Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(4 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||
TIẾT 1 – 2: ĐỌC | |||||||||
ÔN BÀI CŨ - GV mời 2 – 3 HS đọc nối tiếp bài Tập làm văn. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em thích câu văn nào nhất trong bài văn của bạn nhỏ? Theo em, bài văn của bạn nên viết thêm những ý nào? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét và khen ngợi HS biết nêu ý kiến riêng và có suy luận hợp lí. - GV chốt đáp án: Bài văn yêu cầu“Tả cây hoa nhà em”, có lẽ ngoài việc tả cây, cảnh, lá, hoa, hương hoa, bạn ấy nên tả những nụ hồng, bởi vì bên cạnh mỗi bông hồng đã nở, thường có nhiều nụ hồng,...). A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách thức tiến hành - GV yêu cầu HS trao đổi với bạn câu chuyện về thời niên thiếu của một nhà bác học mà em đã được đọc hoặc được nghe kể. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS). - GV trình chiếu một số hình ảnh và gợi ý về nhà khoa học:
I-xắc Niu-tơn An-bớt Anh-xtanh
Thô-mát Ê-đi-xơn Stephen Hawking - GV mời đại diện 2 –3 nhóm HS chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi, khích lệ HS. - GV trình chiếu tranh minh họa bài đọc SGK tr.51.
- GV dẫn dắt, giới thiệu khái quát bài đọc: Vừa rồi các em đã chia sẻ với bạn câu chuyện về thời niên thiếu của những nhà bác học. Bài đọc Nhà phát minh 6 tuổi sẽ cho các em biết thêm một câu chuyện thú vị về thời niên thiếu của nhà bác học Ma-ri-a. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu câu chuyện nhé. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được cả bài Nhà phát minh 6 tuổi với giọng đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc của nhân vật, tình tiết bất ngờ. - Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai. - Luyện đọc cá nhân, theo cặp. b. Cách thức tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc phần Từ ngữ SGK tr.52: + Gia tộc: tập hợp gồm nhiều gia đình có cùng huyết thống. + Giải thưởng Nô-ben: giải thưởng quốc tế mang tên nhà khoa học Nô-ben, được trao thưởng hằng năm (bắt đầu từ năm 1901) cho những cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực vật lí, hoá học, y học, văn học, kinh tế và hoà bình. - GV đọc diễn cảm cả bài, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện những tình tiết quan trọng thế hiện suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện, đặc biệt là cô bé Ma-ri-a. - GV mời 2 - 3 HS đọc nối tiếp các đoạn. - GV hướng dẫn HS luyện đọc: + Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: Ma-ri-a, trượt trong đĩa, vớt ra đĩa,... + Cách ngắt giọng ở những câu dài : · Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa/ thì những tách trà kia/ bỗng nhiên dùng chuyển động,/ cứ như bị cái gì đó ngăn lại. · Ông nâng bổng cô con gái nhỏ lên vai,/ đi thẳng ra phòng khách,/ hân hoan nói/: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!".... + Đọc nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện cảm xúc của các nhân vật gửi vào tiếng nhạc: · Ma-ri-a nghĩ mãi mà vẫn không hiểu vì sao. · Thế là cô lặng lẽ rời khỏi phòng khách. · Cha cô hết sức vui mừng. Ông nâng bổng cô con gái nhỏ lên vai, đi thẳng ra phòng khách, hân hoan nói: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!" - GV mời 3 HS đọc nối 3 đoạn trước lớp. - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, mỗi HS đọc nối tiếp từng đoạn đến hết bài. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. - Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc. b. Cách thức tiến hành: - GV hướng dẫn HS tra từ điển một số từ chưa hiểu: + Giáo sư: chức danh khoa học cao nhất ở trường đại học, viện nghiên cứu,... + Thí nghiệm: tạo ra một hiện tượng, mọt sự biến đổi nào đổng điều kiện xác định để nghiên cứu, kiểm tra hay chứng minh. + Gia nhân:Người giúp việc theo cách gọi ngày xưa. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Điều lạ mà cô bé Ma-ri-a quan sát được khi gia nhận bưng trà lên là gì? + GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp.. + GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và thống nhất câu trả lời: Điều lạ mà cô bé Ma-ri-a quan sát được khi gia nhân bưng trà lên là: tách đựng trà thoạt đầu trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trả ớt ra đĩa thì những tách trà đỏ bỗng nhiên dừng chuyển động.) - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Tìm trong bài đọc các thông tin về việc làm thí nghiệm của Ma-ri-a. + GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS): · Mỗi em tìm hiểu một loại thông tin về cuộc thí nghiệm của Ma-ri-a (địa điểm dụng cụ, mục đích) rồi phát biểu trong nhóm; các bạn nhận xét, bổ sung. · Cả nhóm cùng nhau tìm hiểu các thông tin về cuộc thí nghiệm của Ma-ri (địa điểm, dụng cụ, mục đích). + GV mời đại diện 1 – 2 nhóm phát biểu trước lớp. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, chốt đáp án:
- GV dẫn dắt và nêu câu hỏi 3: Câu trả lời Ma-ri-a tìm được sau khi làm thí nghiệm là gì? + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, rồi thảo luận nhóm. + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét và thống nhất đáp án: Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên.) - GV mời 1 HS nêu câu hỏi 4: Câu nói của người cha: "Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!" thể hiện điều gì? + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, rồi chia sẻ theo nhóm. + GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS lắng nghe, nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có). + GV nhận xét, thống nhất đáp án: · Đây là câu khen ngợi Ma-ri-a của người cha. · Đây là câu nói người cha đánh giá cao khả năng nghiên cứu của Ma-ni-a. · Đây là câu dự đoán của người cha về cô con gái giỏi giang của mình có khả năng phát huy truyền thống của gia tộc. · Đây là câu nói đầy tự hảo của người cha về cô con gái giỏi giang của mình. + GV khích lệ và khen ngợi những HS đã biết nêu ý kiến, thể hiện suy nghĩ riêng của mình. - GV mời 1 HS nêu câu hỏi 5: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ma-ri-a. + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, rồi chia sẻ theo nhóm. + GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS lắng nghe, nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có). + GV gợi ý đáp án: · Tớ rất thích nhân vật Ma-ri-a vì cô ấy là người say mê nghiên cứu khoa học. · Tớ rất thích Ma-ri-a vì Ma-ri-a có nhiều điểm giống tớ thích quan sát, thích chia sẻ với bố + GV khích lệ và khen ngợi những HS đã biết nêu ý kiến, thể hiện suy nghĩ riêng của mình. Hoạt động 3: Luyện đọc lại. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Đọc diễn cảm bài đọc Nhà phát minh 6 tuổi. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc: + Làm việc cả lớp: · GV mời đại diện 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp. · GV nhận xét, góp ý, khen ngợi HS. + Làm việc nhóm: Nhóm 3 HS tự luyện đọc. - GV mời đại diện 1 HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp. Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
|
- HS đọc bài. - HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe yêu cầu.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS quan sát.
- HS trả lời. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS quan sát.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài. - HS luyện đọc.
- HS đọc bài - HS luyện đọc.
- HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS tra từ điển.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe và tiếp thu. - HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS trả lời.
- HS quan sát, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS đọc bài.
|
-------------------- Còn tiếp -----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác