Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 21: NHỮNG CÁNH BUỒM
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (nắm được đặc điểm của văn bản thông tin hướng dẫn thực hiện một công việc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||
TIẾT 1: ĐỌC | |||||||||||||
ÔN BÀI CŨ - GV mời 1 - 2 HS đọc một đoạn bài Chiều ngoại ô. - GV nêu câu hỏi: Nêu ý chính của mỗi đoạn trong bài. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS và chốt đáp án: + Đoạn 1: Chiều hè ngoại ô mát mẻ và yên tĩnh. + Đoạn 2: Cảnh vật ngoài ô đẹp và đáng yêu trong ráng chiều. + Đoạn 3: Chơi thả diều ở ngoại ô thật thú vị và thơ mộng. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS Tìm lời giải cho câu đố dưới đây: Bến sông bờ suối là nhà Gọi con, gọi chiếc vẫn là một thôi Nối hai bờ đỡ xa xôi Ngày đêm đưa khách đón người qua sông. (Là gì?) - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS và chốt đáp án: con thuyền, chiếc thuyền, thuyền. - GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr.98, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: - CV dẫn vào bài mới, VD: Đáp án của câu đố mà các em vừa tìm được nói về phương tiện giao thông. Có phương tiện giao thông trên cạn, có phương tiện giao thông dưới nước. Với phương tiện giao thông dưới nước, hình ảnh quen thuộc nhất thường thấy trên mỗi dòng sông quê hương là những chiếc thuyền cần mẫn đồng hành cùng con người trải qua bao mưa nắng. Nhìn vào tranh minh hoạ, các em thấy những cánh buồm đỏ thắm, cánh buồm nấu, buồm trắng căng phồng đang đẩy thuyền đi trên sông. Phía xa hơn là khung cảnh xóm làng. Các em sẽ nghe đọc và đọc kĩ văn bản Những cánh buồm để biết nhà văn kể câu chuyện gì về cánh buồm trên dòng sông quê, để hiểu được tình cảm của nhà văn dành cho quê hương. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được cả bài Những cánh buồm và hiểu ý nghĩa bài đọc. - Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; nhấn giọng vào những từ ngữ miêu tả cánh buồm, thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả. - Luyện đọc cá nhân, theo cặp. b. Cách tiến hành - GV đọc cả bài : đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả cánh buồm, thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả với giọng đọc thể hiện sự trìu mến, thiết tha ở những câu so sánh: - GV mời 2 HS đọc nối tiếp các đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc: + Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: mưa tuôn như trút, cần cù nhẫn nại,... + Đọc nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện cảm xúc. + Ngắt giọng ở những câu dài : · Không hiểu lúc ấy/ cánh buồm suy nghĩ gì/ trong khi gió ra sức gào thét/ và mưa tuôn như trút.// · Những ngày lộng gió,/ từ bờ tre làng/ tôi nhìn thấy những cánh buồm căng phẳng như ngực người khổng lồ/ đẩy thuyền đi đến chốn./ về đến nơi,/ mọi ngả mọi miền,/ cần cù nhẫn nại, suốt năm suốt tháng,/ bất kể ngày đêm.// · Đến nay,/ con người đã có những con tàu to lớn vượt biển khơi,/ nhưng những cánh buồm/ vẫn sống mãi cùng sóng nước và con người.// - GV mời 5 HS đọc nối các đoạn trước lớp. + Đoạn 1: từ đầu đến đó là những cánh buồm. + Đoạn 2: tiếp theo đến trên cánh đồng. + Đoạn 3: tiếp theo đến mưa tuôn như trút. + Đoạn 4: tiếp theo đến bất kể ngày đêm. + Đoạn 5: còn lại. - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, mỗi HS đọc một phần, đọc nối tiếp đến hết bài. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Hiểu các từ ngữ chưa hiểu. - Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. - Hiểu được nội dung bài đọc Những cánh buồm. b. Cách tiến hành - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Hình ảnh nào được tác giả cho là đẹp nhất khi nghĩ về làng quê của mình? + GV hướng dẫn HS đọc và tìm câu trả lời cá nhân. + GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Những cánh buồm là hình ảnh mà tác giả cho là đẹp nhất khi nghĩ về làng quê của mình. - GV mời 2 HS đọc câu hỏi 2: Cánh buồm được miêu tả thế nào vào mỗi thời điểm:
+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 3 em, mỗi em tìm hiểu một bước cụ thể và phát biểu trong nhóm, các bạn nhận xét, bổ sung. + GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. + GV chốt đáp án:
- GV giải thích thêm : Mỗi thời điểm, cánh buồm hiện lên với những vẻ đẹp khác nhau. Dù ở thời điểm nào, vẻ đẹp của cánh buồm cũng gắn với con người. Trong sắc màu của cánh buồm, tác giả nhìn thấy màu áo lao động cần cù của mẹ, của cha, màu áo tinh khôi của chị. Tác giả nhìn thấy sự bình yên, thảnh thơi sau chuỗi ngày lao động vất vả của làng quê ẩn sau hình ảnh cánh buồm nằm cuộn tròn trên mui”. Cách so sánh hình ảnh cánh buồm lộng gió với hình ảnh “ngực người khổng lồ” vừa miêu tả đúng hình dáng cánh buồm khi gặp gió vừa tạo liên tưởng thú vị. Cánh buồm cũng mang sức mạnh của người khổng lồ, đẩy thuyền lướt băng băng trên sông đưa thuyền đi đến mọi ngả mọi miền. Biện pháp nhân hoá, so sánh không chỉ mang đến cho cánh buồm những vẻ đẹp sinh động mà còn tạo được sự gắn bó giữa cánh buồm với con người. Ta như nhìn thấy con người, nhìn thấy cuộc sống lao động thông qua hình ảnh cánh buồm. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Em thích cách tả cánh buồm vào thời điểm nào? Vì sao? + GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm (4 HS). + GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét , góp ý và khen ngợi những HS có suy nghĩ riêng + GV đưa ra đáp án tham khảo : Em thích cách tả cánh buồm vào buổi nắng đẹp nhất vì cánh buồm hiện lên chân thực, rõ nét với những từ ngữ miêu tả đầy sinh động và mềm mại tạo cảm giác thơ mộng cho cả khung cảnh. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Ý nào dưới đây nêu đúng nội dung chính của bài đọc? A. Vẻ đẹp của những dòng sông quê hương. B. Vẻ đẹp của những cánh buồm trên dòng sông quê hương. C. Vẻ đẹp của những con tàu vượt biển khơi. D. Vẻ đẹp của những người lao động cần cù, chăm chỉ. + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi trao đổi nhóm. + GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS và chốt đáp án: B. Vẻ đẹp của những cánh buồm trên dòng sông quê hương. Hoạt động 3: Luyện đọc lại. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Nắm được nội dung bài đọc Những cánh buồm. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc: + Làm việc cả lớp: · GV mời đại diện 2 – 5 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp. · GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm. + Làm việc nhóm: 3 – 4 HS tự đọc bài. - GV mời đại diện 1 HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Những cánh buồm, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Chia sẻ với người thân về bài đọc. + Đọc trước Tiết học sau: Luyện từ và câu SGK tr.94. |
- HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe yêu cầu.
- HS làm việc nhóm đôi. - HS trình bày bài vẽ ý kiến trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo.
- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS luyện đọc.
- HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc cá nhân. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS làm việc việc cá nhân. - HS trình bày ý kiến
- HS lắng nghe, tiếp thu
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe và thực hiện.
- HS trả lời.
- HS đọc bài. - HS đọc bài.
- HS đọc bài. - HS đọc bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
| ||||||||||||
TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU – DẤU NGOẶC ĐƠN | |||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách thức tiến hành - GV cho HS chơi trò chơi theo nhóm qua link https://quizizz.com/join?gc=663038&source=liveDashboard - GV tổng kết, khen ngợi HS tích cực tham gia. - GV dẫn dắt vào bài học. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Các câu ở cột A có gì khác các câu ở cột B? a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Tìm được điểm khác nhau giữa cột A và B. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập 1: Các câu ở cột A có gì khác các câu ở cột B?
- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV tổng hợp ý kiến của HS và chốt đáp án:
Hoạt động 2: Dấu ngoặc đơn trong mỗi câu ở cột B (bài tập 1) có tác dụng gì? a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được tác dụng của dấu ngoặc đơn. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập 2: Dấu ngoặc đơn trong mỗi câu ở cột B (bài tập 1) có tác dụng gì? - GV hướng dẫn HS làm cá nhân rồi trao đổi theo nhóm. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày câu trả lời trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. - GV thống nhất và chốt đáp án: + Câu 1: Bổ sung thông tin về năm sinh, năm mất của nhà văn Nguyễn Phan Hách. + Câu 2: Bổ sung thông tin về tên khác của sông. - GV yêu cầu 1 HS đọc ghi nhớ về dấu ngoặc đơn SGK tr.100. - GV mời 1 – 2 HS xung phong nói lại ghi nhớ không cần sách. Hoạt động 3: Có thể đặt dấu ngoặc đơn vào vị trí nào trong mỗi đoạn văn dưới đây? a.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Xác định các trường hợp sử dụng dấu ngoặc đơn. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập 3: Có thể đặt dấu ngoặc đơn vào vị trí nào trong mỗi đoạn văn dưới đây? - GV mời 2 HS đọc 2 đoạn văn a, b SGK tr.100. - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi trao đổi nhóm. - GV mời 2 – 3 nhóm trình bày câu trả lời trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, khuyến khích HS. - GV tổng hợp ý kiến của HS và gợi ý đáp án: + a. Chiếc xe đưa tôi từ Buôn Ma Thuột lên Buôn Đôn (một làng ở gần biên giới). + b. Người quản tượng bèn hái lá sài đất và lá nhọ nồi (những thứ lá cầm máu rất nhanh) giã dập rồi đắp lên vết thương cho con voi. Hoạt động 4: Viết đoạn văn (2 – 3 câu) về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sinh sống, trong đó có dùng dấu ngoặc đơn. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Viết đoạn văn (2 – 3 câu) về cảnh đẹp của một vùng quê hoặc nơi em sinh sống, trong đó có dùng dấu ngoặc đơn. b. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS: + Chọn một cảnh đẹp ở vùng quê hoặc nơi em sinh sống. + Xác định sự vật nêu trong mỗi câu gồm đối tượng nào? (tên làng xã, tên người, tên cảnh vật,...) + Chọn một đối tượng có thể bổ sung thông tin hoặc giải thích, sau đó viết thông tin bổ sung. Dùng dấu ngoặc đơn để đánh dấu phần chú thích đó. + HS viết 2 – 3 câu miêu tả cảnh đẹp vào vở, trong đó có ít nhất 1 câu sử dụng dấu ngoặc đơn để đánh dấu phần chú thích. + HS trao đổi bài làm trong nhóm (nhóm 4) để sửa chữa và bổ sung (nếu cần). - GV chiếu một vài bài làm của HS lên bảng. Yêu cầu cả lớp nhận xét theo gợi ý của GV: + Câu nào trong bài có sử dụng dấu ngoặc đơn? + Dấu ngoặc đơn trong câu đó dùng để làm gì? - GV khen các nhóm tích cực thảo luận, hiểu được công dụng của dấu ngoặc đơn. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại ghi nhớ Dấu ngoặc đơn. + HS tìm được các tính từ theo sự vật phù hợp. + Đọc trước nội dung Tiết học sau: Luyện viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả cây cối SGK tr.101. |
- HS chơi trò chơi.
- HS chuẩn bị vào bài mới.
- HS lắng nghe và đọc thầm theo.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS đọc SGK.
- HS đọc thuộc ghi nhớ.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài. - HS nghe và thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn.
- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác