Tải giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 CD chi tiết

Tải giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều chi tiết, đầy đủ. Bộ giáo án chuyên đề sẽ hỗ trợ giáo viên trong giảng dạy, mở rộng kiến thức, năng lực nâng cao, định hướng tương lai. Thao tác tải về đơn giản. Thầy cô xem mẫu trước dưới đây.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tải giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 CD chi tiết
Tải giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 CD chi tiết
Tải giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 CD chi tiết
Tải giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 CD chi tiết
Tải giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 CD chi tiết
Tải giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 CD chi tiết
Tải giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 CD chi tiết
Tải giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 CD chi tiết

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 1: TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

BÀI 1: TÌNH YÊU

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được thế nào là tình yêu chân chính.
  • Trình bày được một số điều cần tránh trong tình yêu.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi chia sẻ bài thơ, ca dao, tục ngữ, danh ngôn về tình yêu trước nhiều người; Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lập được kế hoạc hoạt động có mục tiêu, nội dung, hình thức, phương tiện hoạt động phù hợp.
  • Năng lực đặc thù:
  • Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Giải thích được một cách đơn giản một số hiện tượng, vấn đề khi trình bày thế nào là tình yêu và biểu hiện của tình yêu chân chính; Bước đầu đưa ra quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình về một số điều cần tránh trong tình yêu bằng các hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi.
  • Điều chỉnh hành vi: Đồng tình, ủng hộ thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với các biểu hiện của tình yêu chân chính.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: Quan tâm đến mối quan hệ hài hòa với những người bạn khác giới.
  • Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi trình bày những vấn đề liên quan đến chủ đề tình yêu.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, SGV Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Bảng phụ, giấy A4, A0, bút viết bảng, giấy màu.
  • Video, hình ảnh, bài hát về chủ đề tình yêu (Ví dụ Thuyền và biển; Anh yêu em như yêu cầu hò ví dặm,…).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 1010.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung bài học Tình yêu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho HS, huy động những hiểu biết của HS về tình yêu để dẫn vào bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ về một số bài thơ hay về tình yêu hoặc một số câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ về tình yêu; HS vận dụng kiến thức hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ học tập.
  4. Sản phẩm: Những bài thơ, câu danh ngôn, ca dap, tục ngữ hay về tình yêu.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ một bài thơ hoặc câu dao, tục ngữ, danh ngôn về tình yêu mà em tâm đắc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức hiểu biết của bản thân về bài thơ hoặc câu dao, tục ngữ, danh ngôn về tình yêu để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS xung phong trả lời câu hỏi:

+ Một số bài thơ hay về tình yêu: Tôi yêu em (Puskin), Thuyền và biển (Xuân Quỳnh), Biển (Xuân Diệu), Sóng (Xuân Quỳnh), Tương tư (Nguyễn Bính),...

+ Một số câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ về tình yêu, ví dụ:

  • Yêu không chỉ là một danh từ - nó là một động từ; nó không chỉ là cảm xúc – nó là quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, hi sinh (William Arthur Ward).
  • Tình yêu là trạng thái mà khi đó hạnh phúc của một người khác trở nên cực kì quan trọng đối với hạnh phúc của bạn (Robert Anson Heinlein).
  • Nhớ ai bổi hổi bồi hồi/ Như đứng đống lửa như ngồi đống than; Yêu nhau chằng quản lầm than/ Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng qua.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tình yêu là món quà kì diệu, tiếp cho con người sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, hoàn thiện bản thân và hạnh phúc trong cuộc đời. Nhưng yêu ai, yêu khi nào và yêu như thế nào là vấn đề mà mỗi chúng ta đều phải cân nhắc. Bài học này sẽ giúp các em có nhận thức và hành động đúng về tình yêu. Chúng ta cùng vào Bài 1 – Tình yêu.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu thế nào là tình yêu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được thế nào là tình yêu.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc câu chuyện SGK tr.5 để trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu HS chia sẻ những quan niệm về tình yêu mà em biết.

- GV đưa ra kết luận về khái niệm tình yêu.

  1. Sản phẩm: HS ghi vào vở khái niệm tình yêu.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc câu chuyện SGK tr.5 và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy chỉ ra những biểu hiện về cảm xúc của các nhân vật trong câu chuyện. Theo em, đó có phải là những biểu hiện của tình yêu không?

+ Em hãy chia sẻ với bạn những quan niệm về tình yêu mà em biết.

Bước 2 : HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi, đọc câu chuyện SGK tr.5 để trả lời câu hỏi về câu chuyện và đưa ra những quan niệm về tình yêu.

- GV hướng dẫn hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi liên quan đến câu chuyện.

- GV mời đại diện HS đưa ra một số quan niệm về tình yêu mà em biết.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm tình yêu.

- GV mở rộng kiến thức về tình yêu:

+ Tình yêu nam nữ có những cung bậc cảm xúc khác nhau, bao gồm vui vẻ, nhớ nhung, khao khát, hạnh phúc và cả những buồn, giận, đau khổ, hờn ghen. Đó là những cảm xúc mãnh liệt nhưng khó nắm bắt, khó định nghĩa, nhưng khi hai người yêu nhau, ở họ sẽ có sự phù hợp về nhiều mặt, làm cho họ có mong muốn được ràng buộc, gắn bó và có trách nhiệm với nhau.

+ Tình yêu được biểu hiện rất đa dạng và phong phú. Ở mỗi người tình yêu có những biêu hiện, sắc thái riêng nhưng đều là tình cảm sâu sắc, đáng trân trọng của cá nhân.

+ Tình yêu là sự kết nối tình cảm của con người, thường bắt nguồn và bị chi phối bởi quan niệm, kinh nghiệm sống của những người yêu nhau, những quan niệm này lại phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà cá nhân đang sống, vào vị trí xã hội, đặc điểm của thời đại.

+ Tình yêu luôn đặt ra những vấn đề mà xã hội cần phải quan tâm, chăm lo như kết hôn, sinh con, xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc. Vì thế, xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân, nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người quan niệm đúng về tình yêu, biết vun đắp cho mình một tình yêu chân chính.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu thế nào là tình yêu

* Trả lời câu hỏi thảo luận

- Những biểu hiện về cảm xúc của các nhân vật trong câu chuyện: vui vẻ, thu hút, nhớ nhung, mong muốn được gặp, cảm thấy không thể sống thiếu nhau.

- Một số quan niệm về tình yêu :

+ Yêu là quan tâm, chăm sóc, lo lắng cho người mình yêu.

+ Yêu là mong muốn được mang lại hạnh phúc cho cuộc sống của người yêu.

+ Yêu là mong chờ, nhung nhớ, muốn gắn bó với nhau.

* Khái niệm tình yêu

Tình yêu nam nữ là một dạng tình cảm đặc biệt của con người với những cung bậc cảm xúc khác nhau, bao gồm vui vẻ, nhớ nhung, khát khao, hạnh phúc,... và cả những buồn, giận, đau khổ, hờn ghen. Khi hai người yêu nhau, ở họ sẽ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có mong muốn được ràng buộc, gắn bó và có trách nhiệm với nhau.

Hoạt động 2. Tìm hiểu những biểu hiện của tình yêu chân chính

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được những biểu hiên của tình yêu chân chính.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin về hai bạn trẻ Vũ Linh và Ngọc Mi để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn HS rút ra khái niệm tình yêu chân chính và những biểu hiện của tình yêu chân chính.

  1. Sản phẩm: HS ghi vào vở những biểu hiện của tình yêu chân chính.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin về hai bạn trẻ Vũ Linh và Ngọc Mi và trả lời câu hỏi:

+ Tình yêu của hai nhân vật trong thông tin được biểu hiện như thế nào?

+ Theo em, đó có phải là những biểu hiện của tình yêu chân chính không? Vì sao?

- GV yêu cầu HS rút ra kết luận:

+ Thế nào là tình yêu chân chính?

+ Nêu những biểu hiện của tình yêu chân chính.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin về hai bạn trẻ Vũ Linh và Ngọc Mi và trả lời câu hỏi liên quan đến câu chuyện.

- HS rút ra kết luận về khái niệm tình yêu chân chính và những biểu hiện của tình yêu chân chính.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu chuyện về thông tin hai bạn trẻ Vũ Linh và Ngọc Mi.

- GV mời đại diện một số HS trình bày về khái niệm tình yêu chân chính và những biểu hiện của tình yêu chân chính.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về những biểu hiện của tình yêu chân chính.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu những biểu hiện của tình yêu chân chính

* Trả lời câu hỏi thảo luận

- Tình yêu của Vũ Linh và Ngọc Mi đượ biểu hiện:

+ Sự đồng cảm, thấu hiểu cùng nhau.

+ Cùng nhau nỗ lực, kiên trì vượt khó để thực hiện mục tiêu.

+ Hai người đều tôn trọng ước mơ của nhau, cùng biết quan tâm chăm lo cho cha mẹ, gia đình,…

- Đó là những biểu hiện của tình yêu chân chính, vì tình yêu chân chính đực xây dựng trên những tình cảm, sự tôn trọng và trách nhiệm.

* Những biểu hiện của tình yêu chân chính

- Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.

- Biểu hiện của một tình yêu chân chính:

+ Có sự cuốn hút, quyến luyến, muốn gần gũi bên nhau, mỗi người luôn biết làm chủ cảm xúc và hành vi để xây dựng tình yêu đẹp và bước đến hôn nhân hạnh phúc.

+ Chung thủy trong tình yêu là yếu tố nền tảng để quyết định tính bền vững và là cơ sở đề tiến tới hôn nhân hạnh phúc.

+ Quan tâm sâu sắc đến nhau và chia sẻ với nhau mọi điều, có trách nhiệm với nhau, bảo vệ, che chở cho nhau, sẵn sàng giúp nhau vượt qua khó khăn, thử thách để mỗi người trở nên tốt hơn.

+ Tôn trọng cá tính riêng của nhau, hiểu và thông cảm với các mối quan hệ xã hội của người yêu.

Hoạt động 3. Tìm hiểu những điều cần tránh trong tình yêu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những điều cần tránh trong tình yêu.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc các trường hợp 1, 2, 3 SGK tr.7 để trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu HS rút ra kết luận những điều cần tránh trong tình yêu.

  1. Sản phẩm: HS ghi vào vở những điều cần tránh trong tình yêu.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia cả lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), đọc các trường hợp 1, 2, 3 SGK và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1, 2 (trường hợp 1): Em có nhận xét gì về ý kiến của H và P.

+ Nhóm 3, 4 (trường hợp 2): Em có nhận xét gì về ý kiến của chị B.

+ Nhóm 5, 6 (trường hợp 3): Em có đồng ý với suy nghĩ của N không? Vì sao?

- GV yêu cầu HS rút ra kết luận những điều cần tránh trong tình yêu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, đọc các trường hợp 1, 2, 3 SGK tr.7 để trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận những điều cần tránh trong tình yêu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận cho các trường hợp 1, 2, 3.

- GV mời đại diện HS trình bày những điều cần tránh trong tình yêu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về một số điều cần tránh trong tình yêu.

3. Tìm hiểu những điều cần tránh trong tình yêu

* Trả lời câu hỏi thảo luận

- Trường hợp 1: ý kiến của H về việc không nên yêu sớm là hợp lí. Lập luận của P sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm, có thể làm mất đi nhiều cơ hội cho bản thân.

- Trường hợp 2: Quan niệm về tình yêu của chị B thể hiện sự không chân thành, những người có quan niệm này thường tính toán thiệt hơn trong các mối quan hệ, họ sẽ không thể có tình yêu đẹp, bền chặt.

- Trường hợp 3: Suy nghĩ của N cho thấy người yêu của N chưa thật sự yêu N, vì tình yêu cần có sự tôn trọng cá tính, sở thích riêng của nhau, tôn trọng các mối quan hệ xã hội của người mình yêu. Mọi sự áp đặt, ép buộc sẽ làm cho tình cảm rạn nứt, dẫn tới tình yêu tan vỡ.

* Những điều cần tránh trong tình yêu

- Không yêu sớm vì ở độ tuổi chưa trưởng thành, chưa định hướng rõ ràng về tương lai, yêu sớm dễ có những phán đoán, những quyết định sai lầm gây những hậu quả tiêu cực.

 

- Không vội vàng trong tình yêu vì sự vội vàng dễ làm mất đi khả năng nhận diện tình cảm thật sự, dễ mắc những sai lầm do chưa hiểu rõ về nhau.

- Không vụ lợi trong tình yêu, không cùng một lúc yêu nhiều người để chứng tỏ mình có khả năng chinh phục bạn khác giới.

- Không quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn có thể gây nên nhiều hệ lụy như mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Đối với tuổi học trò, tình yêu là những rung động đầu đời. Có những bạn biết vun đắp tình cảm, cùng xây dựng tình yêu trong. Nhưng có không ít bạn học sinh bị những cảm xúc mới mẻ, lãng mạn của tình yêu cuốn hút mà sao nhãng học hành, có khi phải bỏ học, đánh mất cơ hội thực hiện hoài bão, ước mơ của mình.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức được học thông qua trả lời các câu hỏi, bài tập tình huống có liên quan đến tình yêu.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi bài tập 1, 2, 3 SGK tr.8, 9; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và hiểu biết thực tế về tình yêu để thực hiện nhiệm vụ học tập.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho các bài tập 1, 2, 3.
  5. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

  1. Tình yêu nam nữ là biểu hiện cao nhất của tình người.
  2. Khi yêu phải chung thuỷ, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.
  3. Tình yêu là duy nhất, không chia sẻ.
  4. Sẽ không có tình yêu khi không có sự bao dung, sẽ không có sự tha thứ khi không có tình yêu đích thực.
  5. Tình dục không phải là một yêu cầu bắt buộc để thể hiện tình yêu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và hiểu biết thực tế về tình yêu để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận:

Ý kiến

Lựa chọn

Giải thích

A. Tình yêu nam nữ là biểu hiện cao nhất của tình người.

Đúng

Người biết tôn trọng, hi sinh vì người yêu sẽ là người biết yêu thương, đồng cảm, giúp đỡ những người khác, đây là những phẩm chất, là biểu hiện cao nhất của yêu thương, của tình người.

B. Khi yêu phải chung thủy, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.

Đồng ý

Tình yêu luôn cần sự chung thủy, tin cậy, tôn trọng và bình đẳng giữa hai người. Bất kì sự nghi ngờ, áp đặt, định kiến nào trong tình yêu cũng sẽ gây nên những xích mích dẫn đến tan vỡ.

C. Tình yêu là duy nhất, không chia sẻ được.

Đồng ý

Một người không thể tồn tại song song một tình cảm  như nhau với hai đối tượng. Người nào có kiểu tình cảm này thì chưa hề có tình yêu với đối tượng đó, chỉ là dạng tình cảm khác, không phải tình yêu.

D. Sẽ không có tình yêu khi không có sự bao dung; sẽ không có sự tha thứ khi không có tình yêu đích thực.

Đồng ý

Bao dung được hiểu là tôn trọng, thấu hiểu từ những điều nhỏ nhất của người mình yêu. Tha thứ là quyết định quan trọng để quên đi những chuyện không hay xảy ra giữa hai người. Khoan dung, tha thứ giúp hai người yêu nhau vượt qua khó khăn, thử thách.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Xử lí tình huống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV nêu yêu cầu cho HS làm việc cá nhân: Em hãy xử lí các tình huống sau:

  1. a) Anh D và chị B yêu nhau đã nhiều năm, khi hai người đang chuẩn bị tổ chức đám cưới thì chị B nhận được quyết định đi học ở nước ngoài ba năm. Chị B chờ

đợi cơ hội học tập này từ rât lâu rồi, chị dự định sẽ dừng việc tô chức đám cưới để tập trung hoàn thành khoá học, nhưng chị không biết sẽ nói như thế nào với người yêu. Hiểu được tâm ý của chị, anh D động viên chị hãy thực hiện ước mơ

của mình, anh sẽ đợi chị trở về.

- Em nhận xét như thế nào về tình cảm cũng như cách ứng xử của hai người?

- Theo em, tình yêu giữa anh D và chị B có phải là tình yêu chân chính không? Vì sao?

  1. b) Thấy chị H xinh xắn, dễ thương, nhiều người theo đuổi nhưng đều thất bại, K

tuyên bố với các bạn rằng mình sẽ chinh phục bằng được H. K tìm mọi cách bày

tỏ tình cảm, săn đón, chăm sóc H nhưng đều bị H từ chối. K vẫn kiên trì không bỏ cuộc, cuối cùng H cũng nhận lời yêu K.

 

- Em nghĩ như thế nào về tình cảm giữa H và K?

- Theo em, đó có phải là tình yêu chân chính không? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và hiểu biết thực tế về tình yêu để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày ý kiến:

+ Tình huống a: Những biểu hiện của tình yêu chân chính được thể hiện rất rõ trong cách ứng xử của anh D và chị B. Sự tôn trọng, quan tâm sâu sắc đến ước mơ, công việc của nhau; sự tin tưởng, trách nhiệm, sẵn sàng tạo điều kiện cho nhau.

+ Tình huống b: Tình cảm giữa H và K thiếu những yếu tố, căn cứ nền tảng cuả tình yêu như: sự cuốn hút, quyến luyến. K săn đón, chăm sóc, kiên trì theo đuổi H chỉ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân và chứng tỏ sức mạnh của mình với bạn bè mà thiếu sự chân thành. Việc H nhận lời yêu K cho thấy sự vội vàng, thiếu cân nhắc của H.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Giúp bạn ứng xử

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và nêu nhiệm vụ: Em hãy giúp bạn trong những trường hợp sau:

  1. a) G và N cùng học một trường trung học phổ thông, hai bạn chơi thân với nhau từ nhỏ, gần đây G đã thổ lộ tình yêu với N. Bạn N muốn tập trung vào việc học tập nhưng cũng không muốn mất đi người bạn thân là G.

Nếu em là N, em sẽ ứng xứ như thế nào với G?

  1. b) Bạn Y đang học lớp 11, người yêu của Y là sinh viên một trường đại học. Một lần, người yêu Y đòi quan hệ tình dục với lí do trước sau thì hai người cũng là của nhau, nếu Y “không chiêu” tức là không yêu thật lòng. Y rất băn khoăn khó xử.

- Bạn Y có thể có những cách ứng xử nào trong tình huống này? Em hãy phân tích mặi tích cực và tiêu cực của từng cách ứng xử.

- Theo em, cách ứng xử nào là phù hợp? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và hiểu biết thực tế về tình yêu để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận:

+ Trường hợp a: N nên khéo léo tìm cách thể hiện cho H hiểu được hai người sẽ mãi chỉ là những người bạn thân thiết, hiểu nhau, sẵn sàng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với nhau, cùng giúp đỡ nhau học tập để đạt được mục tiêu và tình cảm chỉ dừng ở đó, không thể tiến xa hơn.

+ Trường hợp b:

Cách 1: Bạn Y có thể từ chối thẳng thắn mà không nói rõ lí do vì sao. Cách này giúp Y tránh được việc quan hệ tình dục trước hôn nhân, nhưng có thể dẫn đến việc hai người chia tay nếu người yêu của Y là người vụ lợi, không chân thành.

Cách 2: Bạn Y vì sợ mất người yêu nên đồng ý. Cách này không có lợi vì dễ xảy ra những hệ lụy nếu quan hệ tình dục không an toàn.

Cách 3: Bạn Y khéo léo từ chối và tìm cách phân tích, thuyết phục để người yêu hiểu được lí do cũng như hậu quả có thể xảy ra nếu hai người quan hệ tình dục trước hôn nhân. Cách này chỉ có lơi mà không có hại. Nên chọn cách này.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về tình yêu.
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 4 ở nhà.
  4. Sản phẩm: Báo cáo thu hoạch về chủ đề tình yêu.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho HS về nhà thực hiện: Em hãy cùng bạn thực hiện:

+ Lập kế hoạch tổ chức một buổi toạ đàm về chủ đề “Tình yêu” theo gợi ý sau: mục đích toạ đàm; thời gian/thời lượng, địa điểm tổ chức; thành phần tham gia; chương trình, nội dung toạ đàm; trang trí, dẫn chương trình, mời đại biểu...

+ Tổ chức thực hiện toạ đàm theo kế hoạch đã lập.

+ Viết báo cáo thu hoạch sau toạ đàm.  

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và hiểu biết thực tế về tình yêu để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS tổ chức thực hiện tọa đàm theo kế hoạch đã lập và nộp báo cáo thu hoạch sau tọa đàm vào tiết học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết thúc bài học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Khái niệm tình yêu chân chính.

+ Một số điều cần tránh trong tình yêu.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 2 – Hôn nhân.

 

Tải giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 CD chi tiết

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - Click vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án word chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều cả năm, Giáo án word chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 CD, Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều

Giáo án lớp 10


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay