Soạn mới giáo án Tiếng việt 4 KNTT bài 12: Chàng trai làng Phù Ủng

Soạn mới Giáo án tiếng Việt 4 KNTT bài Chàng trai làng Phù Ủng. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 12: CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG

(4 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng và diễn cảm câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng, biết nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện cảm xúc, biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
  • Nhận biết được các nhân vật, các tình tiết, nội dung chính của câu chuyện.
  • Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Câu chuyện nói về một vị tướng tài giỏi của dân tộc Việt Nam – Phạm Ngũ Lão. Vị tướng này đã lập nhiều chiến công hiển hách, đặc biệt đã giúp nhà Trần hai lần đánh tan giặc Nguyên.
  • Viết được đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện về tình yêu thương hoặc lòng biết ơn.
  • Tự đọc được một số bài thơ hoặc bài ca dao về lòng biết ơn.
  • Hiểu và tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông biết ơn những thế hệ đi trước.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng niềm tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta.
  • Bồi dưỡng lòng biết ơn đối với thế hệ đi trước.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh minh họa câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng.
  • Từ điển tiếng Việt.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1 – 2: ĐỌC

ÔN BÀI CŨ

- GV mời 1 – 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Sáng tháng Năm.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên sự cao cả, vĩ đại của Bác Hồ?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét và khen ngợi HS biết nêu ý kiến riêng và có suy luận hợp lí.

- GV chốt đáp án: Những hình ảnh trong bài thơ nói lên sự vĩ đại, cao cả của Bác Hồ là những hình ảnh cuối bài: Bác ngồi đó, lớn mênh mông, bao quanh là trời xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước non. -> Hình ảnh của Bác hoả cùng hình ảnh đất nước.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS trao đổi với bạn những vị tướng nào trong lịch sử nước ta? Chia sẻ thông tin về một vị tướng em ngưỡng mộ.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS).

- GV trình chiếu một số hình ảnh và gợi ý về những vị tướng:

   

           Hai Bà Trưng                          Trần Hưng Đạo

    

      Vua Quang Trung              Đại tướng Võ Nguyên Gíap

- GV mời đại diện 2 –3 nhóm HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, khen ngợi, khích lệ HS.

- GV trình chiếu tranh minh họa bài đọc SGK tr.51.

  

- GV dẫn dắt, giới thiệu khái quát bài đọc: Chàng trai làng Phù Ủng là câu chuyện về Phạm Ngũ Lão – một vị tướng tài thời nhà Trần. Ông đã giúp Trần Hưng Đạo hai lần đánh đuổi giặc Nguyên ra khỏi bờ cõi nước là, được mệnh danh là vị tướng bách chiến bách thắng. Tên tuổi của ông làm cho quân thù khiếp sợ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được cả bài Chàng trai làng Phù Ủng với giọng đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc của nhân vật, tình tiết bất ngờ.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai.

- Luyện đọc cá nhân, theo cặp.

b. Cách thức tiến hành

- GV đọc diễn cảm cả bài, nhấn giọng ở những từ ngữ phù hợp, những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.

- GV mời 5 HS đọc nối tiếp các đoạn.

+ Đoạn 1: từ đầu đến chí khí khác thường.

+ Đoạn 2: tiếp đến xã hội.

+ Đoạn 3: tiếp đến về kinh đô.

+ Đoạn 4: tiếp đến mới ngoài 30 tuổi.

+ Đoạn 5: còn lại.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: danh tướng, song toàn, đan sọt, binh thư, kiệt xuất, bách chiến bách thắng...

+ Đọc diễn cảm, phản biệt lời người dẫn truyện và lời nhân vật: giọng Trần Hưng Đạo ăn cần nhưng oai nghiêm, giọng Phạm Ngũ Lão kính cần, lễ phép.

- GV mời 5 HS đọc nối 5 đoạn trước lớp.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, mỗi HS đọc nối tiếp từng đoạn đến hết bài.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc.

- Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc.

b. Cách thức tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc phần Từ ngữ SGK tr.52:

+ Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320): người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.

+ Trần Hưng Đạo (1231 – 1300): tên thật là Trần Quốc Tuấn, tước hiệu Hưng Đạo Đại Vương, nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất thời Trần.

+ Binh thư: sách viết về quân sự thời cổ.

+ Hiền tài: người tài cao, học rộng và có đạo đức.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Câu văn nào nói về tài năng của Phạm Ngũ Lão khi còn nhỏ?

+ GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp..

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và thống nhất câu trả lời: Câu văn nói về tài năng của Phạm Ngũ Lão là câu thứ 3 trong đoạn 1: Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, văn và song toàn, chí khí khác thường.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Chuyện gì xảy ra với Phạm Ngũ Lão khi Trần Hưng Đạo và quân lính đi qua?

+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS):

+ GV mời đại diện 1 – 2 nhóm phát biểu trước lớp. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, chốt đáp án: Khi Trần Hưng Đạo và quân lính đi ngang qua, Phạm Ngũ Lão vẫn ngồi bên vệ đường đan sọt. Quân lính lấy giáo đâm vào đùi ông, mẫu chảy nhưng ông đang tập trung suy nghĩ về binh thư nên không hay biết. (Có thể có những cách diễn đạt khác, chỉ cần HS nhớ được những ý chính và diễn đạt mạch lạc.)

- GV dẫn dắt và nêu câu hỏi 3: Dựa vào nội dung câu chuyện, tìm thẻ chữ nêu kết quả phù hợp với thẻ chữ nêu nguyên nhân.

+ GV trình chiếu thẻ SGK tr.52

Nguyên nhân

Kết quả

Vì Phạm Ngũ Lão có tài, có đức

nên ông có cơ hội bộc lộ tài năng của mình.

Vì được khổ luyện ở kinh đô

nên ông được gọi là “vị tướng bách chiến bách thắng”.

Vì ông hai lần đánh tan

giặc Nguyên

nên ông được mời về kinh đô.

Vì trận đánh nào ông cũng

giành chiến thắng

nên kẻ thù vô cùng khiếp sợ uy danh của ông.

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, rồi thảo luận nhóm:

·      Các chữ nêu nguyên nhân bắt đầu bằng từ nào?

·      Các chữ nêu kết quả bắt đầu bằng từ nào?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét và thống nhất đáp án:

·      Các chữ nêu nguyên nhân bắt đầu bằng từ “vì”.

·      Các chữ nêu kết quả bắt đầu bằng từ “nên”.

·      Vi Phạm Ngũ Lão có tài, có đúc nên ông được mời về kinh đô.

·      Vì được khổ luyện ở kinh đô nên ông có cơ hội bộc lộ tài năng của mình.

·      Vì ông hai lần chỉ huy binh sĩ đánh tan giặc Nguyên nên kẻ thù vô cùng khiếp sợ uy danh của ông.

·      Vì trận đánh nào ông cũng giành chiến thắng nên ông được gọi là “vị tướng bách chiến bách thắng”.

- GV mời 1 HS nêu câu hỏi 4: Phạm Ngũ Lão có những đóng góp gì cho đất nước?

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, rồi chia sẻ theo nhóm.

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS lắng nghe, nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có).

+ GV nhận xét, thống nhất đáp án: Phạm Ngũ Lão là một vị tướng giỏi, được giao chỉ huy nhiều trận đánh, trận nào cũng thắng. Ông lập được nhiều chiến công, đặc biệt là chiến công đánh tan giặc Nguyên. (HS có thể diễn đạt khác với đáp án này, miễn là nêu bật được đóng góp của Phạm Ngũ Lão).

Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

-  Đọc diễn cảm bài đọc Chàng trai làng Phù Ủng.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc:

+ Làm việc cả lớp:

·      GV mời đại diện 5 HS đọc nối tiếp 5 đoạn trước lớp.

·      GV nhận xét, góp ý, khen ngợi HS.

+ Làm việc cá nhân: HS tự luyện đọc.

- GV mời đại diện 1 HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp.

Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

a. Mục Tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Tìm chữ có nghĩa tương đồng.

- Hiểu nghĩa của các thành ngữ.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 1: “Tài” trong những từ nào dưới đây mang nghĩa “có khả năng hơn người  bình thường”?

+ GV trình chiếu câu lệnh SGK tr.53

Tài nghệ

Tài sản

Tài trợ

Tài hoa

Tài năng

+ GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm (4 HS).

+ GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp. HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, chốt đáp án: “Tài” trong những từ tài nghệ, tài hoa, tài năng mang nghĩa “có khả năng hơn người bình thường”.

·      Tài nghệ: tài năng đạt đến độ điêu luyện trong nghề nghiệp.

·      Tài hoa: có tài về nghệ thuật văn chương.

·      Tải năng: năng lực xuất sắc.

- GV nêu yêu cầu câu 2: Tìm nghĩa của từng thành ngữ dưới đây

+ GV trình chiếu các câu và yêu cầu 1 HS đọc.

Thành ngữ

Nghĩa

Văn võ song toàn

Bố trí lực lượng, trận địa để chuẩn bị chiến đấu

Bách chiến bách thắng

(Trận đánh) thiệt hại nhiều.

Bài binh bố trận

Toàn năng, vừa có tài văn chương vừa giỏi võ nghệ.

Hao binh tổn tướng

Đánh trận nào thắng trận đó, không có đối thủ.

+ GV mời 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

·      Văn võ song toàn toàn năng, vừa có tài văn chương vừa giỏi võ nghệ.

·      Bách chiến bách thắng đánh trận nào thắng trận đó, không có đối thủ.

·      Bài binh bố trận: bố trí lực lượng, trận địa để chuẩn bị chiến đấu.

·      Hao binh tổn tướng: (trận đánh) thiệt hại nhiều

 

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Chàng trai làng Phù Ủng, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước tiết học sau: Viết – Viết đoạn văn nêu ý kiến SGK tr.53.

 

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS đọc bài.

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài

- HS luyện đọc.

 

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS đọc bài.

 

 

 

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài.

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS câu hỏi.

 

- HS quan sát, đọc bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

Tìm kiếm google: giáo án tiếng việt 4 KNTT mới, soạn giáo án Tiếng việt 4 mới KNTT bài Chàng trai làng Phù Ủng, giáo án soạn mới tiếng việt 4 KNTT

Xem thêm các môn học

Soạn mới giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com