Giáo án Powerpoint giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (cả năm)

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint giáo dục kinh tế và pháp luật 10 sách cánh diều. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn giáo dục kinh tế và pháp luật 10 sách cánh diều của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Powerpoint giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (cả năm)
Giáo án Powerpoint giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (cả năm)
Giáo án Powerpoint giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (cả năm)
Giáo án Powerpoint giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (cả năm)
Giáo án Powerpoint giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (cả năm)
Giáo án Powerpoint giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (cả năm)
Giáo án Powerpoint giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (cả năm)
Giáo án Powerpoint giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (cả năm)
Giáo án Powerpoint giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (cả năm)
Giáo án Powerpoint giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (cả năm)
Giáo án Powerpoint giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (cả năm)
Giáo án Powerpoint giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (cả năm)

Xem video về mẫu Giáo án Powerpoint giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (cả năm)

KHỞI ĐỘNG

  • Hãy xác định tên các cơ quan, tổ chức và chia sẻ hiểu biết của em về các cơ quan, tổ chức sau:
  • Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  • Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Bài 11: CÔNG DÂN VỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Cấu trúc của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  2. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  3. Thực hiện nghĩa vụ công dân trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam.
  4. Cấu trúc của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  5. Các thành tố của hệ thống chính trị ở Việt Nam

Hệ thống chính trị là gì?

Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức được liên kết với nhau trong một hệ thống cấu trúc, chức năng với các cơ chế vận hành và mối quan hệ giữa chúng nhằm thực thi quyền lực chính trị.

  1. Các thành tố của hệ thống chính trị ở Việt Nam

HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát bảng SGK tr.67 và thực hiện nhiệm vụ sau:

Hãy lựa chọn các cơ quan, tổ chức trong bảng trên để vẽ sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam.

Hãy trình bày những hiểu biết của em về các tổ chức trong sơ đồ hệ thống chính trị ở Việt Nam. 

CÁC GIÁO ÁN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10 CÁNH DIỀU KHÁC:

- Sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam:

Hệ thống chính trị Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam

MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội

+ Các tổ chức xã hội nghề nghiệp

+ Các tổ chức phi chính phủ

+ Các hội nghề nghiệp

+ Các tổ chức tôn giáo

Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam: là đảng cầm quyền và là chính đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp.

Đảng là đại diện của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam

Các tổ chức xã hội nghề nghiệp: là tổ chức xã hội tập hợp những cá nhân, tổ chức cùng thực hiện các hoạt động nghề nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên.

Các tổ chức phi chính phủ: là một tổ chức không thuộc về bất cứ chính phủ nào, tuy nhiên sống nhờ chính phủ nào thì ủng hộ chính phủ đó. Bao gồm các tổ chức Phi chính phủ quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam và hàng trăm tổ chức Phi chính phủ Việt Nam.

CÁC TÀI LIỆU GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 CHẤT LƯỢNG:

Các tổ chức tôn giáo: là tổ chức tôn giáo có đăng kí, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng chính quyền các cấp xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, xây dựng nông thôn mới,...

  • HS đọc thông tin 1- 4 trong mục 1b và trả lời câu hỏi:
  • Nêu đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam.
  • Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam.
  1. Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam

- Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam:

  • Do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

- Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam:

  • Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam gồm 3 bộ phận:
  • Mục tiêu chung: đấu tranh giữ vững độc lập dân tộc và đi lên CNXH; xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam:

  • Hệ thống chính trị ở VN gồm nhiều tổ chức có tính chất, vai trò, chức năng khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành một thể thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.
  • Tất cả các các tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều hướng tới bảo đảm và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.
  1. Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam

- Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị Việt Nam:

Là hạt nhân của hệ thống chính trị, thực hiện chức năng lãnh đạo thông qua Nhà nước và các đoàn thể quần chúng.

Là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 11 MỚI:

  1. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • HS đọc mục 2 SGK tr.69 và trả lời câu hỏi:
  • Ở Việt Nam, quyền lực Nhà nước thuộc về ai?
  • Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nào?

- Ở Việt Nam, quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân làm chủ.

- Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc:

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Các tổ chức của Đảng và đảng viên ĐCSVN, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội đều được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

Đảm bảo nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.

- Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc:

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Các tổ chức của Đảng và đảng viên ĐCSVN, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội đều được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

Đảm bảo nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.

  1. Thực hiện nghĩa vụ công dân trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

  • Nhận xét về suy nghĩ và hành động của bạn S? Em sẽ góp ý với bạn S như thế nào để bạn S thấy trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn trong trường học?
  • Em học được điều gì từ những hành động của bạn A?

- Suy nghĩ và hành động của bạn S:

  • Không tích cực, tự giác tham gia góp ý cho báo cáo của Đoàn trường.
  • Có ý nghĩ sai lệch, không có trách nhiệm vì cho rằng đây là việc Ban chấp hành chi đoàn và đã có nhiều bạn khác phát biểu.

- Cách góp ý:

  • Đưa ra các ý kiến cho Đại hội Đoàn trường là trách nhiệm không chỉ của riêng BCH Chi đoàn mà còn là của tất cả các thành viên trong chi đoàn.
  • Việc đưa ra ý kiến đóng góp vào báo cáo còn là quyền lợi của mỗi học sinh.
  • Hành động của bạn A: Tích cực tham gia vào các chương trình hoạt động do Đoàn thanh niên phát động.

ðBạn A là người có trách nhiệm, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của HS, nhiệt tình tham gia các hoạt động của Đoàn.

LUYỆN TẬP

  1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
  2. Toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam.
  3. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một tổ chức trong hệ thống chính trị có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng riêng.
  4. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Nhà nước là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân.
  5. Tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều hướng tới đảm bảo và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.
  6. Công dân Việt Nam thể hiện tâm tư, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong Hệ thống chính trị.
  7. Em hãy xử lí tình huống sau:

Lợi dụng việc nhiều người dân thích theo dõi các trang mạng xã hội như F, Y,.. Các thế lực thù địch sử dụng tính năng quảng cáo để thực hiện hoạt động quảng cáo chính trị, phát tán nội dung xuyên tạc sai sự thật, chống phá Đảng, Nhà nước. K vô tình phát hiện M có vào các trang mạng đó để theo dõi, thậm chí còn ấn nút “thích” ở một số nội dung.

  1. Em có nhận xét như thế nào về hành vi của M?
  2. Nếu là K, em sẽ làm gì để anh M từ bỏ các hành vi đó?

LUYỆN TẬP

  1. Em hãy xử lí tình huống sau:
  2. Hành vi sai trái vì đã đồng tình với những lời nói xuyên tạc, hành động chống phá Đảng và Nhà nước.
  3. Nếu là K em sẽ:

- Giải thích cho bạn đây là hành vi sai trái, đáng lên án và phê phán.

- M cần gỡ ngay nút thích trên một nội dung đó và hủy bỏ theo dõi các trang mạng đó.

VẬN DỤNG

  1. Em hãy viết bài tuyên truyền về vị trí, vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị Việt Nam.
  2. Em hãy xây dựng kế hoạch và tổ chức tọa đàm về hoạt động của Đoàn thanh niên trong phong trào đóng góp xây dựng quê hương.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Hoàn thành bài tập phần vận dụng.
  • Ôn lại nội dung kiến thức bài học.
  • Học và chuẩn bị bài 12 – Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Giáo án Powerpoint giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (cả năm)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Giáo án lớp 10


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay