Soạn mới giáo án Tiếng việt 4 KNTT bài 20: Chiều ngoại ô

Soạn mới Giáo án tiếng Việt 4 KNTT bài Chiều ngoại ô. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 20: CHIỀU NGOẠI Ô

(4 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Chiu ngoại ô. Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, tả của nhân vật xưng “tôi” trong bài, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật qua giọng đọc.
  • Hiểu nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh vật đặc trưng của vùng ngoại ô qua lời kể, tả, biểu cảm của nhân vật “tôi”.
  • Hiểu tình cảm yêu thiên nhiên, yêu quê thương, sự gắn bó sâu sắc của tác giả đối với cảnh vật quê hương qua việc cảm nhận cảnh vật bằng mọi giác quan. Biết tóm tắt hoặc nhận biết các ý trong mỗi đoạn văn.
  • Viết được đoạn văn miêu tả cây cối (cây ăn quả) có đủ mở bài, thân bài, kết bài; biết miêu tả cây theo trình tự hợp lí.
  • Đọc mở rộng về chủ điểm quê hương, đất nước.
  • Biết yêu quê hương, đất nước, biết bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình đối với quê hương.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh minh họa câu chuyện Chiều ngoại ô.
  • Bài văn, bài thơ về những cảnh vật đặc trưng của các vùng ngoại ô nói chung.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh, tư liệu, sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

                                                       TIẾT 1-2: ĐỌC

ÔN BÀI CŨ

- GV mời 1 – 2 HS đọc thuộc 4 khổ thơ đầu bài Đi hội chùa Hương.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Niềm tự hào về quê hương, đất nước được thể hiện qua những câu thơ nào?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS và chốt đáp án:

Những câu thơ thể hiện niềm tự hào về quê hương đất nước:

Bước mỗi bước say mê

Như giữa trang cổ tích.

Đất nước mình thanh lịch

Nên núi rừng cũng thơ.

... Động chùa Tiên, chùa Hương

Đá còn vang tiếng nhạc.

Động chùa núi Hinh Bồng

Gió còn ngắn khúc hát.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho học sinh quan sát hình ảnh về thiên nhiên thành phố và nông thôn:

   

              Thành phố                               Nông thôn

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn về những điểm khác biệt của thiên nhiên ở thành phố và nông thôn.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr.93, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Tranh vẽ cảnh ngoại ô hay còn gọi là ngoại thành - khu vực bao quanh thành phố, phía xa là bóng dáng của thành phố, cận cảnh là cánh đồng lúa chín vàng, dòng kênh trong vắt, hai bên bờ kênh có cỏ xanh ngắt,…; ruộng rau muống nở hoa tím,.. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem có gì trong bài đọc Chiều ngoại ô nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được cả bài Chiều ngoại ô với giọng đọc diễn cảm.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; nhấn giọng ở từ ngữ gợi ra những dáng nét đặc trưng của cảnh buổi chiều.

- Luyện đọc cá nhân, theo cặp.

b. Cách tiến hành

- GV đọc cả bài (đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi ra những dáng nét đặc trưng của cảnh buổi chiều).

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp các đoạn.

 

- GV hướng dẫn HS đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: tia nắng, bắt đầu lộng lên, sau lưng đồng lúa chín...

+ Đọc diễn cảm những câu thơ thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi”:

·      Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.

·      Những cánh điều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng.

+ Cách ngắt giọng ở những câu dài:

·      Đằng sau lưng/ là phố xá,/ trước mặt/ là đồng lúa chín mênh mông/ và cả một khoảng trời bao la,/ những đám mây trắng/ vui đùa đuổi nhau trên cao.//

·      Ngồi bên nơi cắm điều,/ lòng tôi lâng lâng,/ tôi muốn gửi ước mơ của mình/ theo những cánh diều lên tận mây xanh.//

- GV mời 3 HS đọc nối 3 đoạn trước lớp.

 

 

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 3 em, đọc nối tiếp 3 đoạn từ 1 -2 lượt.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt.

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp.

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hiểu các từ ngữ chưa hiểu.

- Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc.

- Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc Bầu trời màu thu.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc mục Từ ngữ SHS tr.94:

+ Ngoại ô (hay ngoại thành): khu vực bao quanh thành phố.

+ Diều cốc, diều tu, diều sáo: các loại diều.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Đoạn mở đầu giới thiệu những gì về chiều hè ở ngoại ô?

+ GV hướng dẫn HS đọc và tìm câu trả lời cá nhân.

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

·      Giới thiệu khí hậu dễ chịu vào buổi chiều ở ngoại ô: nắng nhạt dần, trời mát mẻ, gió lộng, không khí dịu lại.

·      Giới thiệu cảnh vật êm đềm, thơ mộng vào buổi chiều ở ngoại ô: ngoại ô chìm vào nắng chiều, không gian yên tĩnh.

- GV nêu câu hỏi 2: Cảnh vật ở ngoại ô được miêu tả như thế nào?

+ GV hướng dẫn HS làm việc và thảo luận theo nhóm (4 HS):

·      Mỗi thành viên tìm chi tiết miêu tả 1 sự vật (con kênh, ruộng rau muống, rặng tre, tiếng chim, đồng lúa).

·      Từng thành viên trình bày kết quả, cả nhóm kiểm soát và góp ý.

·      HS tập hợp thành sản phẩm chung.

+ GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi câu trả lời của HS.

+ GV đưa ra đáp án:

Con kênh

- Con kênh nước trong vắt.

- Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người

Ruộng rau muống

Mùa hè, những ruộng rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh.

Rặng tre

Những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió.

Tiếng chim

Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình có một đôi cánh.

Cánh đồng lúa

- Đồng lúa chín mênh mông.

- Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Vì sao tác giả nói vùng ngoại ô mang vẻ đẹp bình dị?

+ GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp.

+ GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV tổng hợp các ý kiến của HS và động viên các em giải thích hợp lý.

+ GV nêu đáp án gợi ý: Tác giả nói vùng ngoại ô mang vẻ đẹp bình dị bởi vì ở đó có những cảnh vật như: con kênh nước trong vắt, dải cỏ xanh êm như tấm thảm, ruộng rau muống, hoa rau muống tím, những rặng tre xanh, đồng lúa chín mênh mông, hơi đất, hương lúa chín và hương sen,... Đây là những cảnh vật quen thuộc, bình dị, gần gũi với làng cảnh Việt Nam.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Tác giả có cảm nhận như thế nào khi chơi thả diều trong chiều hè ở ngoại ô?

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ theo nhóm:

·      Bước 1: Tìm các từ ngữ, câu văn bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của tác giả.

·      Bước 2: Dựa vào các từ ngữ, câu văn tìm được, em hãy cho biết tác giả cảm nhận thế nào khi chơi thả diều trong chiều hè ở ngoại ô.

+ GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến, nêu câu hỏi (nếu có).

+ GV nhận xét và khích lệ những suy nghĩ của các HS.

+ GV đưa đáp án:

·      Các từ ngữ, câu văn thể hiện cảm xúc của tác giả: thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn; Những cảnh điều như những mảnh hôn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng; Ngồi bên nơi cắm điều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh điều lên tận mây xanh,...

·      Các câu trên đều chứa đựng tình cảm, cảm xúc của tác giả. Đó là niềm vui, sự hào hứng thú vị khi chơi diều trong chiều hè ngoại ô. Đó cũng chính là tình yêu quê hương chan chứa trong lòng tác giả.

- GV nêu yêu cầu bài tập 5 : Nêu ý chính của mỗi đoạn trong bài.

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ theo nhóm.

+ GV mời 2 – 3 học sinh đọc câu văn trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét và đưa ra đáp án:

·      Đoạn 1: Chiều hè ngoại ô mát mẻ và yên tĩnh.

·      Đoạn 2: Cảnh vật ngoài ô đẹp và đáng yêu trong ráng chiều.

·      Đoạn 3: Chơi thả diều ở ngoại ô thật thú vị và thơ mộng.

+ GV nhấn mạnh: Tác giả cảm thấy vui, thấy thú vị, có cảm giác lâng lâng khi được hoà mình vào cảnh vật ngoại ô, để cảm nhận và phát hiện vẻ đẹp bình dị, thân thuộc của quê hương.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc diễn cảm câu chuyện Bầu trời mùa thu.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm câu chuyện:

+ Làm việc cả lớp:

·      GV mời đại diện 3 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp.

·      GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm.

+ Làm việc cá nhân: tự đọc bài.

Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

a. Mục tiêu:

- Thêm trạng ngữ cho mỗi câu.

- Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn.

b. Cách tiến hành

- GV nêu yêu cầu câu hỏi 1: Thêm trạng ngữ cho mỗi câu dưới đây:

Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi theo nhóm (4 HS).

+ GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp.

+ GV nhận xét và khích lệ những suy nghĩ của các HS.

+ GV ghi nhận đáp án hợp lí ví dụ như: Chiều chiều, từ bãi cỏ gần nhà tôi, diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Trên không trung bao la, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.

- GV nêu yêu cầu câu hỏi 2: Đặt câu kể, tả về một hiện tượng tự nhiên, trong đó có sử dụng biện pháp

nhân hóa.

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ theo nhóm.

+ GV mời đại diện 2 - 3 HS trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến, nêu câu hỏi (nếu có).

+ GV nhận xét và chốt đáp án: Dấu ngoặc kép đánh dấu tên tác phẩm, tên văn bản.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Chiều ngoại ô, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước Tiết học sau: Luyện viết đoạn văn miêu tả cây cối SGK tr.91.

 

- HS đọc bài.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

 

- HS trình bày bài vẽ ý kiến trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát và lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo nhóm.

 

- HS luyện đọc cá nhân.

- HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc SGK.

 

 

 

- HS đọc bài.

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS trình bày ý kiến.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

- HS trả lời

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

- HS đọc bài.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc bài.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

Soạn mới giáo án Tiếng việt 4 KNTT bài 20: Chiều ngoại ô

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN POWERPOINT:

  • Khi đặt: nhận giáo án kì I + 1/2 kì 2
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

Với Toán, Văn:

  • Word: 300k/kì - 350k/cả năm
  • Powerpoint: 400k/kì - 450k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 550k/kì - 650k/cả năm

Với các môn còn lại:

  • Word: 200k/kì - 250k/cả năm
  • Powerpoint: 250k/kì - 300k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 400k/kì - 450k/cả năm

LƯU Ý:

  • Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí:
    • Word 5 môn GVCN: 800k/cả năm
    • Powerpoint 5 môn GVCN: 1000k/cả năm
    • Word +Powerpoint 5 môn GVCN: 1600k/cả năm

=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án tiếng việt 4 KNTT mới, soạn giáo án Tiếng việt 4 mới KNTT bài Chiều ngoại ô, giáo án soạn mới tiếng việt 4 KNTT

Soạn mới giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay