Soạn mới giáo án Tiếng việt 4 KNTT bài: Ôn tập và đánh giá giữa học kì I

Soạn mới Giáo án tiếng Việt 4 KNTT bài Ôn tập và đánh giá giữa học kì I. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I

(7 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng và diễn cảm các văn bản được học: bước đầu biết nhấn giọng ở các từ ngữ quan trọng, thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc.... Tốc độ đọc khoảng 80 – 85 tiếng/ phút.
  • Hiểu nội dung bài đọc (nhận biết được một số chi tiết và nội dung chính, những thông tin chính của bài đọc, bước đầu hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản dựa vào gợi ý, hướng dẫn). Bước đầu biết tóm tắt văn bản, nêu được chủ đề của văn bản (vấn đề chủ yếu mà tác giả muốn nêu ra trong văn bản). Bước đầu nhận biết được các từ ngữ miêu tả hình dáng, điệu bộ, hành động.... thể hiện đặc điểm, tính cách của nhân vật.
  • Nhận biết được trình tự sắp xếp các sự việc trong câu chuyện. Nhận biết mối quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện thể hiện qua cách xưng hô. Nhận biết được hình ảnh trong thơ, lời thoại trong văn bản truyện hoặc kịch. Nhận biết bố cục của văn bản. Nhận biết được thông tin của văn bản qua hình ảnh, số liệu,...
  • Bước đầu nêu được tình cảm, suy nghĩ về văn bản, biết giải thích vì sao mình yêu thích văn bản, ý nghĩa của văn bản đối với bản thân hoặc cộng đồng, nêu được cách ứng xử của bản thân khi gặp tình huống tương tự như tình huống của nhân vật trong văn bản.
  • Viết được bài văn thuật lại một sự việc, kể chuyện có nội dung gắn với các chủ điểm được học; viết được đoạn văn nêu ý kiến (nêu lí do yêu thích câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe). Bước đầu biết viết theo các bước, xác định nội dung viết; quan sát và tìm tư liệu để tìm ý và lập dàn ý; viết được đoạn văn bài văn theo dàn ý đã lập; chỉnh sửa bài văn đoạn văn (về bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả).
  • Biết nói theo đề tài phù hợp với chủ điểm được học: nói rõ ràng, tập trung vào mục đích và để tải, bước đầu thể hiện được thái độ tự tin, biết kết hợp cử chỉ, điệu bộ để tăng hiệu quả giao tiếp (có thể kết hợp sử dụng các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, sơ đồ,...). Kể lại được sự việc đã tham gia, bước đầu biết chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc về sự việc đó. Bước đầu biết trình bày những lí lẽ để củng cố ý kiến hoặc nhận định về một vấn đề gần gũi với đời sống. Nghe và hiểu chủ đề, những chi tiết quan trọng trong câu chuyện, bước đầu biết kết hợp nghe và ghi lại những nội dung quan trọng khi nghe ý kiến của người khác. Biết tuân thủ quy tắc luân phiên lượt lời, tập trung vào vấn đề trao đổi, thảo luận. Biết đóng góp ý kiến trong quá trình trao đổi thảo luận.
  • Nhận biết được quy tắc viết hoa tên riêng của cơ quan, tổ chức. Nhận biết công dụng của từ điển, biết cách tìm tử và nghĩa của từ trong từ điển. Bước đầu hiểu nghĩa của một số thành ngữ và nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng xuất hiện trong bài học. Phân biệt được danh từ, động từ, danh từ riêng và danh từ chung.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng ước mơ, tình yêu thương đối với mọi người xung quanh.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập, đề kiểm tra tham khảo.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh, tư liệu, bài thơ về ước mơ của em và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1 - 2

Hoạt động 1: Nói tên các bài đọc.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Ghi nhớ nội dung và tên các bài đọc.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu 1 HS đọc bài tập 1: Dựa vào mỗi đoạn trích dưới đây, nói tên bài đọc.

- GV mời 1 HS đọc to những đoạn văn có trong bảng

- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, tìm câu trả lời

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

+ Điều kì diệu

+ Thi nhạc

+ Thằn lằn xanh và tắc kè

+ Đò ngang

+ Nghệ sĩ trống

+ Công chúa và người dẫn chuyện

Hoạt động 2: Nêu ngắn gọn nội dung của 1 -2 bài dưới đây.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hiểu nội dung chính của bài đọc.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc bài tập 2: Nêu ngắn gọn nội dung của 1 -2 bài dưới đây.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi, mỗi nhóm luân phiên hỏi và trả lời về 1 bài đọc.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

- GV gợi ý đáp án:

+ Tiếng nói của cổ cây: Bài đọc cho biết một điều kì lạ của thế giới cỏ cây, đó là một số loài cây khi mọc gần nhau sẽ làm cho nhau cùng tươi tốt hơn.

+ Tập làm văn: Bài đọc kể về quá trình viết bài văn tả cây cối của bạn nhỏ. Bạn đã tận mắt quan sát cây, trực tiếp tưới cây,... kết hợp với trí tưởng tượng phong phú để viết được bài văn hay.

+ Nhà phát minh 6 tuổi: Bài đọc kể về cô bé Ma-ri-a có những “phẩm chất” của người nghiên cứu khoa học, thích quan sát các sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh và đã có những phát hiện thú vị.

+ Con vẹt xanh. Câu chuyện kể về quá trình làm bạn với con vẹt xanh của một bạn nhỏ tên là Tú. Khi nghe thấy vẹt bắt chước những lời nói thiếu lễ phép của mình với anh trai, Tú đã hối hận, tự nhận ra mình cần thay đổi: tôn trọng và lễ phép với anh trai hơn.

+ Chân trời cuối phố. Câu chuyện kể về những khám phá, trải nghiệm của một chú chó nhỏ về thế giới bên ngoài cánh cổng. Qua câu chuyện, tác giả muốn khẳng định

những điều thú vị của hoạt động khám phá, trải nghiệm.

+ Trước ngày xa quê. Câu chuyện kể về cuộc chia tay đầy lưu luyến của một bạn nhỏ với thầy giáo và những người bạn. Đó là những trải nghiệm về tình cảm, cảm xúc, về tình yêu đối với quê hương và những người thân thương.

Hoạt động 3: Đọc lại một bài đọc trong chủ điểm Mỗi người một vẻ hoặc Trải nghiệm và khám phá, nêu chi tiết hoặc nhân vật em nhớ nhất.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Đọc lại một bài đọc trong chủ điểm Mỗi người một vẻ hoặc Trải nghiệm và khám phá, nêu chi tiết hoặc nhân vật em nhớ nhất.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu 1 HS đọc bài tập 3: Đọc lại một bài đọc trong chủ điểm Mỗi người một vẻ hoặc Trải nghiệm và khám phá, nêu chi tiết hoặc nhân vật em nhớ nhất.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm:

+ Từng em chọn đọc 1 bài đọc, nêu chi tiết hoặc nhân vật trong bài mà mình nhớ nhất (hoặc yêu thích nhất).

+ Cả nhóm nhận xét và góp ý.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, góp ý (nếu có).

- GV quan sát HS các nhóm, ghi nhận xét cho điểm.

Hoạt động 4: Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong các câu ca dao để xếp vào nhóm

thích hợp nêu trong bảng.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong các câu ca dao để xếp vào nhóm thích hợp nêu trong bảng.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc bài tập 4: Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong các câu ca dao để xếp vào nhóm thích hợp nêu trong bảng.

- GV mời 1 HS đọc 4 đoạn văn trong SGK tr.70.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

- GV chốt đáp án:

Danh từ chung

Danh từ riêng

Chỉ người

Chỉ vật

Chỉ hiện tượng tự nhiên

Tên người

Tên địa lí

nàng

phố, chùa

 

Tô Thị

Đồng Đăng, Kỳ Lừa, Tam Thanh

 

tỉnh, chân

 

Triệu Thị Trinh

Nông Cống, (tỉnh) Thanh

 

cành, trúc, chuông, chày, mặt, gương

gió, khói, sương

 

Trấn Vũ, Thọ Xương, Yên Thế, Tây Hồ.

 

trời, nước, cơm, bạc, vàng

 

 

 

- GV lưu ý HS:

+ Có thể cho các em tìm thêm danh từ chỉ thời gian (danh từ chung) thì, ngày (tức là thời, trong “mưa nắng phải thì).

+ Các từ canh gà, công lệnh, nơi,... chưa yêu cầu HS xác định là danh từ. Tuy vậy, nếu HS có nêu ra thì GV cần khích lệ và giải thích thêm cho các em danh từ có thể chỉ những sự vật mà ta không nhìn thấy được nhu công lệnh, nơi (một phạm vi không gian không xác định ).

+ Các từ bạc, vàng là danh từ, nhưng nếu xét trong kết hợp từ “nước bạc, cơm vàng" thì chúng được dùng với nghĩa chuyển (chỉ sự quý giá, dùng như tính từ).

+ Trong đáp án trên có một số cụm từ (VD: cành trúc, tiếng chuông, mặt gương) do HS khó phân biệt ranh giới giữa từ và cụm từ trong những trường hợp này, nên có thể chấp nhận đó là danh từ.

Hoạt động 5: Nghe – viết.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nghe – viết bài Đi máy bay Hà Nội – Điện Biên.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc bài tập 5: Nghe – viết.

- GV mời 1 HS đọc bài Đi máy bay Hà Nội – Điện Biên.

- GV hướng dẫn HS đọc thầm lại toàn đoạn đẻ nắm được:

+ Những danh từ riêng có trong đoạn để viết hoa đúng quy tắc.

+ Những chữ đầu mỗi câu cần viết hoa.

+ Viết những tiếng khổ hoặc những tiếng dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

+ Cách trình bày một đoạn văn.

- GV đọc tên bài, đọc từng câu đọc lại từng về câu cụm từ.

- GV đọc lại đoạn văn cho HS soát lại bài viết.

- GV hướng dẫn HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.

- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc trước tiết học sau: Tiết 3 – 4 SGK tr.70.

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài.

- HS làm việc nhóm.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trả lời

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, thực hiện. 

 

 

 

 

 

 

- HS viết vào vở

- HS soát lại bài viết.

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

TIẾT 3 - 4

Hoạt động 1: Dựa vào từng gợi ý, nói tên bài thơ và tên tác giả. Đọc một đoạn thơ hoặc một bài thơ em thuộc.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Ghi nhớ tên bài thơ và tên tác giả.

- Đọc một đoạn thơ hoặc một bài thơ em thuộc.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 1: Dựa vào từng gợi ý, nói tên bài thơ và tên tác giả. Đọc một đoạn thơ hoặc một bài thơ em thuộc.

- GV hướng dẫn HS làm việc:

+ Bước 1: Nói tên bài thơ và tên tác giả.

·        HS đọc thầm yêu cầu của bài tập 1.

·        Mỗi em đọc 1 gợi ý rồi nói tên bài thơ, tên tác giả.

+ Bước 2: Đọc một đoạn thơ hoặc một bài thơ (tự lựa chọn).

·        1 em đọc 1 đoạn (hoặc cả bài).

·        1 em mở sách để theo dõi, nhận xét và góp y (sau đó đổi vai).

- GV quan sát HS các nhóm, ghi nhận xét cho điểm.

Hoạt động 2: Tìm câu chủ đề trong từng đoạn văn

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

------------------ Còn tiếp ----------------

 
Soạn mới giáo án Tiếng việt 4 KNTT bài: Ôn tập và đánh giá giữa học kì I

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án tiếng việt 4 KNTT mới, soạn giáo án Tiếng việt 4 mới KNTT bài Ôn tập và đánh giá giữa học kì I, giáo án soạn mới tiếng việt 4 KNTT

Soạn mới giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay