[toc:ul]
1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1. Bài thơ được chia làm mấy khổ? Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?
Câu 2. Bài thơ viết về ai và về điều gì? Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ?
Câu 3. Bài thơ có những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật nào đặc sắc? Tác dụng của chúng là gì?
Câu 4. Ngoài bài thơ Lượm của Tố Hữu (đã học ở lớp 6), em còn biết thêm bài thơ bốn chữ nào khác không? Đọc trước bài thơ Mẹ; tìm hiểu thêm về tác giả Đỗ Trung Lai.
Câu 5. Mỗi khi nghĩ về mẹ, em thường có cảm xúc gì? Hãy chia sẻ cảm xúc đó với các bạn.
2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1. Các từ ngữ nói về "mẹ" và "cau" ở khổ 1 và 2 có mối quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa?
Câu 2. Dòng 18 dùng để hỏi hay bộc lộ cảm xúc?
3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
Câu 1. Qua bài thơ Mẹ, chỉ ra đặc điểm của thể thơ bốn chữ ở các yếu tố: số tiếng và nhịp ở các dòng thơ, vần của bài thơ.
Câu 2. Bài thơ Mẹ là lời của ai, bộc lộ cảm xúc gì? Nêu cảm nhận chung của em sau khi đọc bài thơ.
Câu 3. Liệt kê những từ ngữ được tác giả dùng để nói về "mẹ" và "cau" trong bài thơ. Để thể hiện hình tượng "mẹ" và "cau", tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
Câu 4. Chỉ ra và phân tích các câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ. Em hiểu nội dung của hai dòng thơ cuối bài như thế nào?
BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Câu 5. Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc họa hình tượng người mẹ, em thích nhất hình ảnh nào? Tại sao?
Câu 6. Quan sát người thân trong gia đình của mình qua năm tháng, em thấy họ có những thay đổi như thế nào? Em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi ấy?
1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1.
- Được chia làm 5 khổ.
- Gieo theo vần chân cách.
- Dòng thơ được ngắt nhịp: 2/2, 1/3, 1/2/1.
Câu 2.
- Viết về người mẹ và về điều mẹ đã già khiến người con cảm thấy buồn thương.
- Bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ là chủ thể trữ tình - tác giả.
Câu 3.
Câu 4.
Đỗ Trung Lai sinh năm 1950 tại xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, nay là thành phố Hà Nội.
Ông Tốt nghiệp khoa Vật lý, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Nhà thơ Đỗ Trung Lai từng làm giáo viên trường Văn hoá quân đội, phóng viên rồi Phó trưởng phòng báo Quân đội Nhân dân cuối tuần.
Câu 5.
Cảm xúc biết ơn, yêu quý, tôn trọng và tự hào.
Mẹ là người yêu em nhất trên cuộc đời này. Từ bé tới giờ, mẹ luôn là người quan tâm, lo lắng cho em. Đặc biệt, mẹ luôn yêu thương em một cách vô điều kiện.
2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1. Các từ ngữ nói về "mẹ" và "cau" ở khổ 1 và 2 có sự đối lập nhau về nghĩa. Ví dụ như lưng mẹ thì còng - cau thì vẫn thẳng, cau xanh rờn - mẹ đầu bạc trắng hay cau gần với giời - mẹ thì gần đất... => nói về việc mẹ đã già yếu nhẹ nhàng hơn.
Câu 2. Dòng 18 dùng trong bài thơ là một câu hỏi tu từ, là quy luật tự nhiên, không mọt ai sống trên đời mà không già đi. Nhưng vì thương mẹ ngày càng già yếu nên nhà thơ đã dùng một câu hỏi tu từ để bộc lộ cảm xúc của mình.
3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
Câu 1. Mỗi bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng có bốn chữ. Cách ngắt nhịp tự do, có thể là nhịp 2/2, 1/3 hoặc 3/1. Cách gieo vần cũng tự do.
Câu 2. Bộc lộ những tình cảm của tác giả đối với mẹ của mình. Đặc biệt, bài thơ thể hiện được tình yêu thương và sự xót xa của tác giả đối với mẹ, nhất là khi mẹ ngày càng già đi.
=> Bài thơ đã cho ta thấy thời gian tác động đến con người nhiều như thế nào. Con người với quy luật ngày càng lớn lên, càng già đi và sẽ có một ngày đi về với đất mẹ, để lại trên cuộc đời những người thân yêu, ruột thịt. Do đó, khi chúng ta vẫn còn sống, còn nhìn thấy nhau thì hãy yêu thương và trân quý nhau nhiều hơn.
Câu 3. Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về "mẹ" và "cau" trong bài thơ:
Mẹ | Cau |
Còng/ bạc trắng/ngày một thấp/ | Thẳng/xanh rờn/ngày càng cao |
Tác giả sử dụng những biện pháp tu từ: so sánh và đối lập. Nó có tác dụng làm nổi bật sự già yếu của mẹ, tạo ấn tượng với người đọc về hình ảnh, cảm xúc trong bài thơ.
Câu 4. Những câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ:
+ Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ
- Phân tích: 2 câu thơ đầu trong khổ thơ, tác giả sử dụng hình ảnh miếng cau khô thiếu sức sống để so sánh với người mẹ đã già yếu theo thời gian. => bộc lộ cảm xúc thương xót mẹ trong các câu thơ tiếp theo.
+ Ngẩng hỏi trời vậy
Sao mẹ ta già?
- Phân tích: Từ tình thương yêu tác giả dành cho mẹ, người con không đành lòng và không thể chấp nhận được sự thật là mẹ đã già vậy lên muốn gào thét lên, muốn phản kháng lại quy luật của tự nhiên.
- Em hiểu nội dung của hai dòng thơ cuối bài:
Không một lời đáp
Mây bay về xa
Quy luật sinh, lão, bệnh, tử là quy luật của tự nhiên không thể thay đổi. Hình ảnh Mây bay về xa cũng giống như mootj ngày nào đó người mẹ sẽ rời xa người con để đi về một phương xa khác. Điều này làm chocaau thơ và cả bài thơ mang một nỗi buồn man mác.
BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Câu 5. Tại vì nó gợi cho em nhớ đến hình ảnh những bà tiên hiền lành trong các câu chuyện cổ tích luôn luôn giúp đỡ những người yếu thế. Mẹ - cũng chính là bà tiên đáng quý, đáng yêu trong chuyện cổ tích.
Câu 6. Em thấy ông bà ngày càng già đi, tóc ngày càng thêm bạc, sức khỏe ngày càng yếu hơn, trí nhớ cũng ngày càng kém, tai ngày càng nặng, khó nghe...
=> lòng em không khỏi mang nỗi buồn man mác. Em chỉ mong ông bà luôn luôn mạnh khỏe, không yếu không đau, không bệnh không tật để sông vui vẻ cùng con cháu.
1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1.
- 5 khổ.
- Gieo vần chân cách.
- Ngắt nhịp: 2/2, 1/3, 1/2/1.
Câu 2.
- Viết về người mẹ, người con cảm thấy buồn thương.
- Bài thơ là chủ thể trữ tình - tác giả.
Câu 3.
=> tăng sức gợi cảm, gợi hình cho diễn đạt, tạo ấn tượng với người đọc về cảm xúc, hình ảnh trong tác phẩm.
Câu 4.
Đỗ Trung Lai sinh năm 1950 tại xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, nay là thành phố Hà Nội.
Ông Tốt nghiệp khoa Vật lý. Nhà thơ Đỗ Trung Lai từng làm giáo viên trường Văn hoá quân đội, phóng viên rồi Phó trưởng phòng báo Quân đội Nhân dân cuối tuần.
Câu 5.
Cảm xúc biết ơn, yêu quý, tôn trọng và tự hào.
=> Mẹ là người yêu em nhất trên cuộc đời này. Từ bé tới giờ, mẹ luôn là người quan tâm, lo lắng cho em.
2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1. Các từ ngữ nói về "mẹ" và "cau" ở khổ 1 và 2 có sự đối lập nhau về nghĩa. => nói về việc mẹ đã già yếu nhẹ nhàng hơn.
Câu 2. Dòng 18 dùng trong bài thơ là một câu hỏi tu từ, là quy luật tự nhiên, không mọt ai sống trên đời mà không già đi.
3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
Câu 1. Cách ngắt nhịp tự do, có thể là nhịp 2/2, 1/3 hoặc 3/1. Cách gieo vần cũng tự do.
Câu 2. Bài thơ đã cho ta thấy thời gian tác động đến con người nhiều như thế nào. Con người với quy luật ngày càng lớn lên, càng già đi và sẽ có một ngày đi về với đất mẹ, để lại trên cuộc đời những người thân yêu, ruột thịt. Do đó, khi chúng ta vẫn còn sống, còn nhìn thấy nhau thì hãy yêu thương và trân quý nhau nhiều hơn.
Câu 3. Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về "mẹ" và "cau" trong bài thơ:
Mẹ | Cau |
Còng/ bạc trắng/ngày một thấp/ | Thẳng/xanh rờn/ngày càng cao |
=> so sánh và đối lập. Nó có tác dụng làm nổi bật sự già yếu của mẹ, tạo ấn tượng với người đọc về hình ảnh, cảm xúc trong bài thơ.
Câu 4.
- Phân tích: 2 câu thơ đầu trong khổ thơ, bộc lộ cảm xúc thương xót mẹ trong các câu thơ tiếp theo.
+ Ngẩng hỏi trời vậy
Sao mẹ ta già?
- Phân tích: Từ tình thương yêu tác giả dành cho mẹ, người con không đành lòng và không thể chấp nhận được sự thật là mẹ đã già vậy lên muốn gào thét lên, muốn phản kháng lại quy luật của tự nhiên.
- Em hiểu nội dung của hai dòng thơ cuối bài:
Không một lời đáp
Mây bay về xa
Quy luật sinh, lão, bệnh, tử là quy luật của tự nhiên không thể thay đổi. Hình ảnh Mây bay về xa cũng giống như mootj ngày nào đó người mẹ sẽ rời xa người con để đi về một phương xa khác.
BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Câu 5. Gợi cho em nhớ đến hình ảnh những bà tiên hiền lành trong các câu chuyện cổ tích luôn luôn giúp đỡ những người yếu thế.
Câu 6. Lòng em không khỏi mang nỗi buồn man mác. Em chỉ mong ông bà luôn luôn mạnh khỏe, không yếu không đau, không bệnh không tật để sông vui vẻ cùng con cháu.
1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1.
- 5 khổ.
- Vần chân cách.
- Ngắt nhịp: 2/2, 1/3, 1/2/1.
Câu 2.
- Người con cảm thấy buồn thương.
- Chủ thể trữ tình
Câu 3.
=> tăng sức gợi cảm, gợi hình cho diễn đạt, tạo ấn tượng
Câu 4.
Câu 5.
Cảm xúc biết ơn, yêu quý => Mẹ là người yêu em nhất trên cuộc đời này.
2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1. Nói về việc mẹ đã già yếu nhẹ nhàng hơn.
Câu 2. Là một câu hỏi tu từ, là quy luật tự nhiên, không mọt ai sống trên đời mà không già đi.
3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
Câu 1. Ngắt nhịp tự do, có thể là nhịp 2/2, 1/3 hoặc 3/1. Cách gieo vần cũng tự do.
Câu 2. Bài thơ đã cho ta thấy thời gian tác động đến con người nhiều như thế nào. Do đó, khi chúng ta vẫn còn sống, còn nhìn thấy nhau thì hãy yêu thương và trân quý nhau nhiều hơn.
Câu 3. Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về "mẹ" và "cau" trong bài thơ:
Mẹ | Cau |
Còng/ bạc trắng/ngày một thấp/ | Thẳng/xanh rờn/ngày càng cao |
=> Làm nổi bật sự già yếu của mẹ, tạo ấn tượng với người đọc về hình ảnh, cảm xúc trong bài thơ.
Câu 4.
2 câu thơ đầu trong khổ thơ, bộc lộ cảm xúc thương xót mẹ trong các câu thơ tiếp theo.
+ Ngẩng hỏi trời vậy
Sao mẹ ta già?
Từ tình thương yêu tác giả dành cho mẹ, người con không đành lòng và không thể chấp nhận được sự thật là mẹ đã già vậy lên muốn gào thét lên, muốn phản kháng lại quy luật của tự nhiên.
- Em hiểu nội dung của hai dòng thơ cuối bài:
Quy luật sinh, lão, bệnh, tử là quy luật của tự nhiên không thể thay đổi. Hình ảnh Mây bay về xa cũng giống như mootj ngày nào đó người mẹ sẽ rời xa người con để đi về một phương xa khác.
BÀI TẬP VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Câu 5. Gợi cho em nhớ đến hình ảnh những bà tiên hiền lành
Câu 6. Lòng em không khỏi mang nỗi buồn man mác.