Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1: ĐỌC | |
ÔN BÀI CŨ - GV mời 2 HS đọc nối tiếp bài Nhà phát minh 6 tuổi. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ma-ri-a. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. - GV gợi ý đáp án: + Tớ rất thích nhân vật Ma-ri-a vì cô ấy là người say mê nghiên cứu khoa học. + Tớ rất thích Ma-ri-a vì Ma-ri-a có nhiều điểm giống tớ thích quan sát, thích chia sẻ với bố A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS trao đổi với bạn một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật. - GV trình chiếu 1 số loài vật:
- GV hướng dẫn HS làm việc các nhân rồi chia sẻ theo nhóm. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, khen ngợi HS trình bày rõ ràng, tự tin. - GV trình chiếu tranh minh họa bài đọc SGK tr.55: - GV mời 1 HS nêu nội dung bức tranh. - GV nhận xét, chốt đáp án: Tranh vẽ khung cảnh một khu vườn. Một cậu bé đang ngồi ở bàn chơi với một chú vẹt màu xanh. Có lẽ cậu bé đang cho chủ vẹt ăn. Miệng cậu bé hơi he hé, giống như đang nói chuyện với vẹt. Cậu bé có lẽ rất yêu chủ vẹt. - GV dẫn dắt, giới thiệu bài đọc: Hôm nay các em sẽ luyện đọc bài đọc Con vẹt xanh. Các em sẽ đọc kĩ để hiểu bạn nhỏ trong câu chuyện đã gặp những bất ngờ gì khi chăm sóc chú vẹt. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được cả bài Con vẹt xanh với giọng đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc của nhân vật, tâm trạng của nhân vật. - Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai. - Luyện đọc cá nhân, theo cặp. b. Cách thức tiến hành - GV đọc cả bài, đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật. - GV hướng dẫn HS luyện đọc: + Đọc đúng giọng đọc của nhân vật ở các lời thoại: · Giọng thân thiết, tình cảm: Vẹt à, dạ! · Giọng vui vẻ, động viên: Giỏi lắm! · Giọng phụng phịu, dỗi dằn: Cái gì? Kêu chỉ kêu hoài! (lời của Tú). · Giọng cao, đột ngột. Cái gì? (lời vẹt) + Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: nhỏ, cẩn thận, nói, nhảy nhót, há mỏ, nung, lông cổ, giỏi lắm, trả lời, cực khổ, sửng sốt, lặng thinh, lễ phép,... + Cách ngắt giọng ở những câu dài: · Vẹt mỗi ngày một lớn,/ lông xanh óng ả,/ biết huýt sáo lãnh lót/ nhưng vẫn không nói tiếng nào. · Tú hối hận quá,/ chỉ mong anh gọi/ để Tủ “dạ” một tiếng thật to,/ thật lễ phép. · Con vẹt nhìn Tú,/ đường như cũng biết lỗi/ nên xù lông cổ,/ rụt đầu,/ gù một cái/ nghe như tiếng: “Dạ!” + Đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ. - GV mời đại diện 3 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp: + Đoạn 1: Từ đầu đến Giỏi lắm! + Đoạn 2: Tiếp theo đến Ngờ đâu một giọng the thẻ gắt lại: "Cái gì?” + Đoạn 3: Còn lại. - GV hướng dẫn HS làm theo nhóm (3 HS), mỗi HS đọc luân phiên một đoạn 1 – 2 lượt. - HS làm việc cá nhân, đọc nhẩm toàn bài một lượt. - GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của cả lớp. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Hiểu các từ ngữ chưa hiểu. - Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. - Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc Con vẹt xanh. b. Cách thức tiến hành: - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Tú đã làm gì khi thấy con vẹt bị thương trong vườn nhà? + GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp. + GV mời đại diện 1 – 2 HS phát biểu ý kiến. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, chốt đáp án: Tú đã chăm sóc nó rất cẩn thận. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Những chi tiết nào cho thấy Tú yêu thương vẹt? + GV hướng dẫn HS đọc lướt văn bản, trao đổi theo nhóm. + GV mời đại diện 2− 3 nhóm phát biểu ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV và cả lớp nhận xét và thống nhất đáp án: · Hoạt động: Tú chăm sóc vẹt rất cẩn thận, Tủ chạy đến bên vẹt ngay khi đi học về, Tú cho vẹt ăn và nựng vẹt như nựng trẻ con. · Lời nói: “Vẹt à” (giọng tình cảm, thân thiết ). - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Nếu tâm trạng, cảm xúc của Tú trong mỗi tình huống (Nghe anh trai nói vẹt có thể bắt chước tiếng người.; Lần đầu tiên nghe vẹt bắt chước tiếng mình.; Nghe thấy vẹt bắt chước những lời minh nói trống không với anh.). + GV mời HS đọc to câu hỏi và các tình huống. + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, rồi trao đổi nhóm. + GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV chốt đáp án: · Khi nghe anh trai nói vẹt có thể bắt chước tiếng người: Tú rất háo hức. · Lần đầu tiên nghe vẹt bắt chước tiếng minh: Tú rất sung sướng. · Nghe thấy vợt bắt chước những lời minh nói trống không với anh trai: Tú sửng sốt, ân hận. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Đoạn kết của câu chuyện cho biết Tú đã nhận ra điều gì và sẽ thay đổi như thế nào? + GV yêu cầu HS làm việc cá nhân rồi trao đổi nhóm (4 HS). + GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV khen ngợi HS có ý kiến hay trình bày rõ ràng, rành mạch và chốt đáp án: Tủ đã nhận ra mình thường nói trống không với anh trai nên rất hối hận về điều đó. Hành động Tủ chỉ mong anh gọi để “Dạ” một tiếng thật lễ phép cho biết Tủ sẽ thay đổi, nói năng lễ phép và kính trọng anh trong những lần sau. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 5: Sắp xếp các câu trong SHS thành đoạn văn tóm tắt nội dung câu chuyện Con vẹt xanh. - GV mời 1 HS đọc các ý a, b, c, d. + GV yêu cầu HS làm việc nhóm (4 HS). + GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời câu hỏi trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, khen ngợi HS và chốt đáp án: · d. Có một chú vẹt nhỏ bị thương ở cánh được Tú yêu thương và chăm sóc cẩn thận. · a. Một ngày, vẹt bắt chước tiếng nói của Tủ khiến Tú rất vui. · c. Nhưng khi vẹt nói nhiều hơn, Tú thấy vẹt toàn bắt chước những lời Tủ nói trống không với anh trai. · b. Tú nhận ra mình đã không lễ phép với anh và rất hối hận về điều đó. Hoạt động 3: Luyện đọc lại. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Đọc được diễn cảm của bài Con vẹt xanh. b. Cách thức tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm câu chuyện: + Làm việc chung cả lớp: · GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp · GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm. + Làm việc nhóm: Nhóm 3 HS tự luyện đọc. - GV mời đại diện 1 HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp. - GV nhận xét, góp ý cách đọc diễn cảm của HS. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Con vẹt xanh, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Chia sẻ với người thân về bài đọc. + Đọc trước Tiết học sau: Luyện từ và câu SGK tr.57. |
- HS đọc bài. - HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu. - HS quan sát tranh ảnh.
- HS trả lời. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo. - HS luyện đọc.
- HS đọc bài.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS luyện đọc. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS đọc bài. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trình bày
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS đọc bài. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS luyện đọc. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
|
TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU – LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ | |
Hoạt động 1: Tìm các động từ theo mẫu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Tìm được động từ thích hợp theo mẫu. b. Cách thức tiến hành
|
|
----------------- Còn tiếp ----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác