng

Lễ hội, phong tục

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh và giới thiệu cho HS :

+ Chim bay theo thuyền Đông Sơn là hình ảnh dạt dào cảm xúc được khắc hoạ trên thạp đồng Đào Thịnh. Những hoạt động quan sát được: nhảy múa, chèo thuyền, giao long, chim bay, người đóng khố, váy, mũ lông chim,... làm bật lên những nét truyền thống và văn hoá lâu đời của người Việt cổ. Hình ảnh các loài chim thể hiện cho sự sùng bái thiên nhiên với quan niệm chim chính là tổ tiên của loài người. Ở phía đầu hoặc đuôi thuyền là những con chim hoặc thú bốn chân đang đứng. Xen giữa hai thuyền là những con vật khắc hoạ hình giao long.

+ Hình ảnh, hoa văn cho thấy sự hồn hậu, chất phác, hoà mình cùng thiên nhiên, thích ứng với tự nhiên một cách văn minh.

 

 

 

 

 

 

Nhảy múa trên thuyền – Hình phục dựng dựa

 trên hoa văn của thạp đồng Đào Thịnh

- GV chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ sau vào Phiếu học tập số 1:

+ Nhóm 1: Nêu một số câu ca dao, truyền thuyết nào nói về tục trầu cau.

+Nhóm 2: Theo em, những phong tục tập quán của người Việt cổ chịu sự chi phối của những yếu tố nào?

+ Nhóm 3: Những tín ngưỡng, phong tục, lễ hội nào từ thời Văn Lang, Âu Lạc vẫn tiếp tục duy trì và phát triển đến ngày nay?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, đọc tư liệu và SGK, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời nhóm, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

4. Tìm hiểu đời sống tinh thần

- Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc (đính kèm bảng miêu tả phía dưới hoạt động).

- Câu ca dao, truyền thuyết nào nói về trầu cau: Yêu nhau cau sáu bổ ba, Ghét nhau cau sáu bổ ba thành mười; Miếng trầu là đầu cầu chuyện hoặc Sự tích trầu cau,...

- Những phong tục tập quán của người Việt cổ chịu sự chi phối của những yếu tố: điều kiện tự nhiên - khí hậu, sông nước, kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, tinh thần cố kết cộng đồng,...

- Những phong tục trong văn hóa Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời Văn Lang, Âu Lạc: trầu cau vẫn giữ trong phong tục cưới xin; làm bánh chưng, bánh giầy tưởng nhớ tổ tiên (đặc biệt trong những ngày Tết); phong tục coi trọng người chết (chôn cất,...). Tục xăm mình không được coi là phong tục hiện nay vì nó không phản ánh nền nếp xã hội và không được cộng đồng chấp nhận.

Bảng miêu tả đời sống tinh thần

của cư dân Văn Lang – Âu Lạc

Đời sống tinh thần của cư dân

Văn Lang – Âu Lạc

Điêu khắc, luyện kim,  kĩ thuật làm gốm

Âm nhạc, ca múa

Tín ngưỡng

Lễ hội, phong tục

- Điêu khắc, luyện kim,  kĩ thuật làm gốm đạt đến trình độ thẩm mĩ và tư duy khá cao.

- Hoa văn trang trí trên đồ đồng, đồ gốm phản ánh sinh động cuộc sống của người Việt cổ.

- Âm nhạc, ca múa có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân với các loại nhạc cụ như trống đồng, chiêng, cồng, chuông,...

- Các hoạt động múa giao duyên nam nữ.

- Tín ngưỡng sùng bái các lực lượng tự nhiên thể hiện qua các nghi thức: thờ thần Mặt trời, thần núi, thần sông; thờ cúng tổ tiên, anh hùng, thủ lĩnh; thực hành nghi lễ nông nghiệp cầu mong mùa màng bội thu.

 

- Lễ hội: cư dân thường đua thuyền, đấu vật.

- Phong tục: ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình.

Hoạt động 5: Tổ chức xã hội và nhà nước

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những thành tựu tiêu biểu về tổ chức xã hội của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, đọc tư liệu, quan sát sơ đồ, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Tổ chức xã hội và nhà nước Văn Lang

- GV yêu cầu HS quan sát Sơ đồ 12.1 – Tổ chức nhà nước Văn Lang, đọc đoạn tư liệu và thông tin trong mục 2.3 SGK tr.86 và trả lời câu hỏi:

+ Cho biết nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?

+ Nêu phạm vi của nhà nước Văn Lang.

+ Kinh đô của nhà nước Văn Lang thuộc địa phương nào ngày nay?

- GV yêu cầu HS thảo luận và cặp đôi:

+ Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.

+ Nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.

 

 

 

 

 

 

 

Tổ chức xã hội và nhà nước Âu Lạc

- GV nhắc lại kiến thức cho HS: Năm 214 TCN, quân Tần ở phương Bắc đánh xuống vùng đất sinh sống của các bộ tộc Việt. Người Lạc Việt và người Âu Việt dũng cảm chiến đấu chống quân Tần dưới sự lãnh đạo của Thục Phán. Năm 208 TCN, tướng giặc là Đó Thư bị giết, quân Tần gặp nhiều khó khăn, phải rút về nước. Sau kháng chiến chống Tần, Thục Phán xưng là An Dương Vương. Ông đổi tên nước thành Âu Lạc.

- GV yêu cầu HS quan sát Sơ đồ 12.2 – Tổ chức nhà nước Âu Lạc, Hình 12.6 – Khu di tích thành Cổ Loa, đọc đoạn dữ liệu và cho HS nhớ lại kiến thức đã học bằng việc trả lời câu hỏi:

+ Nêu chức năng của kinh đô Âu Lạc.

+ Vì sao thời Văn Lang tư liệu chủ yếu là công cụ trong khi thời Âu Lạc, tư liệu chủ yếu là vũ khí?

 

 

- GV mở rộng kiến thức: Nước Âu Lạc được thành lập năm 208 TCN, có thế mạnh hơn Văn Lang, xây dựng thành Cổ Loa kiên cố và nhiều vũ khí tốt nhưng chỉ tồn tại được mấy thập kỉ. Năm 179 TCN. Âu Lạc bị nước Nam Việt, đúng đầu là Triệu Đà (Trung Quốc) chiếm. Phía kẻ xâm lược Triệu Đà âm mưu, xảo quyệt cùng việc vua Thục chủ quan, thiếu phòng bị cấn thiết đã đặt dấu chấm hết nến độc lập của Nhà nước Âu Lạc và khép lại thời đại dựng nước ở Việt Nam.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu điểm mới của tổ chức nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, đọc tư liệu và SGK, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

5. Tổ chức xã hội và nhà nước

Tổ chức xã hội và nhà nước Văn Lang

Sự ra đời của nhà nước Văn Lang

- Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN. Thủ lĩnh của bộ lạc Văn Lang đã thu phục các bộ lạc khác, tự xưng là Hùng Vương, thành lập nhà nước Văn Lang.

- Phạm vi của nhà nước Văn Lang: ven sông Hồng từ Việt Trì (Phú Thọ) đến chân núi Ba Vì (Hà Nội) ngày nay.

- Kinh đô của nhà nước Văn Lang thuộc Việt Trì (Phú Thọ) ngày nay.

Tổ chức nhà nước Văn Lang

- Hùng Vương chia nước làm 15 bộ, giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Con trai vua gọi là Quan lang, con gái vua gọi là Mị nương. Xã hội bao gồm những người quyền quý, dân tự do (nông dân công xã, thợ thủ công) và nô tì.

-  Nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang:

+ Nhà nước Văn Lang đã được hình thành từ trung ương đến địa phương nhưng sơ khai, tổ chức đơn giản, chia làm 3 cấp (chỉ có vài chức quan).

+ Nhà nước chưa có quân đội, chưa có luật pháp, nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản nhà nước. Khi có chiến tranh, nhà nước huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại cùng chiến đấu.

Tổ chức xã hội và nhà nước Âu Lạc

- Chức năng của kinh đô: Thời Âu Lạc, người Việt tiếp tục đối mặt với âm mưu xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc. An Dương Vương đã cho xây thành Cổ Loa “dài đến ngàn trượng, cao và xoáy trôn ốc” để phòng vệ.

- Thời Văn Lang tư liệu chủ yếu là công cụ trong khi thời Âu Lạc, tư liệu chủ yếu là vũ khí vì: Thời Âu Lạc thường xuyên phải chống ngoại xâm, giữ nước nên tư liệu chủ yếu là vũ khí, thành Cổ Loa cũng là quân thành; kĩ thuật luyện kim và trình độ quân sự thời Âu Lạc cao hơn thời Văn Lang.

- Điểm mới của tổ chức nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang:

+ Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước, có quân đội và vũ khí tốt.

+ Lãnh thổ mở rộng hơn (vượt ra khỏi vùng châu thổ sông Hồng) trên cơ sở hòa hợp và thống nhất giữa người Âu Việt và Lạc Việt, nên nước được chia thành nhiều bộ hơn.

+ Cư dân Âu Lạc biết sử dụng nỏ có thể bắn nhiều mũi tên một lần.

+ Xây dựng thành Cổ Loa, vừa là kinh đô, vừa là căn cứ quân sự vững chắc. 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào trước chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 11 MỚI:

Câu 1. Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là:

  1. Nhà sàn.
  2. Nhà trệt.
  3. Nhà tranh vách đất.
  4. Nhà lợp ngói.

Câu 2. Trong xã hội Văn Lang, Âu Lạc những ngày thường nữ giới:

  1. Mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.
  2. Mặc áo và váy xòe.
  3. Mặc váy, áo xẻ giữa, đeo trang sức.
  4. Mặc áo và váy xòe, đeo trang sức.

Câu 3. Nhận định nào dưới đây không đúng về Nhà nước Văn Lang:

  1. Hùng Vương là người nắm mọi quyền hành.
  2. Nhà nước Văn Lang đã có luật pháp và quân đội riêng nhưng còn lỏng lẻo và sơ khai.
  3. Khi có chiến tranh, Vua Hùng cùng các Lạc tướng tập hợp trai tráng ở khắp các chiềng, chạ cùng chiến đấu.
  4. Hùng Vương chia đất nước làm 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.

Câu 4. Thành cổ trở thành trung tâm của nước Âu Lạc là:

  1. Thành Vạn An.
  2. Thành Tống Bình.
  3. Thành Long Biên.
  4. Thành Cổ Loa.

Câu 5. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc hình thành chủ yếu trên phạm vi:

  1. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
  2. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
  3. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
  4. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1. Đáp án A.

Câu 2. Đáp án A.

Câu 3. Đáp án B.

Câu 4. Đáp án D.

Câu 5. Đáp án A.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi vận dụng.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, vận dụng và GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

Câu 1. Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về Khu du tích đền Hùng và Khu di tích thành Cổ Loa.

Câu 2. Hãy chỉ ra 3-5 thành tựu về vật chất, hiện vật cụ thể, những giá trị mang tính trừu tượng, tính tinh thần của cư dân Âu Lạc.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1.

- Khu di tích Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7km về phía Bắc

+ Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia, được xây dựng trên núi Hùng - thuộc đất Phong Châu - vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ.

+ Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng (còn gọi là núi Cả theo tiếng địa phương hay còn có nhiều tên gọi khác nhau: Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn,...), có độ cao 175m so với mặt nước biển. Tục truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam , mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo,.... Núi Vặn cao 170m, xấp xỉ núi Hùng. Núi Trọc nằm giữa núi Hùng và núi Vặn, cao 145m.

- Khu vực di tích thành Cổ Loa còn lại đến ngày nay không chỉ là một di tích mà là cả một quần thể di tích, đó là:

+ Đền Thục An Dương Vương: xây dựng năm 1687, đời Lê Hy Tông, sửa lại năm 1689, thường gọi là Đền Thượng, đứng trên một quả đồi xưa có Cung thất của Vua. Cửa đền có hai con rồng đá uốn khúc, tay vuốt râu, nghệ thuật điêu khắc thời Lê. Nhà bia có 3 tấm bia đá khắc năm 1606. Trong đền có đôi ngựa hồng làm nám 1716, tượng đồng Vua Thục đúc năm 1897, nặng 255kg.

+  Giếng Ngọc: ngay trước đền là một hồ hình bán nguyệt, giữa đắp bờ tròn tạo thành giếng ngọc. Tương truyền, đây là nơi sau khi phản bội, Trọng Thuỷ tự tử, nước giếng này đem rửa ngọc trai thì ngọc sáng đẹp bội phần cho nên thành tên đó.

+ Am Bà chúa: ngay sau cây đa nghìn tuổi tỏa bỏng mát cả một vùng sân rộng, gốc đa rẽ đôi thành chiếc cửa tò vò thiên nhiên mờ lối đi vào am. Tượng bà chúa Mỵ Châu là một hòn đá tự nhiên có hình dáng người cụt đầu. Huyền thoại kể rằng: sau khi Mỵ Châu hóa thành hòn đá to trôi dạt về bãi Đường cấm, ở phía Đông thành cổ Loa, dân trong thành đem võng ra cáng về đến gốc đa thì đứt võng, hòn đá rơi xuống, bèn lập am thờ ngay tại chỗ.

+ Đình Ngự Triều Di Quy: xây dựng trên nền điện thiết triều cũ, năm 1907 thời Nguyễn. Dáng vóc vững chãi, bề thế, mái đao vút cong, cột đình có đôi câu đối của Tôn Thất Thuyết, một Thủ lĩnh cần Vương chống Pháp

+ Hội đền Cổ Loa tổ chức vào đầu xuân hàng năm, từng có câu rằng: “chết bỏ con cháu, sống không bỏ mùng sau Tháng Giếng”.

Câu 2.

- Thành tựu tiêu biểu, có thể là các thành tựu về vật chất, hiện vật cụ thể như thành cổ Loa, trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng Đào Thịnh,...

- Các giá trị mang tính trừu tượng, giá trị tinh thần như Tổ quốc, thuật luyện kim, nghề nông trồng lúa nước,....

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập.

- Phiếu học tập số 1.

 

(Đính kèm Phiếu học tập số 1).

Phiếu học tập số 1

Lớp:..............................

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm 1:  Nêu một số câu ca dao, truyền thuyết nào nói về tục trầu cau.

Trả lời:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Lớp:..............................

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm 2:  Theo em, những phong tục tập quán của người Việt cổ chịu sự chi phối của những yếu tố nào?

Trả lời:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Lớp:..............................

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm 3:  Những tín ngưỡng, phong tục, lễ hội nào từ thời Văn Lang, Âu Lạc vẫn tiếp tục duy trì và phát triển đến ngày nay?

Trả lời:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo án lịch sử 10 cánh diều

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 10, giáo án lịch sử 10 cánh diều, giáo án lịch sử 10 sách mới, giáo án sách cánh diều 10 lịch sử

Giáo án lớp 10


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay