Soạn mới giáo án Tiếng việt 4 KNTT bài 11: Sáng tháng Năm

Soạn mới Giáo án tiếng Việt 4 KNTT bài Sáng tháng Năm. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 11: SÁNG THÁNG NĂM

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Sáng tháng Năm, biết nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả bài thơ.
  • Nhận biết được tình cảm của nhà thơ đối với Bác Hồ: vui sướng và hạnh phúc khi được về thăm Bác; quyến luyến và thân thiết như được gặp người cha thân thương của mình; ngưỡng mộ và kính trọng trước hình ảnh lớn lao của một vị lãnh tụ của đất nước...
  • Hiểu diều tác giả muốn nói qua bài thơ: Bài thơ ghi lại một lần lên thăm Bác của nhà thơ Tố Hữu; qua đó, nhà thơ thể hiện tình yêu thương sâu nặng, sự kính trọng đặc biệt đối với Bác Hồ.
  • Nắm được khái niệm về thành phần trạng ngữ thành phần phụ của câu. Nhận diện được trạng ngữ trong câu và hiểu được nội dung của nó.
  • Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn kể lại một câu chuyện về một nhân vật lịch sử, nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài của bạn và của minh, biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi.
  • Bồi dưỡng tình yêu, sự biết ơn, lòng kính trọng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng và những vị anh hùng dân tộc nói chung. Trân trọng lịch sử và những giá trị truyền thống của người Việt.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tình yêu, sự biết ơn, lòng kính trọng với Bác Hồ và các anh hùng dân tộc.
  • Bồi dưỡng sự trân trọng lịch sử và giá trị truyền thống của người Việt.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh minh họa bài thơ Sáng tháng Năm.
  • Tranh ảnh minh họa về thẻ chữ bài tập phần Luyện từ và câu.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

ÔN BÀI CŨ

- GV mời 2 HS đọc 2 khổ thơ trong bài Cảm xúc Trường Sa.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cảm nghĩ của em về người lính đảo Trường Sa.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

- GV đưa đáp án tham khảo: Những người lính đảo, Họ chính là những con người gan dạ, dũng cảm, hi sinh tuổi thanh xuân, sức lực để bảo vệ đến từng hòn đảo, vùng biển, lãnh thổ quốc gia và thậm chí là cả tính mạng của mình nhưng không một lời kêu than, oán trách.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS trao đổi: Để kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ (ngày 19 tháng 5), trường em tổ chức những hoạt động gì?

- GV hướng dẫn HS làm việc các nhân rồi chia sẻ theo nhóm.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến: Trường thường tổ chức một đợt thi đua học tập đánh điểm tốt dâng tặng Bác, tổ chức buổi biểu diễn văn nghệ mừng sinh nhật Bác, học hát những bài hát về Bác Hồ, kể chuyện về Bác phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương của Bác...

- GV trình chiếu tranh minh họa bài đọc SGK tr.48:

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài đọc: Văn bản thơ Sáng tháng Năm được viết năm 1951, nhân một lần nhà thơ Tổ Hữu được lên thăm Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc. Bài thơ rất dài, gồm nhiều khổ thơ, bài đọc là phần trích 3 khổ thơ đầu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được cả bài Tập làm văn với giọng đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc của nhân vật, tình tiết bất ngờ.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai.

- Luyện đọc cá nhân, theo cặp.

b. Cách thức tiến hành

- GV đọc cả bài thơ với giọng tha thiết, tình cảm, thể hiện một sự lưu luyến đặc biệt của tác giả bài thơ nhà thơ Tố Hữu với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: hương ngô, lồng lộng, nước non...( Bài đọc có nhiều từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng phụ âm l và n; GV lưu ý giúp HS đọc đúng).

+ Đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc của tác giả bài thơ: giọng đọc vui tươi, tha thiết.

- GV mời đại diện 3 HS đọc nối tiếp các khổ trước lớp:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến thủ đô gió ngàn.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến khách văn đến nhà.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- GV hướng dẫn HS làm theo nhóm (3 HS), mỗi HS đọc luân phiên một đoạn 1 – 2 lượt.

- HS làm việc cá nhân, đọc nhẩm toàn bài một lượt.

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của cả lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hiểu các từ ngữ chưa hiểu.

- Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc.

- Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc Anh em sinh đôi.

b. Cách thức tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc mục Từ ngữ SGK tr.48.

+ Việt Bắc: căn cứ địa của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1945 – 1954, bao gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên.

+ Bồ: đồ dùng đan bằng tre nứa để đựng thóc, ngô, khoai, sắn,…

+ Kêu (tiếng địa phương): gọi.

+ Khách văn: khách đến chơi nhà để đàm đạo nói chuyện về văn chương.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Nhà thơ lên thăm Bác Hồ ở đâu và vào thời gian nào?

+ GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp.

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS phát biểu ý kiến. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, chốt đáp án: Nhà thơ lên thăm Bác Hồ ở Việt Bắc (Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ), vào một sáng tháng Năm ( Vui sao một sáng tháng Năm...).

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Đường lên Việt Bắc có gì đẹp?

+ GV hướng dẫn HS đọc lại đoạn đầu của văn bản, trao đổi theo cặp.

+ GV mời đại diện 2− 3 nhóm phát biểu ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

+ GV và cả lớp nhận xét, bổ sung (nếu cần thiết) và thống nhất đáp án: Đường lên Việt Bắc có suối dài, có nương ngô xanh mướt, có gió ngàn thổi reo vui,... (Lưu ý: Thủ đô gió ngàn dùng để chỉ chiến khu Việt Bắc. Đây là cách nói mang tính biểu tượng. )

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Hãy tả lại khung cảnh nơi Bác Hồ làm việc.

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, rồi trao đổi nhóm.

+ GV khích lệ HS trình bày ý kiến, suy nghĩ riêng, đánh giá riêng về nơi làm việc của Bác.

+ GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

+ GV nhận xét, bổ sung và khen ngợi những HS đã biết thể hiện suy nghĩ của mình.

+ GV chốt đáp án: Bác Hồ làm việc trong một ngôi nhà sàn đơn sơ. Trong ngôi nhà ấy có một chiếc bàn con, một bố dựng công văn và một chú chim bồ câu nhỏ đang đi tìm thóc. Khung cảnh bình yên, mộc mạc và giản dị.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Câu thơ nào cho thấy sự gắn bó thân thiết giữa Bác Hồ và nhà thơ?

+ GV yêu cầu HS làm việc cá nhân rồi trao đổi nhóm (4 HS).

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, chốt đáp án: Câu thơ cho thấy sự gắn bó thân thiết giữa Bác Hồ và nhà thơ là: “Bàn tay con nắm tay cha/ Bàn tay Bác ẩm vào da vào lòng”. (Với HS giỏi, GV có thể yêu cầu HS giải thích vì sao – Vì khi nhà thơ và Bác Hồ nắm tay nhau, nhà thơ đã nghĩ mình là con và Bác là cha. Nhà thơ cảm nhận được sự ấm áp trong bàn tay Bác).

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 5: Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên sự cao cả, vĩ đại của Bác Hồ?

+ GV yêu cầu HS làm việc nhóm (4 HS).

+ GV khuyến khích HS nêu những suy nghĩ riêng.

+ GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời câu hỏi trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, khen ngợi, tuyên dương HS và chốt đáp án: Những hình ảnh trong bài thơ nói lên sự vĩ đại, cao cả của Bác Hồ là những hình ảnh cuối bài: Bác ngồi đó, lớn mênh mông, bao quanh là trời xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước non. -> Hình ảnh của Bác hoả cùng hình ảnh đất nước.

Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

 - Đọc được diễn cảm của bài Sáng tháng Năm.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ:

+ Làm việc chung cả lớp:

·      GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp

·      GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm.

+ Làm việc cá nhân: tự luyện đọc.

- GV mời đại diện một số HS đọc thuộc bài trước lớp.

- GV nhận xét, góp ý cách đọc diễn cảm của HS.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Sáng tháng Năm, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước Tiết học sau: Luyện từ và câu SGK tr.49.

 

- HS đọc bài.

 

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe thực hiện.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

- HS quan sát tranh ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

 

- HS luyện đọc.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài.

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm.

 

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS trình bày

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

Soạn mới giáo án Tiếng việt 4 KNTT bài 11: Sáng tháng Năm

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án tiếng việt 4 KNTT mới, soạn giáo án Tiếng việt 4 mới KNTT bài Sáng tháng Năm, giáo án soạn mới tiếng việt 4 KNTT

Soạn mới giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay