Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
CHƯƠNG II
BÀI 3: BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
- Ôn lại và củng cố lại kiến thức về
+ Khái niệm bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
+ Biết xác định miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
- Áp dụng vào bài toán thực tế của bất phương trình bậc nhất hai ẩn
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự nhớ, củng cố lại kiến thức và hoàn thành các nhiệm vụ GV yêu cầu.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Phân công được nhiệm vụ trong nhóm, hỗ trợ, trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Năng lực mô hình hóa toán học: áp dụng khái niệm và cách giải bất phương trình bậc nhất hai ẩn vào các bài toán thực tiễn.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Phân tích tình huống đặt ra trong bài học để giải quyết bài toán.
3.Về phẩm chất:
- Có ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
- Tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Vở, nháp, bút.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV đặt câu hỏi: “Cho ví dụ về môt bất phương trinh bậc nhất hai ẩn ”. GV giới thiệu cho học sinh một bài toán thực tế về điều kiện ràng buộc trong thực tế.
- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào nội dung ôn tập bài “Bất phương trình bậc nhất hai ẩn”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
*Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi và cùng HS nhắc lại kiến thức phần lí thuyết cần ghi nhớ trong bài “Bất phương trình bậc nhất hai ẩn” trước khi thực hiện các phiếu bài tập. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi. * Báo cáo kết quả: đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày kết quả. * Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
| 1. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn Bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y có dạng tổng quát là: Trong đó a, b, c là những số thực đã cho, a và b không đồng thời bằng 0, x và y là các ẩn số. Nghiệm của bất phương trình là cặp số sao cho khi thay vào bất phương trình ta được một mệnh đề đúng đúng. 2. Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ a. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tập hợp các điểm có tọa độ là nghiệm của bất phương trình được gọi là miền nghiệm của bất phương trình đó. Người ta chứng minh được rằng đường thẳng d có phương trình chia mặt phẳng tọa độ thành hai nửa mặt phẳng bờ d: - Một nửa mặt phẳng (không kể bờ d) gồm các điểm có tọa độ (x;y) thỏa mãn - Một nửa mặt phẳng (không kể bờ d) gồm các điểm có tọa độ (x;y) thỏa mãn Bờ d gồm các điểm có tọa độ (x;y) thỏa mãn - Một nửa mặt phẳng (không kể bờ d) gồm các điểm có tọa độ (x;y) thỏa mãn b. Cách biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn - Vẽ đường thẳng d: ax + by = c trên mặt phẳng tọa độ Oxy. - Lấy một điểm không thuộc d - Tính và so sánh với . - Kết luận: + Nếu thì nửa mặt phẳng bờ d chứa là miền nghiệm của bất phương trình. + Nếu thì nửa mặt phẳng bờ d không chứa là miền nghiệm của bất phương trình Chú ý: Miền nghiệm của (1) bỏ đi đường thẳng d là miền nghiệm của bất phương trình |
Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp giải, cho học sinh thảo luận theo nhóm và hoàn thành vào phiếu bài tập.
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 Dạng 1: Giải và biểu diễn miền nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn Bài 1. Giải và biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình . Bài 2. Giải và biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình . Bài 3. Giải và biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình . Bài 4. Giải và biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình |
- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV cho đại diện các nhóm trình bày, chốt đáp án đúng và lưu ý lỗi sai.
Gợi ý đáp án:
Bài 1. Miền nghiệm là nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng 3x – 2y – 6 = 0 chứa gốc tọa độ (miền không bị gạch) trừ bỏ đi các điểm trên đường thẳng 3x – 2y – 6 = 0. Bài 2. Miền nghiệm là nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng 2x – y - 3 = 0 chứa gốc tọa độ (miền không bị tô đậm) trừ bỏ đi các điểm trên đường thẳng 2x – y - 3 = 0. Bài 3. Miền nghiệm là nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng x + y - 2 = 0 không chứa gốc tọa độ (miền không bị tô đậm) . Bài 4. Miền nghiệm là nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng 2x + y - 2 = 0 không chứa gốc tọa độ (miền không bị tô đậm) .
|
Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp giải, cho học sinh thảo luận theo nhóm và hoàn thành vào phiếu bài tập.
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2
Dạng 2: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn áp dụng vào bài toán thực tế Bài 1. Trong một cuộc thi pha chế, mỗi đội chơi được sử dụng tối đa 210 g đường để pha chế nước cam và nước táo. Để pha chế 1 lít nước cam cần 30 g đường, 1 lít nước táo cần 10 g đường. a) Gọi x và y lần lượt là số lít nước cam đội chơi pha chế được. Viết bất phương trình biểu thị mối liên hệ giữa x và y. b) Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình ở câu a trên mặt phẳng tọa độ. Bài 2. Một xưởng sản xuất hai loại sản phẩm: Mỗi kg loại I cần 2 kg nguyên liệu và mỗi kg loại II cần 4 kg nguyên liệu. Xưởng có 20 kg nguyên liệu. a) Gọi x và y lần lượt là số kg sản phẩm loại I và II, viết bất phương trình biểu thị mối liên hệ giữa x và y. b) Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình ở câu a trên mặt phẳng tọa độ. Bài 3. Chi phí thuê xe của ông Bình như sau: - Từ thứ Hai đến thứ Bảy: phí thuê cố định là 300 (nghìn đồng) và cứ đi 1 km thì tính phí 20 (nghìn đồng). - Chủ nhật: phí thuê cố định là 600 (nghìn đồng) và cứ đi 1 km thì tính phí 40 (nghìn đồng). Gọi x và y lần lượt là số km ông Bình đi được từ thứ Hai đến chủ nhật, viết bất phương trình biểu thị mối liên hệ giữa x và y sao cho tổng số tiền thuê xê không vượt quá 1 triệu 800 nghìn đồng. Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình ở câu a trên mặt phẳng tọa độ.
|
- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV cho đại diện các nhóm trình bày, chốt đáp án đúng và lưu ý lỗi sai.
Gợi ý đáp án:
Bài 1.
Bài 2. Miền nghiệm là nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng 30x+ 10y = 210 chứa gốc tọa độ (miền không bị tô đậm). Miền nghiệm là nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng 30x+ 10y = 210 chứa gốc tọa độ (miền không bị tô đậm). Bài 3. Miền nghiệm là nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng 30x+ 10y = 210 chứa gốc tọa độ (miền không bị tô đậm). |
*Nhiệm vụ 3: GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 Hãy khoanh tròn vào chữ cái có đáp án đúng Câu 1. Trong các cặp số sau đây, cặp nào không thuộc nghiệm của bất phương trình: A. B. C. D. Câu 2. Miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng chứa điểm A. . B. . C. . D. . Câu 3. Cho bất phương trình . Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau: A. Bất phương trình chỉ có một nghiệm duy nhất. B. Bất phương trình vô nghiệm. C. Bất phương trình luôn có vô số nghiệm. D. Bất phương trình có tập nghiệm là . Câu 4. Miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng không chứa điểm nào trong các điểm sau? A. B. C. D. Câu 5. Trong các cặp số sau đây, cặp nào không thuộc nghiệm của bất phương trình: A. B. C. D. Câu 6. Cặp số là nghiệm của bất phương trình nào sau đây ? A. . B. . C. . D. . Câu 7. Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc nhất hai ẩn? A. B. C. D. |
- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:
Gợi ý đáp án:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
A | C | C | C | A | B | D |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác