Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 18: BƯỚC MÙA XUÂN
(4 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||
TIẾT 1-2: ĐỌC | |||||||||||||||
ÔN BÀI CŨ - GV mời 2 HS đọc nối tiếp bài Cây đa quê hương. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu ý chính của mỗi đoạn trong bài Cây đa quê hương. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Ý chính của mỗi đoạn trong bài Cây đa quê hương: · Đoạn 1 : giới thiệu về cây đa quê hương. · Đoạn 2 : miêu tả cây đa. · Đoạn 3 : những cảnh đẹp của quê hương nhìn từ gốc cây đa. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV nêu nội dung thảo luận: Dấu hiệu nào của thời tiết giúp em nhận ra mùa xuân đang về, Tết sắp đến? - GV hướng dẫn yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV trình chiếu một số tranh về dấu hiệu thời tiết của mùa xuân.
Mưa xuân Băng tan
Nắng ấm Hoa cải nở - GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr81, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Mùa xuân là mùa của sự sống hồi sinh sau một khoảng thời gian dài vạn vật chìm trong giấc ngủ đông để đến khi xuân về bung tràn nhựa sống. Mỗi bước đi của mùa xuân như đem lại một làm gió mới thổi vào trong thiên nhiên cũng vì thế mà thiên nhiên trở nên thật rực rỡ và sinh động. Chúng ta cùng đọc bài đọc Bước mùa xuân để thấy rõ hơn điều đó nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được cả bài Bước mùa xuân với giọng đọc diễn cảm. - Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; nhấn giọng ở từ ngữ gợi ra sắc màu của cảnh vật trong mùa xuân. - Luyện đọc cá nhân, theo cặp. b. Cách tiến hành - GV đọc cả bài: đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi ra sắc màu của cảnh vật trong mùa xuân. - GV mời 2 HS đọc nối tiếp các khổ thơ.
- GV hướng dẫn HS đọc: + Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: · Nụ xoè tay hứng Giọt nắng trong veo Gió thơm hương lá Gọi mầm vươn theo... + Đọc diễn cảm những câu thơ thể hiện sự tươi vui, náo nức của cảnh vật thiên nhiên khi xuân về: · Chuyền trong vòm lá Chim có gì vui Mà nghe ríu rít Như trẻ reo cười. - GV mời 2 HS đọc nối cả bài thơ trước lớp.
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, mỗi HS đọc một đoạn, đọc nối tiếp đến hết bài. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc nhẩm toàn bài một lượt. - GV mời 2 hoặc 3 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Hiểu các từ ngữ chưa hiểu. - Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. - Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc Bước mùa xuân. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS sử dụng từ điển tìm nghĩa của những từ chưa hiểu. - GV mời 1 - 2 HS đọc câu hỏi 1: Trong bài thơ, những từ ngữ nào gợi lên vẻ đẹp của nắng xuân, mưa xuân, gió xuân? + GV giới thiệu : Những hiện tượng thiên nhiên cho biết mùa xuân về, mùa xuân mang đến sự đổi thay cho muôn vật, đó là: mưa, nắng, gió. Ở một số bài học ở lớp 2 và lớp 3, các em đã biết được một số đặc điểm tiêu biểu của mùa xuân. Dựa vào những hiểu biết đó, khi đọc bài thơ "Bước mùa xuân", các em sẽ nhận ra được những đặc điểm của cảnh vật thiên nhiên mùa xuân. + GV hướng dẫn HS đọc và tìm câu trả lời theo cặp, hỏi – đáp lần lượt về từ ngữ/ dòng thơ tả nắng - mưa – gió, sau đó trao đổi để thống nhất câu trả lời. + GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
- GV nhắc lại: Bài thơ gợi lên vẻ đẹp của nắng xuân, mưa xuân, gió xuân. (Mua – uốn mềm ngọn lúa; gió xuân nhẹ thổi làm hoa xoan rải tím mặt đường; Nắng xuân ấm áp gọi mầm vươn theo nụ xoè tay hứng nắng/ cỏ cũng xanh với nắng...). - GV mời 2 HS đọc câu hỏi 2: Tìm thêm chi tiết cho thấy cảnh vật mùa xuân hiện ra rất sinh động. + GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để trả lời câu hỏi. + GV mời 3 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. + GV chốt đáp án:
- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Em thích cảnh vật được miêu tả trong khổ thơ nào nhất? Vì sao? + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân nêu cảm nhận của mình rồi chia sẻ theo nhóm. + GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV tổng hợp các ý kiến của HS và khích lệ những suy nghĩ của các em. - GV nêu câu hỏi 4: Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua nhan đề bài thơ? + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ theo cặp hoặc trong nhóm. + GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). + GV tổng hợp các ý kiến của HS: Bài thơ có nhan để Bước mùa xuân, gợi ra bước đi của mùa xuân, gợi ra khoảnh khắc mùa xuân đang về khắp nơi nơi. Chỗ nào, nơi nào cũng có hình bóng của mùa xuân, sức sống của mùa xuân, hương vị mùa xuân,... - GV khích lệ và khen ngợi những HS đã biết nêu ý kiến, thể hiện suy nghĩ riêng của mình. - GV cung cấp thêm: Mùa xuân đi tới đâu làm cảnh vật đổi thay tới đó: trên cánh đồng lúa có mưa xuân giăng giăng, trên con đường rải đầy hoa xoan tím, ở bãi phù sa ven sông với vườn hoa cải vàng rực, rặng vải nở hoa trắng ngẩn... Dường như mọi sự vật đều thay đổi, dạt dào sức sống hơn khi xuân về. Hoạt động 3: Học thuộc lòng. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được nội dung bài đọc. - Đọc đúng các từ dễ đọc sai trong bài đọc Bước mùa xuân. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm câu chuyện: + Làm việc cả lớp: · GV mời đại diện 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp. · GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm. · GV hướng dẫn HS đọc theo cặp hoặc nhóm 3 em. + Làm việc cá nhân: + HS tự học thuộc lòng bài thơ - GV mời đại diện 1 HS đọc thuộc toàn bài trước lớp. Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Hiểu được nghĩa của các từ có trong bảng. - Đặt câu với các từ đó. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS cả lớp đọc yêu cầu bài 1: Tìm những từ ngữ gợi cảnh vật quen thuộc ở làng quê trong 2 đoạn thơ. - GV mời 2 HS đọc 2 đoạn văn SGK tr.86. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS) thực hiện yêu cầu của bài tập. - GV mời đại diện 1 -2 nhóm trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV tổng hợp các ý kiến của HS và chốt đáp án: + Đoạn thơ của tác giả Tế Hanh: con sông xanh biếc, những hàng tre, lòng sông lấp loáng + Đoạn thơ của Nguyễn Văn Song: sân đình, làng, mái đình cong, giếng làng. - GV yêu cầu HS cả lớp đọc yêu cầu bài 2: Tìm từ ngữ có nghĩa giống với từ quê hương. Đặt câu với từ ngữ tìm được. - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân. - GV mời 2 – 3 HS đọc câu của mình trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV đưa đáp án tham khảo: + Từ ngữ có nghĩa giống với từ “quê hương”: quê nhà, làng quê, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê quán,... + Đặt câu: Quê nhà là nơi bình yên mỗi lúc ta tìm về. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Bước màu xuân, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Chia sẻ với người thân về bài đọc. + Đọc trước Tiết học sau: Tìm hiểu cách viết bài văn miêu tả cây cối (tiếp theo) SGK tr.87. |
- HS đọc bài. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe nội dung.
- HS làm việc nhóm đôi. - HS trình bày bài vẽ ý kiến trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo. - HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS luyện đọc.
- HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc cá nhân.
- HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc việc nhóm đôi.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện.
- HS học thuộc. - HS đọc bài.
- HS quan sát và đọc thầm.
- HS đọc bài. - HS lắng nghe và thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát và đọc thầm.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS trả lời. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác