Soạn mới giáo án Tiếng việt 4 KNTT bài 14: Chân trời cuối phố

Soạn mới Giáo án tiếng Việt 4 KNTT bài Chân trời cuối phố. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 14: CHÂN TRỜI CUỐI PHỐ

(4 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Chân trời cuối phố. Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, tả trong bài.
  • Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động và suy nghĩ của nhân vật.
  • Hiểu được điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Cuộc sống xung quanh chúng ta có rất nhiều điều mà chúng ta chưa biết, giống như những chân trời mở ra vô tận. Chỉ cần chúng ta có khát khao khám phá, chúng ta sẽ được trải nghiệm rất nhiều điều thú vị quanh mình.
  • Biết lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện.
  • Nói và nghe về một việc có ích đã làm cùng bạn bè hoặc người thân.
  • Có ý thức quan sát, chú ý đến những sự việc xảy ra quanh mình; có mong muốn trải nghiệm và khám phá thế giới xung quanh.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tinh thần ham học hỏi những điều xung quanh.
  • Bồi dưỡng sự những trải nghiệm, khám phá.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh minh họa câu chuyện Chân trời cuối phố.
  • Từ điển tiếng Việt.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1 – 2: ĐỌC

ÔN BÀI CŨ

- GV mời 2 – 3 HS đọc nối tiếp bài Con vẹt xanh.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đoạn kết của câu chuyện cho biết Tú đã nhận ra điều gì và sẽ thay đổi như thế nào?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV chốt đáp án: Tủ đã nhận ra mình thường nói trống không với anh trai nên rất hối hận về điều đó. Hành động Tủ chỉ mong anh gọi để “Dạ” một tiếng thật lễ phép cho biết Tủ sẽ thay đổi, nói năng lễ phép và kính trọng anh trong những lần sau.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS trao đổi với bạn về lần đầu tiên em được đến một nơi nào đỏ (lần đầu ra biển, lần đầu đến thư viện, lần đầu ra chợ cùng mẹ,...). Chia s cảm xúc của em khi đó.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS).

+ Một nơi nào đó” không cần phải là một nơi rất lớn, rất xa (rừng, biển,...), mà có thể chỉ là một khu vực gần gũi với các em (công viên, khu vui chơi giải tn, thư viện, rạp chiếu phim, cửa hàng, nhà một người bạn, một góc phố, một ngõ nhỏ,...).

+ Đó là nơi nào?

+ Em đến đó khi nào?

+ Em đến đỏ với ai?

+ Em thấy những gì ở đó?

+ Em đã làm gì?

+ Em cảm thấy thế nào khi đến đó?

- GV trình chiếu một số hình ảnh và gợi ý về nhà khoa học:

          

- GV mời đại diện 2 –3 nhóm HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, khen ngợi, khích lệ HS.

- GV trình chiếu tranh minh họa bài đọc SGK tr.59.

  

- GV mời 1 HS nêu nội dung tranh minh họa.

- GV nhận xét, chốt đáp án: Tranh vẽ cảnh một chú chó nhỏ đang đứng trong cổng nhà. Cánh cổng đang đóng. Chú chó bám hai chân trước vào cánh cổng, nhìn ra ngoài. Bên ngoài là cảnh đường phố, nhà, cây... Có lẽ chú chó đang rất muốn được ra ngoài.

- GV dẫn dắt, giới thiệu khái quát bài đọc: Đây là câu chuyện về một chú chó nhỏ chưa bao giờ được đi ra khỏi nhà. Chú rất tò mò về thế giới bên ngoài và muốn được khám phá xung quanh. Các em hãy cùng đọc bài Chân trời cuối phố để biết chú chó đã khám phá khu phố của chú như thế nào.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được cả bài Chân trời cuối phố với giọng đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc của nhân vật, tình tiết bất ngờ.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai.

- Luyện đọc cá nhân, theo cặp.

b. Cách thức tiến hành

- GV dọc cả bài, đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp các đoạn.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: cũ kĩ, lầy lội, đến nỗi, ngẩng lên, làng quê, bãi bờ,...

+ Cách ngắt giọng ở những câu dài :

·        Từ cổng nhà,/ còn nhìn thấy dãy phố/ với những mái tôn cũ kĩ/ và con đường lầy lội mùa mưa;

·        Trước mặt,/ dọc bờ sông bên kia/ làng quê với những bài bờ,/ cây cối,/ nhà cửa.

+ Đọc diễn cảm với giọng phù hợp ở một số đoạn:

·        Nhấn giọng ở câu khiến “Củn, vào nhà!”

·        Giọng suy tư,, băn khoăn: “Ở cuối dãy phố có gì nhỉ?”.

·        Giọng hào hứng, phấn chấn: Bao nhiêu điều mới lạ mở oà trước mắt ...

- GV mời 3 HS đọc nối 3 đoạn trước lớp.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 3, mỗi HS đọc 1 đoạn, sau đó đổi lại thứ tự đọc.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt.

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.  

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc.

- Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc.

b. Cách thức tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Tìm thông tin về nhân vật của trong câu chuyện theo gợi ý (tên, nơi ở, hình dạng, tính cách, tiếng kêu).

+ GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm..

+ GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và thống nhất câu trả lời:

Tên

Nơi ở

Hình dáng

Tính cách

Tiếng kêu

Cún

Ngôi nhà nhỏ

Nhỏ

Tò mò, thích khám phá

ẳng ẳng

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Những chi tiết nào cho thấy cún rất tò mò muốn biết về dãy phổ bên ngoài?

+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS):

+ GV mời đại diện 2 – 3 HS phát biểu trước lớp. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, chốt đáp án: Cún đã vài lần định ra cổng khám phá dãy phố bên ngoài nhưng người lớn không cho ra (vì cún còn nhỏ). Cn nghĩ “Ở cuối dãy phố có gì nhỉ?”. Cun to mỏ, rồi tò mò chuyển thành bực mình, bực đến nỗi đang nằm yên cũng bỗng ngẩng cổ lên sủa "Ẳng! Ẳng!...".

- GV dẫn dắt và nêu câu hỏi 3: Khi có dịp chạy hết dãy phố, những cảnh vật hiện ra trước mắt đã giúp của nhận ra điều gì?

+ GV đặt câu hỏi phụ: Khi chạy hết dãy phố, cún đã thấy những gì?

+ GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV chốt đáp án: Cún thấy bên trái là một dãy phố khác, bên phải là bến sông với con đò, trước mặt, dọc bờ sông bên kia là làng quê, bãi bờ, cây cối, nhà cửa.

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, rồi thảo luận nhóm.

+ GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét và thống nhất đáp án: Những cảnh vật mở ra trước mắt khi chạy hết dãy phố đã giúp cún nhận ra: Hết phổ này sẽ đến phổ khác, hết sông này sẽ đến sông khác, hết làng này sẽ đến làng khác, cuối dãy phổ của cún là những chân trời mở ra vô tận.

+ GV đặt câu hỏi phụ: Em hiểu câu “Cuối con phổ của cún là những chân trời mở ra vô tận.” như thế nào?

+ GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

GV nhận xét, chốt đáp án: Cuối dãy phố là những sự vật nối tiếp nhau, không bao giờ kết thúc. Thế giới xung quanh rất rộng lớn, có thể khám phá mãi mà không hết được.

- GV mời 1 HS nêu câu hỏi 4: Tìm những từ ngữ chỉ cảm xúc của cún và giải thích vì sao cún có những cảm xúc đó.

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, rồi chia sẻ theo cặp.

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS lắng nghe, nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có).

+ GV nhận xét, thống nhất đáp án: Những từ ngữ chỉ cảm xúc của cún: bực mình (vì tò mò muốn biết về cuối dãy phổ mà lại không được ra ngoài), mừng rỡ (vì được người nhà mở cổng cho ra ngoài, chạy đi khám phá dãy phố).

- GV mời 1 HS nêu câu hỏi 5: Hãy tưởng tượng em cùng cún đi trên dãy phố trong bài đọc, em sẽ nhìn thấy, nghe thấy những gì?

+ GV trình chiếu tranh minh họa:

+ GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm.

+ GV nêu gợi ý:

 

 

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS đọc bài.

- HS luyện đọc.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài

- HS luyện đọc.

 

- HS đọc bài.

- HS đọc trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS quan sát, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

-------------- Còn tiếp --------------

 
Soạn mới giáo án Tiếng việt 4 KNTT bài 14: Chân trời cuối phố

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN POWERPOINT:

  • Khi đặt: nhận giáo án kì I + 1/2 kì 2
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

Với Toán, Văn:

  • Word: 300k/kì - 350k/cả năm
  • Powerpoint: 400k/kì - 450k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 550k/kì - 650k/cả năm

Với các môn còn lại:

  • Word: 200k/kì - 250k/cả năm
  • Powerpoint: 250k/kì - 300k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 400k/kì - 450k/cả năm

LƯU Ý:

  • Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí:
    • Word 5 môn GVCN: 800k/cả năm
    • Powerpoint 5 môn GVCN: 1000k/cả năm
    • Word +Powerpoint 5 môn GVCN: 1600k/cả năm

=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án tiếng việt 4 KNTT mới, soạn giáo án Tiếng việt 4 mới KNTT bài Chân trời cuối phố, giáo án soạn mới tiếng việt 4 KNTT

Soạn mới giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay