Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP: CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Chiến thắng Mtao Mxây mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chiến thắng Mtao Mxây.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chiến thắng Mtao Mxây.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
- Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Em hãy nêu tên một truyện kể hoặc một bộ phim có nhân vật chính là vị thần. Theo em, điều gì làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm đó?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các văn bản liên quan đến các vị thần.
Hoạt động 1: Đọc văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||
NV1: Tổng quan về văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản và bố cục của văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc lại kiến thức, chuẩn bị trình bày trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận: + Nhóm 1+2: Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây + Nhóm 3+4: Cảnh Đăm Săn cùng tôi tớ ra về sau chiến thắng Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. NV3: Tổng kết Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tổng kết về nội dung và nghệ thuật của văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
| I. Kiến thức chung về văn bản 1. Sử thi Đăm Săn (Bài ca chàng Đăm Săn – Klei khan Đăm Săn) - Là bộ sử thi anh hùng của người Ê-đê, dài 2077 câu, gồm 7 chương. - Thể hiện đậm nét truyền thống lịch sử, văn hóa của đồng bào Tây Nguyên. 2. Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây - Thuộc chương IV của sử thi Đăm Săn. - Đoạn trích kể chuyện tù trưởng Mtao Mxây lừa lúc Đăm Săn cùng dân làng đi vắng đã kéo người tới cướp phá buôn làng của chàng và bắt Hơ Nhị về làm vợ. Đăm Săn đánh Mtao Mxây để cứu vợ về. - Bố cục: 3 phần: + Trận đánh giữa Đăm Săn và Mtao Mxây + Cảnh Đăm Săm cùng tôi tớ ra về sau chiến thắng + Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây - Đăm Săn khiêu chiến: + Thách đấu: Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta + Đe dọa: Ta sẽ lấy cái sàn hiên nhà ngươi ta bổi đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang nhà ngươi ta chẻ ra + Sử dụng cách nói khinh miệt, coi thường: § đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là § đến con trâu của nhà ngươi trong chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là - Mtao Mxây đáp lại: run sợ, sợ Đăm Săn đâm lén, tần ngần, do dự, mỗi bước mỗi đắn do. - Diễn biến cuộc chiến:
è Cuộc giao chiến cho thấy: + Bản lĩnh, tài năng của Đăm Săn + Sư kém cỏi, huênh hoang của Mtao Mxây - Sự giúp đỡ của Hơ Nhị và ông Trời à biểu tượng cho sự tiếp sức, ủng hộ của cộng đồng đối với người anh hùng của mình. 2. Cảnh Đăm Săn cùng tôi tớ ra về sau chiến thắng - Đăm Săn đến từng nhà kêu gọi tôi tớ của Mtao Mxây đi theo mình. Số lần gọi: 3 lần (số 3 đại diện cho số nhiều, không tính xuể). - Ba lần đối đáp: + Lần 1: Đăm Săn gõ vào 1 nhà. + Lần 2: Đăm Săn gõ vào tất cả các nhà. + Lần 3: Đăm Săn gõ vào mỗi nhà trong làng. à Cả 3 lần, dân làng đều ủng hộ, đi theo Đăm Săn. Mỗi người ra về đông và vui như đi hội. è Ý nghĩa: + Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng sử thi với quyền lợi, khát vọng của cộng đồng. + Thể hiện sự yêu mến, tuân phục của tập thể cộng đồng với cá nhân anh hùng. 3. Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng - Đăm Săn vui, vừa ra lệnh vừa mời mọc: “Hỡi anh em trong nhà! Xin mời tất cả mọi người đến với...” - Quang cảnh: đông nghịt khách, tôi tớ chật ních cả ngà. - Hình ảnh Đăm Săn: + Miêu tả hình dáng: tóc, ngực, tai, mắt, bắp đùi. + Miêu tả vẻ đẹp sức mạnh: như voi đực, hơi thở ầm ầm như sấm. + Miêu tả ăn uống: ăn không biết no, uống không biết say, trò chuyện không biết chán. + Uy danh: tiếng tăm lừng lẫy. à Vẻ đẹp của Đăm Săn được kết tinh từ sức mạnh, vẻ đẹp và phẩm chất của cộng đồng Ê-đê. * Nghệ thuật: - Trường đoạn dài, câu cảm thán, hô ngữ, kiểu so sánh trùng điệp, liệt kê sự vui sướng, tấp nập, giàu có. à Niềm vui, tự hào của cộng đồng được thể hiện qua nhân vật tôi tớ và qua ngôn ngữ kể chuyện. à Kể về chiến tranh mà lòng vẫn hướng về cuộc sống thịnh vượng, no đủ, giàu có, đoàn kết è Khát vọng của cộng đồng gửi gắm vào người anh hùng. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Ngôn ngữ phù hợp với thể loại sử thi. - Sử dụng hiệu quả lối miêu tả song hành, thủ pháp so sánh trùng điệp, phóng đại, đối lập, tăng tiến,… 2. Nội dung – Ý Nghĩa - Ý nghĩa: Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn – người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của cộng đồng, xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi. |
- GV phát đề cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1. Trong đoạn kể và tả cảnh giao chiến giữa hai tù trưởng, tác giả sử thi đã sử dụng phép so sánh. Hãy liệt kê và phân tích những câu nói và những hành động, cử chỉ của từng tù trưởng và của chính tác giả sử thi nhằm : a) Thấy rõ sự hơn, kém giữa hai tù trưởng về các mặt: tài năng, phẩm chất (vói Mtao Mxây, cần lưu ý thêm sự miêu tả vẻ ngoài của hắn). b) Thấy rõ tình cảm, thái độ của tác giả dân gian đối với mỗi tù trưởng. Câu 2. Phần cuối đoạn trích có miêu tả Đăm Săn trong bữa tiệc mừng chiến thắng. Anh/chị hãy cho biết ý kiến của mình về hai nhận định sau: a) “[…] Cách miêu tả nhân vật đã thể hiện quan niệm lí tưởng về vẻ đẹp của ngưòi đàn ông của nhân dân Ê-đê”. b) “Sử thi Đăm Săn là câu chuyện thơ về cuộc đòi của ngưòi dũng sĩ và những chiến công của chàng. Những người diễn xướng không chỉ ca ngợi thủ lĩnh của bộ lạc là Đăm Săn mà cất lòi ca ngọi tất cả những người’của cộng đồng – tất cả người làng”. (Nhi-cu-lin, Trường ca dân tộc Tây Nguyên, bản dịch của Viện Văn học) Câu 3. Vì vợ là Hơ Nhị bị Mtao Mxây bắt cóc nên Đăm Săn tìm đánh hắn để đòi lại nàng. Thế nhưng sau khi đã giết được kẻ thù thì “Đăm Săn không nhớ gì đến vợ nữa. Bây giờ cái chính đối với chàng là chiến lợi phẩm – của cải thu được và nô lệ” (Nhi-cu-lin). Anh (chị) hãy lựa chọn câu trả lời đúng trong hai phương án sau và lí giải sự lựa chọn của mình. A – Cuối cùng Đăm Săn đã hành động trái vói động cơ, mục đích mà chàng nói ra trước đó. B – Hành động của Đăm Săn không hề mâu thuẫn, mà trái lại vẫn thống nhất vói những lòi nói ra trước đó. Câu 4. Kết thúc đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây có đoạn : Cả miền Ê-đê Ê-ga ca ngợi Đăm Săn là một dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không lùi bước. Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một. tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre, chàng Đăm Săn hiện ra là một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy. Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả nhân vật? Hãy phân tích giá trị miêu tả và biểu cảm của các biện pháp đó. |
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Sau đó GV chữa bài.
Gợi ý đáp án:
Câu 1. Phép So sánh (so sánh tưong phản) được dùng nhằm làm nổi bật những tài năng, phẩm chất hơn hẳn kẻ thù của Đăm Săn. Việc so sánh được thể hiện lần lượt qua các chặng trong diễn biến của cuộc đấu tay đội giữa hai tù trưởng :
- Đăm Săn khiêu chiến và thái độ ngạo nghễ của Mtao Mxây.
- Hiệp 1:
- Hiệp 2:
- Hiệp 3:
- Kết thúc: Đăm Săn kết thúc số phận kẻ thù và cuộc đấu chấm dứt.
Có thể nhận thấy rằng đoạn kể này sử dụng hai loại lời: lời đối thoại giữa hai nhân vật và lời kể của nghệ nhân: Lời đối thoại giữa hai nhân vật là nơi nghệ nhân bộc lộ gián tiếp tình cảm, thái độ của mình đối vói mỗi nhân vật, nhưng đồng thờii là nơi mỗi nhân vật bộc lộ trực tiếp con người mình. Còn lời kể của nghệ nhân hoàn toàn chỉ là nơi nghệ nhân bộc lộ trực tiếp tình cảm, thái độ đối với nhân vật.
Vì thế, HS cần tách riêng từng loại lời khi liệt kê và phân tích. Mỗi loại lời sẽ có chức nằng riêng (do vậy có ỹ nghĩa riêng, giá trị riêng) trong việc thể hiện sự hơn, kém của mỗi bên giao đấu cũng như trong việc nói lên thái độ, tình cảm của người kể đối với nhân vật. Ví dụ :
Ở đây, ta vừa “đọc” được nhân cách kém cỏi của Mtao Mxây và đối lập lại là phong thái đàng hoàng, tính cách trung thực của Đăm Săn, vừa “đọc” được thái độ, tình cảm của ngưòi kể đối với mỗi nhân vật.
Đoạn lời thoại này cho ta hiểu vì sao sau đó Mtao Mxây cứ muốn “nhường” đối thủ múa khiên trước.
Anh (chị) có thể theo gọi ý trên để tiếp tục liệt kê và phân tích những dẫn chứng rút ra từ văn bản.
Lưu ý:
– Diễn xướng sử thi Tây Nguyên là một lối kể chuyện bằng một vở diễn độc đáo cho đến nay mới chỉ thấy có ở Tây Nguyên : vở diễn dành cho “một sân khấu một diễn viên” (Nhi-cu-lin). Bởi vậy ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật nhịều khi cũng là hành động của họ. Lí luận văn học gọi đây là tính hành động của ngôn ngữ kịch.
– Trong văn bản khan, lòi kể của nghệ nhân không chỉ có chức năng dẫn truyện (như trong văn bản kịch hiện đại) mà còn có chức năng bộc lộ thái độ của ngưòi kể và chức năng giao lưu giữa ngưòi kể với người nghe bỏi khan là một hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian, qua đó ngưòi kể và người nghe cùng tìm đến sự nhất trí trong cách đánh giá, nhìn nhận các nhân vật.
Chính do đặc điểm này mà việc phân tích lời kể của nghệ nhân giúp ta hiểu được thái độ và tình cảm của toàn thể cộng đồng Ê-đê đối vói những gì được văn bản khan thuật lại.
Câu 2. a) Nhận định thứ nhất muốn nhấn mạnh quan niệm thẩm mĩ của tập thể bộ lạc Ê-đê thòi đại Đăm Săn về “một người đàn ông đẹp” :
- Đó là một ngưòi đàn ông đẹp về hình thể, sức vóc.
- Đó còn là một người đàn ông có đủ mọi phẩm chất mà toàn thể tộc người đang mơ ước có được (cao thượng, dũng cảm, ngoan cường, lao động và chiến đấu đều phải giỏi, hết mình vì sự thịnh vượng, giàu có, hùng mạnh của bộ lạc).
- Cao hơn nữa, một người đàn ông đẹp là phải có sự thống nhất, sự trùng khít giữa sự tự đánh giá với sự đánh giá của cộng đồng về anh ta ; danh tiếng của anh ta là danh tiếng của cộng đồng.
HS có thể tìm trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây những dẫn chứng sinh động cho một quan niệm về vẻ đẹp hoàn chỉnh, hoàn mĩ của người đàn ông Ê-đê được biểu hiện ở Đăm Săn – người tù trưởng anh hùng và phân tích để thấy đó vừa là vẻ đẹp cần có ở mỗi ngưòi đàn ông, vừa là vẻ đẹp cần có ở mọi người đàn ông nói chung trong xã hội thờii Đăm Săn.
Dựa vào gợi ý trên, anh (chị) hãy đọc kĩ đoạn trích trong SGK, tìm ra những câu, những đoạn, những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nói lên được những khía cạnh mà lời gợi ý đưa ra. Điều quan trọng là để có thể phát biểu ý kiến riêng của mình (tán thành hay không tán thành, hay thấy còn phải bổ sung thêm khía cạnh mói của vấn đề,…), anh (chị) cần phải có lập luận, chứng minh cụ thể, tuyệt đối tránh lối trả lời chung chung, hời hợt.
Câu 3. B là phương án đúng.
Ở đây không hề có mâu thuẫn. Đây là điểm đặc trưng cho kiểu nhân vật anh hùng sử thi: mọi hành động của nhân vật có vẻ ngoài như là chỉ xuất phát từ mục đích cá nhân, nhưng thực chất .sâu xa bên trong lại hoàn toàn phù họp vói khát vọng/nhu cầu, tính cách của toàn thể cộng đồng.
Dựa vào gợi ý trên, anh (chị) cần phân tích sao cho nổi bật được sự thống nhất giữa động cơ ban đầu “thúc ép” Đăm Săn đi đánh Mtao Mxây vói cái động cơ khiến cho khi đã chiến thắng kẻ thù rồi, chàng lại “quay ra” chỉ biết say sưa vói bao của cải và nô lệ vừa giành được, với viễn tưởng về oai danh lừng lẫy của mình và về sự hùng mạnh của bộ lạc, “dường như” quên hẳn động cơ ban đầu.
Lí giải được điều này có nghĩa là anh (chị) đã hiểu sâu sắc bản chất của hình tượng anh hùng sử thi và điều gì đã tạo nên vẻ đẹp một đi không trở lại mà đời sau “không thể bắt chước” (Mác) của kiểu hình tượng anh hùng đó.
Câu 4. Các biện pháp nghệ thuật sau đã được sử dụng: so sánh, phóng đại, so sánh trùng điệp, liên tiếp nhiều vế, từ mô tả từng phần đến mô tả bằng một nhận xét bao trùm, khái quát (với một từ rất Ê-đê có giá trị khái quát cao).
Anh (chị) cần thực hiện hai yêu cầu:
- Thống kê và phân loại các biện pháp nghệ thuật (với dẫn chứng cụ thể) đã được sử dụng.
- Phân tích giá trị của từng biện pháp đó trong việc mô tả hình tượng ngưòi anh hùng sử thi vừa chân thực vừa có phần hư cấu hết sức độc đáo; phân tích giá trị của những biện pháp đó trong việc bộc lộ tình cảm của nghệ nhân kể khạn (qua đó, của toàn thể nhân dân) đối vói nhân vật anh hùng sử thi.
- NV2: GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS làm việc theo cặp để hoàn thành BT.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1. Anh/chị hãy cho biết Đăm Săn là sử thi anh hùng của dân tộc nào? Nội dung của sử thi Đăm Săn kể về chiến công của ai? Những chiến công chính của người anh hùng đó là gì? Câu 2. Nội dung đoạn trích kể về cuộc chiến giữa Đăm Săn với Mtao - Mxây. Hãy cho biết Mtao - Mxây là ai? Vì sao Mtao - Mxây lại bị thất bại? Câu 3. Nêu các tình tiết và lời nói của nhân vật trong đoạn trích chứng tỏ cuộc chiến đấu của Đăm Săn tuy có mục đích riêng (giành lại vợ) nhưng lại có ý nghĩa và tầm quan trọng đối với lợi ích của toàn thể cộng đồng. Câu 4. Đoạn trích gồm nhiều tình tiết kế tiếp nhau. Nội dung của mỗi tình tiết là sự kiện và hành động của nhân vật. Hãy tìm các tình tiết đó và sắp xếp theo trình tự trước sau của truyện kể. Câu 5. Qua đoạn trích, em hiểu thế nào về ý nghĩa của đề tài chiến tranh và chiến công của nhân vật anh hùng? Hãy tóm tắt một số đặc điểm của sử thi anh hùng. |
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Sau đó, GV chữa bài.
Gợi ý đáp án:
Câu 1. Bài làm dựa trên những ý cơ bản sau:
- Đăm Săn là sử thi anh hùng của dân tộc Tây Nguyên
- Nội dung kể về chiến công của người anh hùng Đăm Săn, một tù trưởng hùng mạnh.
- Chiến công chính của chàng là dám chống lại cả tục "nối dây", chặt cả cây thần smuk, chiến thắng các tù trưởng thù địch, làm cho buôn làng ngày càng trở nên giàu mạnh. Cuối cùng, chàng đã chết trong rừng Sáp Đen vì đi cầu hôn Nữ thần Mặt Trời, thể hiện khát vọng phóng túng của một tù trưởng anh hùng. Đăm Săn chết nhưng đã có cháu của chàng nối tiếp con đường của cậu mình.
Câu 2. Mtao - Mxây cũng là một tù trưởng giàu mạnh , cho nên y mới dám tới cướp vợ của Đăm Săn. Nhưng trong cuộc chiến với tù trưởng Đăm Săn, y đã thất bại vì không có sức mạnh và trí thông minh như Đăm Săn, y cũng không được Ông Trời ủng hộ (Theo quan niệm thời xưa của người Ê đê : người anh hùng luôn được Trời giúp đỡ).
Câu 3. Các tình tiết và lời nói để chứng minh:
- Trong cuộc chiến đấu đó, Đăm Săn được sự ủng hộ của Ông Trời : "Vậy thì cháu hãy lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được".
- Đăm Săn là người biết đoàn kết hai bộ tộc, không phải chiến đấu vì sự thù hằn hay vì mục đích cá nhân đơn thuần. Sau chiến thắng, chàng đã thuyết phục được tôi tớ của Mtao - Mxây đi theo chàng: "...Hỡi anh em trong nhà, hỡi bà con trong làng, xin mời tất cả đến với ta!".
- Đăm Săn được sự phục tùng của tôi tớ Mtao - Mxây : "Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Các ngươi có đi với ta không?" . Dân làng : "Không đi sao được! Tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai?".
Đăm Săn mở tiệc linh đình để cúng tế thần linh và thết đãi cả làng,..
Câu 4. Các tình tiết được sắp xếp theo trật tự gồm:
- Đăm Săn gọi Mtao - Mxây xuống giao chiến
- Hiệp đấu thứ nhất, Mtao - Mxây không đâm trúng Đăm Săn.
- Hiệp đấu thứ hai, Đăm Săn chiến thắng, cắt đầu Mtao - Mxây.
- Tôi tớ của Mtao - Mxây đi theo Đăm Săn, Đăm Săn dẫn họ về làng và mở tiệc ăn mừng.
Câu 5. Đoạn trích cho thấy đề tài chiến tranh có ý nghĩa rất lớn đối với lịch sử văn học nhân loại vì đây là một trong những vấn đề mà nhân loại luôn phải đối mặt : chiến tranh hay hòa bình?
Trong các cuộc chiến tranh, chiến công của người anh hùng luôn đóng vai trò quyết định số phận của dân chung cũng như quyết định bước đi của lịch sử.
Sử thi anh hùng hay còn gọi là anh hùng ca là thể loại văn học luôn phản ánh đề tài lịch sử, trong đó phản ánh và ngợi ca chiến công của nhân vật anh hùng. Khung cảnh trong sử thi luôn hoành tráng . Chân dung người anh hùng luôn có vẻ rực rỡ nhờ biện pháp phóng đại, thái độ tôn vinh của người kể chuyện cũng như các nhân vật phụ trong tác phẩm.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác