Giáo án âm nhạc 10 kết nối tri thức

Dưới đây là kế hoạch bài dạy (giáo án bản word) môn âm nhạc lớp 10 bộ sách " Kết nối tri thức", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, thuận10 tiện cho giáo viên sử dụng. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên baivan.net biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án âm nhạc 10 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 10 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 10 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 10 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 10 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 10 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 10 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 10 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án âm nhạc 10 kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Lý thuyết âm nhạc: nhận biết được quãng hòa thanh, quãng giai điệu, quãng đơn, quãng diatonic; phân biệt được tính chất thuận, nghịch của quãng.
  • Đọc nhạc: đọc đúng cao độ gam Son trưởng, đọc đúng cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1; biết đọc hai bè đơn giản và biết đọc nhạc, kết hợp đánh nhịp.
  • Hát: hát rõ lời, thuộc lời ca, hát đúng cao độ, trường độ của bài hát.
  • Nhạc cụ: thể hiện đúng cao độ, trường độ của bài hát.
  • Nghe nhạc: biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc về tác phẩm; biết tưởng tượng khi nghe nhạc.

NGHE NHẠC: TIẾNG HÁT GIỮA RỪNG PÁC BÓ

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được năm ra đời và tác giả của bài hát Tiếng hát giữa rừng Pác Bó.
  • Nắm được tính chất âm nhạc và chủ đề của bài hát.

CÁC GIÁO ÁN  ÂM NHẠC 10 KNTT KHÁC::

  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc về bài hát được nghe.
  • Biết liên tưởng khi nghe nhạc.
  1. Phẩm chất
  • Nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, lòng kính yêu của HS đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cha già của dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • File âm thanh và hình ảnh, bản nhạc Tiếng hát giữa rừng Pác Bó; nhạc cụ (đàn phím điện tử); phương tiện nghe nhìn.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi gợi HS hướng vào tìm hiểu về phong cảnh vùng núi phía Bắc và hình ảnh Bác Hồ.
  3. Nội dung: HS xem bản nhạc bài hát Tiếng hát giữa rừng Pác Bó, đọc lời ca và nghe một câu chuyện về phong cảnh rừng núi phía Bắc gắn với hình ảnh Bác Hồ.
  4. Sản phẩm học tập: HS phát biểu được cảm nhận về phong cảnh rừng núi phía Bắc, hình ảnh Bác Hồ.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV trình chiếu cho HS xem bản nhạc và đọc lời ca của bài hát Tiếng hát giữa rừng Pác Bó.

- GV giới thiệu cho HS hình ảnh, câu chuyện về phong cảnh rừng núi phía Bắc gắn với hình ảnh Bác Hồ.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì về phong cảnh rừng núi phía Bắc gắn với hình ảnh Bác Hồ.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

- GV dẫn dắt vào bài học: “Trông vời lưng núi, Khuổi Nậm rì rào núi cao tầng mây. Chiều nay tiếng ai đang lượn về trên đèo. Kể rằng Người về đây, nhà in lưng đáNgười về quê ta tấm áo chàm tình thương quê nhà…”. Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ kể rằng, trước khi sáng tác bài hát “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó”, ông chưa từng một lần đặt chân đến đất Cao Bằng, chưa biết đến Pác Bó, nhưng câu chuyện về những năm tháng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ nước ngoài về Cao Bằng để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (năm 1941) thì ông nhớ như in. Bằng những giai điệu âm nhạc tuyệt vời dựa trên nền điệu hát then của người Tày, ca khúc “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó” đã gửi gắm tâm hồn, tình cảm của các dân tộc đến vị Lãnh tụ vĩ đại, làm phong phú thêm bản hợp xướng của hàng triệu triệu trái tim mãi mãi nhớ ơn Người. Để nắm được rõ hơn về tính chất âm nhạc, giai điệu của bài hát Tiếng hát giữa rững Pác Bó, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay - Nghe nhạc: Tiếng hát giữa rừng Pác Bó.

CÁC TÀI LIỆU ÂM NHẠC 11 CHẤT LƯỢNG:

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Nghe nhạc - Tiếng hát giữa rừng Pác Bó

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS cảm nhận được tính chất âm nhạc và chủ đề của bài hát Tiếng hát giữa rừng Pác Bó.
  2. Nội dung: Nghe và cảm nhận bài hát Tiếng hát giữa rừng Pác Bó của nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ.
  3. Sản phẩm học tập: HS trình bày được cảm nhận sau khi nghe bài hát; biết thể hiện cảm xúc, liên tưởng đến các hình ảnh vùng núi phía Bắc và hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh; trình bày được tính chất âm nhạc và nội dung lời ca của bài hát.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mở file âm thanh và hình ảnh bài hát Tiếng hát giữa rừng Pác Bó cho HS nghe.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Bài hát Tiếng hát giữa rừng Pác Bó gợi cho em liên tưởng đến những phong cảnh nào ?

+ Hãy nêu cảm nhận của em về bài hát Tiếng hát giữa rừng Pác Bó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Nghe nhạc - Tiếng hát giữa rừng Pác Bó

- Bài hát Tiếng hát giữa rừng Pác Bó gợi liên tưởng đến những phong cảnh:

+ Hang Pác Bó – một di tích lịch sử gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của vị lãnh tụ kính yêu làm điểm tựa (“núi Khuổi Nậm rì rào núi cao tầng mây”, nơi “Người về quê ta tấm áo chàm tình thương quê nhà…”).

+ Cảnh trí nơi chiến khu xưa thật thơ mộng mà hùng vĩ. Núi rừng ấy đã chở che Bác Hồ và trung ương về lãnh đạo đưa cách mạng đến thành công.

- Cảm nhận về bài hát Tiếng hát giữa rừng Pác Bó: Ca khúc có tính chất trữ tình, thấm đượm chất liệu dân ca vùng núi phía Bắc. Tiếng hát giữa rừng Pác Bó thể hiện tấm lòng kính yêu vô hạn của cả dân tộc Việt Nam với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: HS ghi nhớ được những thông tin về bài hát đã nghe; ghi nhớ tính chất âm nhạc, nội dung của bài hát đã nghe.
  3. Ni dung: Thảo luận nhóm về các thông tin bài hát Tiếng hát giữa rừng Pác Bó.
  4. Sn phm hc tp: HS trình bày chính xác tên bài hát, năm ra đời, tên nhạc sĩ sáng tác; trình bày được tính chất âm nhạc, chủ đề nội dung bài hát.
  5. T chc thc hin:

- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiêm vụ cho HS: Trình bày về bài hát Tiếng hát giữa rừng Pác Bó về tên bài hát, năm ra đời, tên nhạc sĩ sáng tác, tính chất âm nhạc, nội dung lời ca.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

+ Tác giả: Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ sinh năm 1936 tại Nghệ An. Ngoài các ca khúc nổi tiếng như Tiếng hát giữa rừng Pác Bó, Xa khơi, Xuân về trên bản Nhắng, Về mỏ, Xôn xao bến nước..., ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc, đặc biệt cho nhạc cụ dân tộc. Với những cống hiến của mình cho nền âm nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học - nghệ thuật đợt I (2001), Huân chương Lao động hạng nhì; được trao Huy chương Vì sự nghiệp âm nhạc Việt Nam và một số giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Bộ Văn hóa - thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL).

+ Tác phẩm:

  • Hoàn cảnh ra đời: Nhạc sĩ viết ca khúc để kịp dịp kỷ niệm ngày sinh nhật lần thứ 70 của Bác (năm 1959). Khi bài này đưa lên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, chính nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ không ngờ ông Quốc Hương biểu diễn quá hay, hơn cả mong đợi.
  • Nội dung bài hát, tính chất lời ca: Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ đã viết bằng lòng kính yêu và lòng biết ơn vô hạn với Bác Hồ - vị cha già dân tộc, cộng với những thẩm thấu âm nhạc của các dân tộc Tày, Nùng sau nhiều năm tháng sống ở núi rừng Tây Bắc, bài hát vì vậy có âm hưởng rất đẹp, lời ca giàu hình tượng, như một bài thơ.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 11 MỚI:

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: HS nêu được cảm nhận về một bài dân ca miền Trung hoặc một bài dân ca ở địa phương em sinh sống.
  3. Ni dung: Một số bài dân ca miền Trung hoặc bài dân ca địa phương mà HS biết, tìm được.
  4. Sn phm hc tp: HS nêu được cảm nhận về tính chất âm nhạc, nội dung của bài dân ca mà HS đã tìm, nghe được.
  5. T chc thc hin:

- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho HS: Hãy tìm và nghe một bài dân ca miền Trung, qua đó nêu cảm nhận.

- GV gợi ý cho HS tên một số bài dân ca miền Trung Việt Nam phổ biến hoặc lựa chọn một số bài dân ca phổ biến tại vùng, miền mà HS đang sinh sống: Lý mười thương (ca Huế), Lý thương nhau (dân ca Quảng Nam), Hò đối đáp, Hát ví, Dặm.. (dân ca Nghệ Tĩnh), Đi cấy (dân ca Thanh Hóa), Hò hụi, Hò giã gạo (Dân ca Bình Trị Thiên), Lý vọng phu, Lý thiên thai (Dân ca khu 5), ...

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Gợi ý: Đi cấy là một công việc lao động của người nông dân. Họ phải thức khuya dậy sớm để cấy hái cho kịp thời vụ. Tuy vất vả nhưng với bản chất lạc quan, yêu đời, yêu lao động, yêu ca hát, người nông dân đã sáng tác được những điệu múa đẹp, những bài hát hay. Bài hát “Đi cấy”được trích trong Tổ khúc Múa đèn (dân ca Thanh Hóa) là bài hát nhịp nhàng, uyển chuyển được phổ trên câu thơ lục bát.

                                Lên chùa bể một cành sen

                       Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng

                                Ba cô có bạn cùng trăng

                    Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm

                          Cầu cho trong ấm ngoài êm!

- Bài hát “Đi cấy” thể hiện niềm vui của người nông dân Thanh Hóa, sự phấn khởi trong khi lao động, niềm lạc quan, yêu đời bởi người nông dân cảm nhận được niềm vui sau sự lao động vất vả ấy sẽ được đền đáp là những bông lúa trĩu hạt để nuôi dưỡng con người, nên trong khi đi cấy họ vẫn cất cao lời ca tiếng hát và mong muốn có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập.

 

Giáo án âm nhạc 10 kết nối tri thức

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án âm nhạc 10, giáo án âm nhạc 10 kết nối, giáo án âm nhạc 10 sách mới kntt, giáo án sách kết nối 10 âm nhạc

Giáo án lớp 10


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay