Soạn mới giáo án Tiếng việt 4 KNTT bài 8: Đò ngang

Soạn mới Giáo án tiếng Việt 4 KNTT bài Đò ngang. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 8: ĐỒ NGANG

(4 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Đò ngang. Biết đọc đúng lời người dẫn chuyện, lời nói của đò ngang và lời nói của thuyền mành với giọng điệu phù hợp.
  • Nhận biết được đặc điểm của đò ngang và thuyền mành thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, suy nghĩ;... nhận biết được cách liên tưởng, so sánh, nhân hoá... trong việc xây dựng nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Mỗi người cần phải làm tốt công việc của mình, bởi mỗi công việc có một giá trị riêng, việc nào cũng mang lại lợi ích cho cuộc sống, việc nào cũng đáng quý, đáng trân trọng.
  • Biết cách viết báo cáo thảo luận nhóm.
  • Đọc mở rộng một câu chuyện có nhân vật mang điểm nổi bật về ngoại hình hoặc tính cách.
  • Biết chia sẻ suy nghĩ, đánh giá về công việc của mình và của người khác. Biết khám phá giá trị của công việc và cuộc sống quanh mình. Biết học hỏi từ những điều gần gũi, quen thuộc và trân trọng những điều mình có thể học hỏi được.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tinh thần tích cực, chăm chỉ, hăng say lao động.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh minh họa câu chuyện Đò ngang.
  • Một số tranh ảnh minh họa các loại thuyền: thuyền mành, đò ngang...
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Tiếng Việt 4.
  • Một số tranh các bìa sách mà HS có thể tìm đọc trong phần Đọc mở rộng.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1 – 2: ĐỌC

ÔN BÀI CŨ

- GV mời 2 -3 HS đọc nối tiếp bài Những bức chân dung.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chúng ta cần có thái độ, cách ứng xử như thế nào đối với đặc điểm riêng của mỗi người?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Trao đổi với bạn bè về những điểm giống và khác nhau giữa hai con thuyền trong tranh dưới đây.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân, quan sát tranh và nêu ý kiến trong nhóm.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV khen ngợi, tuyên dương HS tích cực xây dựng bài.

- GV bổ sung, kết luận: Đúng như các em đã mô tả, hai con thuyền trong tranh, một là thuyền buồm, hay người ta còn gọi là thuyền mành và một là con đò ngang. Thuyền mành to, rộng, có những cánh buồm lớn, đi đến rất nhiều nơi, từ sông ra biển. Còn đò ngang bé nhỏ, mộc mạc, làm công việc đưa người qua lại giữa hai bờ sông.

- GV giới thiệu khái quát bài Đò ngangHôm nay, các em sẽ luyện đọc bài Đò ngang. Đây là một câu chuyện rất thú vị, nói về cuộc sống và công việc của hai nhân vật: đò ngang và thuyền mành. Qua câu chuyện, các em sẽ hiểu hơn về công việc của các loại thuyền và giá trị mà mỗi công việc mang lại cho cuộc sống nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: HS đọc được cả bài Đò ngang. Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài văn qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

b. Cách thức tiến hành

- GV đọc diễn cảm cả bài đọc, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhân vật.

- GV giải thích một số từ khó:

+ Thuyền mảnh: là loại thuyền lớn, có buồm trông giống cái mành, dùng để đi lại ở vùng ven biển. Mành là một đồ vật làm bằng nan tre ghép lại, thường để che nắng ở cửa sổ hoặc cửa trước của các ngôi nhà.

+ Đò ngang: là loại thuyền nhỏ chở khách qua lại ngang sông, từ bờ bên này sang bờ bên kia.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: tỉnh giấc, vội vã, quay lái, bất kể, chăm chỉ, lo việc, đôi lúc, vạm vỡ, to lớn, lộng gió, lướt sóng, khổng lồ, nơi, mới lạ, lớn lên, trưa nắng, nằm nghỉ, ghé lại, đổ về, mỗi người một vẻ, nối lại...

+ Đọc nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhân vật:

·        Giọng kéo dài: “Ở đó.

·        Giọng reo vui: “Chào anh thuyền mảnh!”.

·        Giọng hào hứng. “Tuyệt quá!”; “Tôi chỉ mong được như vậy.”

·        Giọng thân mật, chậm rãi (các lời nói của thuyền mành).

+ Đọc ngắt giọng ở những câu dài: Thuyền mành vạm vỡ,/ to lớn,/ giương cao cánh buồm lộng gió,/ lướt sóng ào ào, giống như con chim khổng lồ/ cất cánh tung bay đến những bến bờ xa.; Mỗi lần nghĩ vậy,/ đò ngang lại cảm thấy đôi bờ của mình quá chật hẹp,/ muốn vứt bỏ tất cả/ để được đến một nơi nào đỏ mới và rộng lớn hơn.

- GV yêu cầu HS luyện đọc:

+ HS làm việc nhóm ba, mỗi HS đọc theo lời một nhân vật và người dẫn chuyện, sau đó đổi lại thứ tự đọc.

+ HS làm việc cá nhân, đọc nhầm toàn bài một lượt.

- GV mời đại diện 3 HS đọc lời người kể chuyện, lời của đò ngang và lời thuyền mành trước lớp.

- GV nhận xét việc đọc diễn cảm của cả lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Đò ngang.

b. Cách thức tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc từ ngữ được chú thích trong SHS và hướng dẫn HS hiểu nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài.

- GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các nhiệm vụ, yêu cầu nêu trong SHS (cuối bài đọc).

Câu 1

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi 1: Thuyền mành hiện ra như thế nào trong cảm nhận của đò ngang?

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc kĩ lại đoạn 2 trong văn bản để thấy được hình ảnh của thuyền mảnh trong cảm nhận của đò ngang (Hình ảnh của thuyền mành được miêu tả cả về ngoại hình hoạt động và công việc.).

+ HS trao đổi trong nhóm, thống nhất ý kiến.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày ý kiến trước lớp.

- GV khen ngợi, tuyên dương HS có tinh thần tích cực.

- GV nhận xét, bổ sung và chốt đáp án: Trong cảm nhận của đồ ngang, thuyền mành hiện ra rất mạnh mẽ và năng động. Thuyền mảnh vạm vỡ, to lớn, giương cao những cánh buồm lộng gió, lướt sóng ào ào, giống như những con chim khổng lồ cất cánh tung bay đến những bến bờ xa.

Câu 2

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi 2: Đò ngang nhận ra mình khác thuyền mành như thế nào?

- GV gợi ý: Từ các chi tiết tả hình dáng, hoạt động của thuyền mành và các chi tiết thể hiện suy nghĩ của đò ngang về bản thân, các em hãy tìm những điểm khác nhau giữa đò ngang và thuyền mảnh về hình thức, công việc...

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:

+ HS làm việc, trao đổi theo nhóm để trả lời câu hỏi.

+ Nhóm trưởng mời từng bạn phát biểu, cùng nhau tìm câu trả lời, thống nhất ý kiến.

- GV quan sát các nhóm làm việc và có những hỗ trợ phù hợp.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời câu hỏi trước lớp.

- GV khen ngợi, tuyên dương HS có tinh thần tích cực.

- GV và cả lớp nhận xét, góp ý và thống nhất đáp án:

+ Trong suy nghĩ của đò ngang, thuyền mảnh vạm vỡ, to lớn, khoẻ mạnh, năng động, còn đò ngang bé nhỏ và lặng lẽ.

+ Về công việc, đò ngang thấy thuyền mành được đi đến những bến bờ xa, có nhiều điều mới lạ. Còn đò ngang chỉ làm công việc đưa đò, quanh quẩn giữa hai bến sông chật hẹp, không gặp được những điều mới lạ để học hỏi.

Câu 3

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi 3: Theo em, thuyền mành muốn nói gì với đò ngang qua câu: “Ở bất cứ đâu cũng có những điều để chúng ta học hỏi.”

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Làm việc cá nhân:

·        Đọc thầm lại văn bản.

·        Tìm các chi tiết có thể giải thích cho câu hỏi trên.

+ Làm việc theo nhóm:

·        Từng HS phát biểu ý kiến về câu hỏi trên.

·        Cả nhóm góp ý và bổ sung (nếu cần thiết).

- GV mời đại diện 2 – 3 HS phát biểu trước lớp.

- GV khích lệ HS thoải mái nêu suy nghĩ của mình, diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau.

- GV nhận xét và chốt đáp án: Thuyền mảnh muốn nói với đò ngang: Không phải chỉ đi xa mới gặp được những điều mới lạ có thể giúp mình học tập. Ở ngay gần mình, nếu chú ý cũng luôn gặp được những điều mới lạ, thú vị. Ví dụ như bến nước nơi đò ngang nằm là nơi nhiều con thuyền cập bến và mỗi ngày, đò ngang đón rất nhiều người qua sông. Mỗi sự gặp gỡ đều mang lại cho đò ngang những điều thú vị.

- GV mở rộng: Câu nói của thuyền mành cũng đúng với tất cả chúng ta. HS có thể học tập được từ rất nhiều thứ xung quanh mình.

+ Khi đến lớp, ngoài việc học với thầy cô, thì việc chơi với bạn cũng giúp HS học tập được từ bạn, từ cách chơi đến cách cư xử, ăn nói,...

+ Đi chợ, đi siêu thị, HS có thể học tập được cách tính toán, lựa chọn đồ dùng phù hợp.

+ Đi chơi ở công viên giúp HS có những hiểu biết về thiên nhiên, xử lí tình huống,...

→ Ở bất cứ đâu cũng có những điều mà chúng ta có thể học hỏi được. (GV có thể liên hệ với những địa điểm và sự việc cụ thể... mà HS đã đến, đã trải qua gần đây.)

Câu 4

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi 4: Thuyền mành giúp đò ngang nhận ra giá trị của mình như thế nào?

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ theo cặp/ nhóm:

 

 

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

 

- HS trả lời: Chúng ta cần tôn trọng, chấp nhận, không coi thường, giễu cợt đặc điểm riêng của mỗi người.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS nêu yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ.

 

- HS xung phong trình bày:

+ Hai con thuyền trong tranh giống nhau ở điểm đều là thuyền, để chuyên chở người hoặc hàng hoá trên sông. Hai con thuyền đều như đang nghỉ ngơi.

+ Điểm khác nhau giữa hai con thuyền là một thuyền là thuyền buồm, to, rộng, với những cánh buồm căng phồng trong gió, trông rất đẹp; một thuyền giống như một con đò cũ, trông bé nhỏ, mộc mạc và đơn giản.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, đọc nhẩm theo.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

 

 

- HS xung phong luyện đọc trước lớp

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

- HS tìm hiểu từ khó.

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

- HS nêu câu hỏi.

 

- HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

- HS xung phong trình bày.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS nêu câu hỏi.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

- HS xung phong trình bày.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS nêu câu hỏi.

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

- HS xung phong trình bày.

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS nêu câu hỏi.

 

- HS thực hiện nhiệm vụ.

 

--------------- Còn tiếp ----------------

 
Soạn mới giáo án Tiếng việt 4 KNTT bài 8: Đò ngang

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN POWERPOINT:

  • Khi đặt: nhận giáo án kì I + 1/2 kì 2
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

Với Toán, Văn:

  • Word: 300k/kì - 350k/cả năm
  • Powerpoint: 400k/kì - 450k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 550k/kì - 650k/cả năm

Với các môn còn lại:

  • Word: 200k/kì - 250k/cả năm
  • Powerpoint: 250k/kì - 300k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 400k/kì - 450k/cả năm

LƯU Ý:

  • Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí:
    • Word 5 môn GVCN: 800k/cả năm
    • Powerpoint 5 môn GVCN: 1000k/cả năm
    • Word +Powerpoint 5 môn GVCN: 1600k/cả năm

=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án tiếng việt 4 KNTT mới, soạn giáo án Tiếng việt 4 mới KNTT bài Đò ngang, giáo án soạn mới tiếng việt 4 KNTT

Soạn mới giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay