Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
KHỞI ĐỘNG
CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC TẾ BÀO
BÀI 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Quan sát Hình 7.1 SGK trang 44, đọc thông tin mục I và trả lời câu hỏi:
Nêu các đặc điểm chung của tế bào nhân sơ. Vì sao tế bào này được gọi là tế bào nhân sơ?
Đặc điểm của tế bào nhân sơ
Hình dạng:
Phổ biến nhất là hình cầu, hình que, hình xoắn.
Kích thước:
Rất nhỏ, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. Tế bào nhân sơ điển hình có kích thước dao động từ 1 µm đến 5 µm, bằng khoảng 1/10 tế bào nhân thực.
Đặc điểm sinh trưởng:
Kích thước nhỏ đem lại ưu thế cho tế bào nhân sơ: Tỉ lệ S/V lớn dẫn đến tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh, nhờ đó tốc độ chuyển hóa vật chất, năng lượng và sinh sản nhanh nên chúng là loại sinh vật thích nghi nhất trên Trái Đất.
Cấu tạo tế bào:
Tế bào nhân sơ có nhân chưa hoàn chỉnh, chưa có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất, chưa có hệ thống nội màng, chưa có các bào quan có màng bao bọc và bộ khung xương tế bào.
Tế bào này được gọi là tế bào nhân sơ vì tế bào chưa có màng nhân bao bọc vật chất di truyền. Vật chất di truyền cũng chỉ đơn giản là một phần từ DNA trần, không liên kết với histron.
Hoạt động cặp đôi
Thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:
Loại vi khuẩn A có kích thước trung bình là 1 µm, loại vi khuẩn B có kích thước trung bình là 5 µm. Theo lí thuyết, loại nào sẽ có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn? Giải thích.
Vận dụng nguyên lí kích thước nhỏ thì tỉ lệ S/ V lớn dẫn đến tốc độ trao đổi chất nhanh, nhờ có tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng nhanh
Loại vi khuẩn A có tốc tốc độ sinh trưởng nhanh hơn.
Hầu hết là các tế bào nhân sơ đều là những sinh vật đơn bào. Đa số chúng là vi khuẩn và Archaea.
Chia lớp thành 5 nhóm, đọc thông tin mục II trang 45, 46, thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ:
Lông | Roi | |
Giống | Cấu trúc: Lông và roi là những cấu trúc dạng sợi dài, nhô ra khỏi màng và thành tế bào. | |
Khác | § Lông ngắn và có số lượng ít hơn roi § Chức năng: giúp tế bào bám dính vào vật chủ hoặc giúp tế bào tiếp hợp với nhau | § Số lượng nhiều hơn § Chức năng: là cơ quan vận động của tế bào |
Thành tế bào cấu tạo từ hợp chất peptidoglycan có tác dụng giúp ổn định hình dạng và bảo vệ tế bào.
Màng cấu tạo được cấu tạo bởi hai thành phần chủ yếu là lớp kép phos-pholipid và protein. Màng tế bào có chức năng trao đổi chất có chọn lọc, chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào; phân chia tế bào.
Tế bào chất gồm có bào tương chứa nước, các hạt dự trữ, các chất vô cơ và hữu cơ, nhiều ribosome (tổng hợp protein) và một số phân tử DNA mạch vòng, kép kích thước nhỏ gọi là plasmid (được sử dụng là vecto chuyển gene trong kĩ thuật chuyển gene).
Chức năng của tế bào chất là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
Em có biết:
Các loại thuốc kháng sinh có tác động ngăn cản quá trình tổng hợp thành tế bào, ức chế enzyme hay tác động vào ribosome để ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn.
Vi khuẩn có thể kháng lại thuốc kháng sinh bằng nhiều cách khác nhau : bơm thuốc ra khỏi tế bào, giảm độ thẩm thấu của thuốc vào trong tế bào, biến đổi phân tử đích của thuốc,….
Câu hỏi mở rộng
Về nhà tìm hiểu
Nếu dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ở người thì nên chọn loại thuốc có cơ chế tác động vào bộ phận nào của tế bào vi khuẩn để ít gây ảnh hưởng đến tế bào người nhất. Vì sao?
TỔNG KẾT
LUYỆN TẬP
Câu 1 (SGK - tr47)
Hoàn thành bảng cấu trúc và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ theo mẫu sau:
Thành phần | Cấu trúc | Chức năng |
Thành tế bào | ? | ? |
? | ? | ? |
Thành phần | Cấu trúc | Chức năng |
Thành tế bào | cấu tạo từ hợp chất peptidoglycan | Giúp ổn định hình dạng và bảo vệ tế bào. |
Màng tế bào | cấu tạo bởi hai thành phần chủ yếu là lớp kép phos-pholipid và protein. | Trao đổi chất có chọn lọc, chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào; phân chia tế bào. |
Tế bào chất | Gồm có bào tương chứa nước, các hạt dự trữ, các chất vô cơ và hữu cơ, nhiều ribosome (tổng hợp protein) và một số phân tử DNA mạch vòng, kép kích thước nhỏ gọi là plasmid (được sử dụng là vecto chuyển gene trong kĩ thuật chuyển gene). | Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
|
Vùng nhân | - Vùng nhân gồm một phần tử DNA mạch vòng, kép, kích thước lớn hơn plasmid. | Là vật chất di truyền của vi khuẩn.
|
Câu 1. Tế bào lục lạp có kích thước:
Câu 2. So với tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ:
Câu 3. Cấu tạo từ bó sợi protein, là cơ quan vận động của tế bào là thành phần:
Câu 4. Nơi diễn ra các phản ứng hóa sinh, đảm bảo duy trì các hoạt động sống của tế bào là:
VẬN DỤNG
Câu 2 (SGK tr.47): Đặc điểm cấu trúc nào của tế bào vi khuẩn được ứng dụng trong kĩ thuật di truyền để biến nạp gene mong muốn từ tế bào này sang tế bào khác?
=> Plasmid được ứng dụng trong kĩ thuật di truyền để biến nạp gene mong muốn từ tế bào này sang tế bào khác.
Câu 3: Dựa vào thành phần nào người ta có thể phân biệt được 2 nhóm vi khuẩn GR- và GR+ ? Điều này có ý nghĩa gì đối với y học?
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác