Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP: TRUYỆN KỂ VỀ CÁC VỊ THẦN SÁNG TẠO THẾ GIỚI
Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Truyện kể về các vị thần sáng tạo thế giới mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Truyện kể về các vị thần sáng tạo thế giới.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Truyện kể về các vị thần sáng tạo thế giới.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
- Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Em hãy nêu tên một truyện kể hoặc một bộ phim có nhân vật chính là vị thần. Theo em, điều gì làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm đó?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập một văn bản liên quan đến các vị thần.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tổng quan về văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nêu thể loại, nhân vật, không gian, thời gian của văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận: + Nhóm 1: Nêu hình dáng và tính khí của thần Trụ Trời. + Nhóm 2: Nêu hình dáng và tính khí của thần Sét và thần Gió + Nhóm 3: Thái độ của con người với các vị thần. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. NV3: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tổng kết về nghệ thuật và nội dung của văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung về văn bản 1. Vài nét về chùm văn bản - Thể loại: thần thoại (suy nguyên): kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài. - Nhân vật: thần Trụ Trời, thần Sét, thần Gió. - Không gian: vũ trụ. - Thời gian: + Truyện Thần Trụ Trời: hỗn mang. + Truyện Thần Sét, Thần Gió: phiếm chỉ. 2. Giải nghĩa một số từ khó - Hỗn độn - Cầy cục - Núi Thạch Môn - Ngọc Hoàng - Rú - Cường Bạo Đại vương II. Kiến thức trọng tâm 1. Hình dung về các vị thần a. Thần Trụ Trời: - Hình dạng: thân thể to lớn, bước một bước cứ như bây giờ từ tỉnh này qua tỉnh nọ, từ đỉnh núi này sang đỉnh núi nọ. - Tính khí: kiên trì (“cứ một mình cầy cục đắp”) - Cơ sở của sự tưởng tượng: sự tách biệt trời, đất; giải thích sự hình thành của các cồn đồi, cao nguyên, biển cả,… b. Thần Sét - Hình dạng: mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội. - Tính khí: nóng nảy, sợ gà - Hành động: hành động của thần phản ánh sự thịnh nộ của Ngọc Hoàng. - Cơ sở của sự tưởng tượng: hiện tượng sấm sét khi mùa hè, khi trời mưa. c. Thần Gió - Hình dạng: kì quặc, không có đầu. - Hành động: + Làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh Ngọc Hoàng. + Thỉnh thoảng xuống hạ giới đi chơi vào những buổi tối trời. - Cơ sở của sự tưởng tượng: hiện tượng gió trong tự nhiên. à 1. Quan niệm, nhận thức của người xưa về thế giới tự nhiên. 2. Khát vọng gửi gắm: + xã hội công bằng (thần Sét thi hành luật pháp ở trần gian, thần Sét làm sai cũng bị trừng phạt, Ngọc Hoàng trừng phạt con của thần Gió). + các vị thần có sứ mệnh bảo hộ, giúp đỡ con người. 2. Thái độ, tình cảm của người xưa đối với tự nhiên - Tôn trọng, ngưỡng vọng thiên nhiên, coi vạn vật hữu linh nhưng không sợ sệt. - Sẵn sàng kiện thần, trừng trị nếu thần làm sai, và cũng sẵn sàng tìm cách để đối phó, chống chọi với thân – tự nhiên. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Chùm 3 văn bản Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới thể hiện rõ nét các đặc điểm của thần thoại: + Nhân vật: các vị thần có năng lực siêu nhiên. + Cốt truyện: đơn tuyến, tập trung vào một nhân vật. + Chủ đề: kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài. 2. Nội dung - Chùm ba văn bản Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới kể những câu chuyện về các vị thần sáng tạo thế giới cũng như các vị thần gắn với hiện tượng tự nhiên, phản ánh khát vọng về một xã hội công bằng và cuộc sống con người được bảo vệ bởi thần linh. |
- GV phát đề cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1. Sự kiện trong cốt truyện là gì? Câu 2. Nêu sự kiện chính trong các văn bản Thần Trụ Trời. Câu 3. Nêu và giải thích các từ Hán Việt có trong đoạn văn sau. “Thuở ấy chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo. Lúc đó tự nhiên có một ông thần thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước một bước cứ như bây giờ là từ tỉnh này qua tỉnh nọ hay là từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia.” Câu 4. Đặt ba câu với các từ Hán Việt vừa tìm được. Câu 5. Viết một đoạn văn phân tích một nhân vật trong văn bản Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới mà em yêu thích. |
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Sau đó GV chữa bài.
Gợi ý đáp án:
Câu 1. Sự kiện trong cốt truyện được triển khai hoặc liên kết với nhau theo một mạch kể nhất định. Mạch kể này thống nhất với hệ thống chi tiết và lời văn nghệ thuật (bao gồm các thành phần lời kể, lời tả, lời bình luận,…) tạo thành truyện kể.
Câu 2. Sự kiện trong các văn bản:
- Thần Trụ Trời:
+ Thần Trụ Trời đứng dậy, dùng đầy đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái vột vừa to vừa cao để chống trời.
+ Trời, đất phân ra làm hai.
+ Khi trời đã cao, đã khô cứng, thần phá cột đá đi. Thần ném vung đá và đất đi khắp mọi chỗ ạo thành núi, đảo, biển cả,…
+ Sau khi thần Trụ Trời phân khai trời đất, còn có một số thần khác lên trời, xuống đất để tiếp tục công việc kiến thiết ra thế giới.
Câu 3. “Thuở ấy chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo. Lúc đó tự nhiên có một ông thần thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước một bước cứ như bây giờ là từ tỉnh này qua tỉnh nọ hay là từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia.”
- Vũ trụ: khoảng không gian vô cùng tận chứa các thiên hà.
- Hỗn độn: ở tình trạng có nhiều thành phần lẫn vào nhau không có được một sự phân định rõ ràng nào.
- Tự nhiên: (giống như tự dưng) đột ngột, bất ngờ không rõ vì sao.
- Thần: bậc vô hình được tin là có phép màu nhiệm.
- Thân thể: phần vật chất, cơ thể của động vật.
- Tỉnh: khu vực hành chính gồm nhiều quận, huyện.
- Đỉnh: phần cao nhất.
Câu 4. Đặt ba câu với các từ Hán Việt vừa tìm được:
- Trên đỉnh núi, những đám mây trắng bay trông thật đẹp.
- Em rất thích tìm hiểu về vũ trụ.
- Cô ấy là người theo chủ nghĩa vô thần.
Câu 5. - Đảm bảo hình thức một đoạn văn.
- HS phân tích được đặc điểm của nhân vật qua: hình dáng, tính cách, hành động. Từ đó nhận xét về kiểu nhân vật trong thần thoại: mang năng lực siêu nhiên với hình dạng khổng lồ hoặc sức mạnh phi thường. Chức năng của nhân vật trong thần thoại là cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội.
- NV2: GV phát đề cho HS, yêu cầu HS làm việc theo cặp để hoàn thành BT.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1. Thần thoại là gì? Có mấy nhóm thần thoại? Câu 2. Nêu đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm văn học. Câu 3. Viết một đoạn văn phân tích vẻ đẹp “một đi không trở lại” của thần thoại được thể hiện trong văn bản Thần Sét hoặc Thần Gió. Câu 4. Phân tích sức hấp dẫn của truyện Thần Trụ Trời. |
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Sau đó GV chữa bài.
Gợi ý đáp án:
Câu 1. - Thần thoại là thể loại truyện kể ra đời sớm nhất kể về thế giới thần linh, thể hiện quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của người xưa.
- Căn cứ vào chủ đề, có thể chia thần thoại thành hai nhóm:
+ Thần thoại suy nguyên: kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài.
+ Thần thoại sáng tạo: kể về cuộc chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hóa.
Câu 2. Đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm văn học:
Nhân vật là con người cụ thể được khắc họa trong tác phẩm văn học bằng các biện pháp nghệ thuật. Cũng có những trường hợp nhân vật trong tác phẩm văn học là thần linh, loài vật, đồ vật,… nhưng khi ấy, chúng vẫn đại diện cho những tính cách, tâm lí, ý chí hay khát vọng của con người. Nhân vật là phương tiện để văn học khám phá và cắt nghĩa về con người.
Câu 3. - Đảm bảo hình thức một đoạn văn.
- Vẻ đẹp “một đi không trở lại”: vẻ đẹp của thần thoại, lý giải thế giới theo cái nhìn của người xưa, không phải lý giải bằng khoa học như con người hiện đại.
- Biểu hiện của vẻ đẹp “một đi không trở lại” trong văn bản Thần Sét và Thần Gió:
+ Lý giải các hiện tượng tự nhiên như sấm, gió.
+ Quan niệm: vạn vật hữu linh à sấm, gió trở thành thần, có câu chuyện riêng.
+ Đối với văn bản Thần Sét: Dựa vào đặc tính của sét, người xưa tưởng tượng ra Thần Sét
+ Đối với văn bản Thần Gió: Dựa vào đặc tính của gió, người xưa tưởng tượng ra Thần Gió
Câu 4. - Đảm bảo hình thức bài văn.
- Sức hấp của truyện Thần Trụ Trời: lý giải nguồn gốc thế giới bằng con mắt của thần thoai, của người xưa – vẻ đẹp “một đi không trở lại”, mà không phải lý giải bằng khoa học như con người hiện đại.
- Đặc điểm thần thoại trong truyện Thần Trụ Trời:
+ Cốt truyện: đơn giản, đơn tuyến, tập trung vào một nhân vật (chỉ có một nhân vật là thần Trụ Trời, cốt truyện là thần đã sáng tạo ra thế giới).
+ Lý giải về sự phân chia trời đất à Lý giải tự nhiên, thể hiện niềm tin của con người cổ sơ cũng nhưng những khát vọng lý giải thế giới của nhân loại.
+ Thời gian: phiếm chỉ, mang tính ước lệ (“thuở ấy”)
+ Không gian: vũ trụ.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác