Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN (6 tiết)
Sau chủ đề này, HS sẽ:
TUẦN 2: THAM GIA DIỄN ĐÀN
“MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”
TUẦN 2 – TIẾT 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV cho HS xem một số video clip thể hiện lối sống tích cực, tiêu cực.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
- GV dẫn dắt vào hoạt động: Để hiểu rõ hơn về những đặc điểm tính cách, biết cách phát huy điểm mạnh, yếu của bản thân và nhận diện được khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân, chúng ta sẽ cùng đi khám phá những hoạt động trong ngày hôm nay – Khám phá bản thân.
Hoạt động 1: Xác định tính cách của bản thân
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: Xác định một số nét nét tính cách của bản thân trong học tập, công việc, sinh hoạt hằng ngày, giao tiếp, ứng xử với người khác. - GV gợi ý cho HS: Một số từ miêu tả nét nét tính cách của bản thân trong học tập, công việc, sinh hoạt hằng ngày, giao tiếp, ứng xử với người khác: - GV yêu cầu HS: Xác định những tính cách nào là điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Em xác định tính cách của bản thân như thế nào? - GV hướng dẫn HS: Xác định tính cách bản thân có thể dựa vào: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS, các nhóm trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Xác định tính cách của bản thân Để xác định được tính cách của bản thân, chúng ta cần căn cứ vào những hành vi, thói quen, cách ứng xử,…của bản thân trong cuộc sống hằng ngày, căn cứ vào kết quả học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động xã hội của bản thân. Đồng thời, lắng nghe nhận xét của người thân thiết, gần gũi về mình.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc ví dụ SGK tr.15 và trả lời câu hỏi: + Tư duy có ảnh hưởng như thế nào đến cách giao tiếp, ứng xử? + Em hãy nêu thêm ví dụ cho thấy tư duy có ảnh hưởng đến cách giao tiếp, ứng xử. - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu cách điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực. - GV hướng dẫn HS: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS, các nhóm trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 2. Tìm hiểu về điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực - Cách giao tiếp, ứng xử phụ thuộc vào cách chúng ta tư duy, suy nghĩ, nhìn nhận sự việc, đánh giá động cơ, hành động của người khác. Tư duy tích cực thường dẫn đến cách giao tiếp, ứng xử tích cực. - Ví dụ cho thấy tư duy có ảnh hưởng đến cách giao tiếp, ứng xử: + Tư duy tích cực – bị điểm kém vì không học bài và thuộc bài à cách giao tiếp, ứng xử - chân thành nhận lỗi với bố mẹ, hứa cố gắng học tập để cải thiện tình hình học tập. + Tư duy tiêu cực – bạn không cho chép bài trong giờ kiểm tra à không chơi với bạn nữa. - Để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực, chúng ta cần bình tĩnh, không nóng vội; đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu, nhìn nhận, đánh giá sự việc, hiện tượng, động cơ hành động của người khác với ý nghĩa tốt đẹp, thái độ khách quan, khoan dung, cảm thông, không định kiến, không mang tính phán xét.
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu về quan điểm sống
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: + Thế nào là quan điểm sống? + Quan điểm sống của cá nhân sẽ ảnh hưởng, chi phối lối sống, cách hành động, ứng xử của cá nhân đó như thế nào? Cho ví dụ. - GV hướng dẫn HS về quan điểm sống: - GV yêu cầu HS: Nêu một số quan điểm sống của em. - GV hướng dẫn HS tự đọc một số quan điểm sống sau: + Có chí thì nên – Tục ngữ Việt Nam. + Thất bại là mẹ của thành công – Khuyết danh. + Tốt gỗ hơn tốt nước sơn – Tục ngữ Việt Nam. - GV chia HS thành 2 nhóm Ủng hộ và Phản đối để tranh biện về 3 quan điểm sống nêu trên. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS, các nhóm trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 3. Tìm hiểu về quan điểm sống - Quan điểm sống là cách nhìn nhận, cách suy nghĩ, ý kiến về cuộc sống, về mục đích sống, về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống, về lối sống, cách sống. - Quan điểm sống của cá nhân rất quan trọng, nó sẽ định hướng, chi phối lối sống, cách sống, cách hành động, ứng xử của cá nhân đó.
|
Hoạt động 4: Lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân
- GV giao nhiêm vụ cho HS: Lập kế hoạch để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu về tính cách của bản thân.
- GV hướng dẫn HS:
Điểm mạnh của bản thân | Việc cần làm để phát huy | Thời gian thực hiện Từ...đến.... |
Ví dụ: chăm chỉ | - Chăm chỉ học tập. - Chăm chỉ làm việc lớp, việc trường, việc nhà. -...... |
|
Điểm yếu của bản thân | Việc cần làm để hạn chế | Thời gian thực hiện Từ...đến.... |
Ví dụ 1: nhút nhát
Ví dụ 2: hiếu thắng | - Tăng cường giao tiếp với bạn bè và mọi người. - Tham gia nhiều hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. - ......... - Lắng nghe nhu cầu, mong muốn của người khác. - Suy nghĩ, cân nhắc xem nhu cầu, mong muốn của họ có chính đáng không. - Tìm cách dung hòa giữa nhu cầu, mong muốn chính đáng của mình với nhu cầu, mong muốn chính đáng của họ. -........ |
|
+ Rèn luyện tính cách theo kế hoạch đã xây dựng.
+ Chia sẻ kết quả và những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhân xét, chuẩn kiến thức, kết luận: Việc thay đổi những nét tính cách còn hạn chế của bản thân không phải là điều dễ dàng và thay đổi được ngay mà đòi hỏi phải có thời gian. Tuy nhiên, nếu chúng ta quyết tâm, kiên trì rèn hằng ngày và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người thân thì sẽ thành công.
Hoạt động 5. Điều chỉnh tư duy của bản thân theo hưởng tích cực
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Đề xuất cách ứng xử thể hiện tư duy tích cực trong tình huống:
+ Tình huống 1: Tùng không đến dự sinh nhật Tuấn như đã hẹn.
+ Tình huống 2: Bố mẹ không đồng ý cho Mai đi chơi xa với bạn khác giới.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
+ Tình huống 1: Tuấn nên nghĩ là Tùng có việc bất khả kháng nên mới không đến dự sinh nhật của mình được. Tuấn sẽ không giận hay trách bạn mà khi gặp bạn sẽ hỏi thăm xem Tùng gặp phải chuyện gì.
+ Tình huống 2: Mai nên nghĩ là do bố mẹ lo lắng cho sự an toàn của mình. Vì vậy, Mai có thể giải thích cho yên tâm hoặc vui vẻ nghe lời bố mẹ ở nhà, không đi chơi nữa.
- GV yêu cầu HS tự liên hệ: Trong tuần, tháng vừa rồi em có tư duy, suy nghĩ tiêu cực về hành vi, việc làm của ai đó như thế nào? Hãy kể 1-2 suy nghĩ tiêu cực em từng có?
- GV yêu cầu HS tự điều chỉnh lại tư duy, suy nghĩ tiêu cực của bản thân mà các em vừa chia sẻ theo mẫu sau:
Hành vi, việc làm | Tư duy, suy nghĩ tiêu cực đã có | Tư duy, suy nghĩ tích cực sau khi điều chỉnh |
1 |
|
|
2 |
|
|
3 |
|
|
- GV nhận xét và kết luận: Điều chỉnh suy nghĩ (tư duy) theo hướng tích cực là rất cần thiết giúp chúng ta hạn chế cảm xúc tiêu cực; có hành động, ứng xử phù hợp; không làm tổn thương người khác và gây hại cho sức khỏe, học tập và công việc của bản thân.
Hoạt động 6: Rèn luyện tính cách và tư duy tích cực trong cuộc sống hằng ngày
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Rèn luyện tính cách và điều chỉnh tư duy của bản thân theo hướng tích cực và chia sẻ kết quả, khó khăn trong quá trình thực hiện.
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện:
+ Rèn luyện theo kế hoạch đã xây dựng để thay đổi, khắc phục những nét tính cách còn hạn chế của bản thân.
+ Rèn luyện cách suy nghĩ (tư duy) của bản thân theo hương tích cực trong cuộc sống hằng ngày.
+ Kiên trì rèn luyện hằng ngày và nhờ bạn bè, người thân hỗ trợ khi gặp khó khăn.
+ Ghi lại kết quả em đã đạt được, những khó khăn em đã gặp phải trong quá trình em rèn luyện và những biện pháp em đã làm để vượt qua khó khăn.
- HS tiếp nhận, thực hiện.
- GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 7: Thể hiện quan điểm sống của bản thân
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
+ Nêu quan điểm của em về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay và liên hệ bản thân.
+ Chia sẻ quan điểm sống của em với bạn bè và những người xung quanh.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, đánh giá.
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) | - Vấn đáp. - Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành. | - Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập. |
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác