Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI NĂM HỌC
(7 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
TIẾT 1-2 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được các chủ điểm đã học. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu 1 HS đọc bài tập 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. a. Dòng chữ trên mỗi cánh buồm cho biết điều gì? b. Theo em, cần ghi những gì vào cánh buồm số 6, 7, 8? c. Hình ảnh những chiếc thuyền đi từ sông ra biển có ý nghĩa như thế nào? Chọn một phương án dưới đây hoặc đưa ra ý kiến của em.
- GV mời 1 HS đọc to những dòng chữ trên những chiếc khinh khí cầu. - GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, tìm câu trả lời - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: + a. Mỗi cánh buồm trong tranh ghi lại tên của từng chủ điểm trong SHS Tiếng Việt 1. Thứ tự sắp xếp là chủ điểm 1 (Mỗi người một về) ở gần nhất, chủ điểm 8 ( Vì một thế giới bình yên) ở xa nhất. Mỗi chủ điểm mang đến cho chúng ta một thông điệp riêng và dạy cho chúng ta trưởng thành hơn. Những cánh buồm này đang đi từ sông ra biển. + b. Dòng chữ trên 3 cánh buồm phía xa lần lượt là: (6) Uống nước nhớ nguồn, (7) Quê hương trong tôi, (8) Vì một thế giới bình yên. Ý nghĩa của các chủ đề: · Chủ điểm 1. Mỗi người một vẻ: nhấn mạnh vào bản sắc cá nhân của từng HS, mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng, mọi người xung quanh tôn trọng nét riêng đó. · Chủ điểm 2. Trải nghiệm và khám phá: Từng ngày trôi qua sẽ mang đến cho chúng ta những bài học mới, những trải nghiệm mới, giúp ta khám phá ra vẻ đẹp và giá trị của bản thân và cuộc sống quanh mình. · Chủ điểm 3. Niềm vui sáng tạo: Con người sẽ phát triển hơn lên khi chúng ta không ngừng sáng tạo và nỗ lực. · Chủ điểm 4. Chắp cánh ước mơ: Hãy biết ước mơ và hành động. Cuộc đời sẽ biến ước mơ của chúng ta thành hiện thực. · Chủ điểm 5. Sống để yêu thương: Đây chính là giá trị sống, ý nghĩa của cuộc sống mà mỗi chúng ta đang theo đuổi và vươn tới Cuộc đời sẽ đẹp hơn nếu chúng ta biết sống để yêu thương. · Chủ điểm 6. Uống nước nhớ nguồn vốn là một nét đẹp trong văn hoá của người Việt Nam chúng ta. Hãy biết ơn tất cả: từ những anh hùng trong lịch sử đến những con người bình dị của cuộc đời, tử ngọn cỏ đến nhành hoa.... · Chủ điểm 7. Quê hương trong tôi: Nói về vẻ đẹp của quê hương đất nước, để chúng ta thêm tự hào vì được là người con đất Việt. · Chủ điểm 8. Vì một thế giới bình yên: Hãy xác định nghĩa vụ của mỗi HS chúng ta trong thế giới ngày nay để góp phần làm cho thế giới tươi đẹp hơn, hạnh phúc hơn. + c. Cả 3 đáp án đều đúng. Hoạt động 2: Tìm nội dung tương ứng với tên bài đọc. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Tìm nội dung tương ứng với tên bài đọc. b. Cách tiến hành - GV mời 1 HS đọc bài tập 2: Tìm nội dung tương ứng với tên bài đọc. - GV mời 2 HS đọc các câu lệnh SGK tr.135. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi, mỗi nhóm luân phiên hỏi và trả lời về 1 bài đọc. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS và chốt đáp án:
Hoạt động 3: Đọc lại một bài em yêu thích (hoặc đọc thuộc lòng một bài thơ). a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Đọc lại một bài em yêu thích (hoặc đọc thuộc lòng một bài thơ). b. Cách tiến hành - GV yêu cầu 1 HS đọc bài tập 3: Đọc lại một bài em yêu thích (hoặc đọc thuộc lòng một bài thơ). - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, mỗi HS chọn 1 bài trong SHS (tập một hoặc tập hai), sau đó đọc lại cho cả nhóm nghe (Nếu là thơ thì cần đọc thuộc lòng). - GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, góp ý (nếu có). - GV nhận xét, góp ý và khen ngợi HS. Hoạt động 4: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng? a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Tìm chủ ngữ, vị ngữ thích hợp. b. Cách tiến hành - GV giới thiệu luật chơi: Lớp có 6 nhóm tham gia chơi, mỗi nhóm 4 người. Có 3 vòng chơi. Sẽ có dấu loại qua các vòng để tìm ra 1 đội trao giải nhất. - GV giới thiệu Vòng 1. GHÉP CHỦ NGỮ VỚI VỊ NGỮ THÍCH HỢP. - GV làm sẵn 6 thẻ giấy, ghi các từ ngữ. Các nhóm ghép các thẻ giấy với nhau. 3 nhóm ghép nhanh và đúng nhất sẽ được vào vòng 2. - GV chốt đáp án: Cây bằng trước ngõ đang nảy những chồi non; Những đám mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời; Đàn bướm vàng lượn bên những bông hoa. - GV giới thiệu Vòng 2. ĐI TÌM VỊ NGỮ - GV làm sản các thẻ giấy, HS viết tiếp vào các thẻ. Hoặc GV cho HS viết lên bảng, 2 nhóm viết cấu hợp lí và nhanh nhất sẽ được vào vòng 3. - GV chốt đáp án: 1. Tô Hoài là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi 2. Những câu chuyện ông viết thường là về thế giới loài vật ngộ nghĩnh, đáng yêu 3. Truyện mà tớ thích đọc nhất là truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. - GV giới thiệu Vòng 3. ĐI TÌM CHỦ NGỮ - Còn lại 2 nhóm thi với nhau Hình thức tổ chức giống với vòng 2. - GV chốt đáp án: 1. Cây phượng thường nở hoa vào mùa hè. 2. Những cánh hoa phượng có màu đỏ rực rỡ, rập rờn như cánh bướm. 3. Học trò chúng em thường nhặt những cánh hoa, ép vào trang sổ. - GV biểu dương và trao giải cho đội nhất. - GV chốt lại bài học: Câu có 2 thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ. Hai thành phần này phải phù hợp với nhau về nghĩa. Hoạt động 5: Giải ô chữ: Tiếng Việt lí thú a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Tìm được ô chữ lí thú. b. Cách tiến hành - GV mời lần lượt 12 HS đọc 12 gợi ý ô chữ SGK tr.136 - GV mời đại diện HS cả lớp xung phong trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV chốt đáp án:
- GV chốt đáp án ô chữ màu xanh: EM YÊU HÒA BÌNH. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc trước tiết học sau: Tiết 3 – 4 SGK tr.136. |
- HS đọc câu hỏi.
- HS đọc bài.
- HS làm việc nhóm. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi
- HS đọc bài. - HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS đọc yêu cầu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe, tham gia.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe, tham gia.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, vỗ tay. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc bài. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, quan sát.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác