Soạn mới giáo án Tiếng việt 4 KNTT bài 17: Vẽ màu

Soạn mới Giáo án tiếng Việt 4 KNTT bài Vẽ màu. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

NIỀM VUI SÁNG TẠO

BÀI 17: VẼ MÀU

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Vẽ màu, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bạn nhỏ khi vẽ tranh.
  • Nhận biết được màu sắc của các sự vật, cách gọi màu sắc của sự vật trong bài thơ, nhận xét được đặc điểm, cách gọi màu sắc của sự vật cũng những cảm xúc, suy nghĩ của bạn nhỏ.
  • Hiểu được tác giả muốn nói qua bài thơ: Cần trân trọng, phát huy năng lượng tưởng tượng, sáng tạo của mỗi cá nhân.
  • Nắm được khái niệm biện pháp nhân hóa và nhận biết được biện pháp nhân hóa.
  • Biết cách viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã được đọc hoặc được nghe.
  • Biết thể hiện sự trân trọng những sáng tạo của bản thân, bạn bè và những người xung quanh.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tư duy sáng tạo, sự nhạy cảm, trí liên tưởng phong phú đối với những sự vật, sự việc xung quanh.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.
  • Tranh, ảnh, bài thơ, bài văn,…có chứa đựng nội dung về các sự vật cùng sắc màu của sự vật ấy.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh, tư liệu, sưu tầm liên quan đến bài học (các bức tranh tự vẽ hoặc bức tranh yêu thích hoặc các bài thơ miêu tả sự vật, hiện tượng có các từ ngữ chỉ màu sắc) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

                                                   TIẾT 1: ĐỌC

ÔN BÀI CŨ

- GV mời 2 -3 HS đọc nối tiếp bài Trước ngày xa quê.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao bạn nhỏ không muốn xa quê?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Bạn nhỏ không muốn xa quê vì bạn nhỏ rất yêu khung cảnh quen thuộc nơi đây, nhớ thầy và các bạn, không muốn lên thành phố tấp nập nhưng xa lạ.

- GV giới thiệu chủ điểm mới: Niềm vui sáng tạo.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh chủ điểm SHS tr76 và trả lời câu hỏi: Cho biết bức tranh nói với em điều gì về chủ điểm này?

- GV mời đại diện 1- 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá về tranh chủ điểm: Trang chủ điểm có nét vẽ, hình ảnh sinh động, ngộ nghĩnh – đó là bức tranh tượng trưng cho thế giới của trí tưởng tượng và sáng tạo.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS giới thiệu về một bức tranh mà em vẽ.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn về bức tranh em vẽ và màu sắc em sử dụng.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr77, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Bài đọc Vẽ màu là sự tưởng tượng, khám phá về sắc màu của bạn nhỏ khi ngồi trước hộp màu và giá vẽ. Bạn nhỏ tưởng tượng và khám phá màu sắc của vạn vật xung quanh mình, cố gắng gọi tên chúng cho dù bạn biết rằng “sắc màu không kể hết”.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được cả bài Vẽ màu với giọng đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc, sự khám phá của nhân vật.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; nhấn giọng ở từ ngữ chỉ màu sắc.

- Luyện đọc cá nhân, theo cặp.

b. Cách tiến hành

- GV đọc cả bài: đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ màu sắc, thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp các khổ thơ.

 

- GV hướng dẫn HS đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai:

·        Còn màu xanh chiếc .

·        Làm mát những rặng cây

·         Màu nâu này biết không;...

+ Nhấn giọng ở một số từ ngữ chỉ màu sắc và động từ thể hiện cảm xúc của nhân vật:

Màu đỏ cánh hoa hồng

Nhuộm bừng cho đôi má

Còn màu xanh chiếc lá

Làm mát những rặng cây.

- GV mời 5 HS đọc nối cả bài thơ trước lớp.

 

 

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, mỗi HS đọc luân phiên từng khổ đến hết bài, sau đó đổi lại.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt.

- GV mời 2 hoặc 5 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp.

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hiểu các từ ngữ chưa hiểu.

- Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc.

- Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc Vẽ màu.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS sử dụng từ điển tìm nghĩa của từ đại ngàn và ví dụ về cách sử dụng.

- GV gọi đại diện 1 – 2 nhóm trình bày ý kiến trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá và nêu định nghĩa và cách sử dụng.

Đại ngàn: cánh rừng lớn, có cây to lâu năm, hoang vắng và rậm rạp.

+Ví dụ: Đại ngàn đã bảo vệ cho bản làng qua cơn bão.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1Tìm trong bài thơ những từ ngữ chỉ màu sắc của mỗi sự vật (hoa hồng, nắng, đêm,lá cây,hoàng hôn, rừng đại ngàn).

+ GV hướng dẫn HS đọc và tìm câu trả lời theo nhóm, mỗi em đọc câu thơ/ đoạn thơ liên quan để tìm màu sắc của sự vật được yêu cầu. Mỗi em phát biểu trong nhóm, các bạn nhận xét, bổ sung.

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

TT

Sự Vật

Màu sắc

1

Hoa hồng

Màu đỏ

2

Nắng

Màu vàng

3

Đêm

Màu đen (mực)

4

Lá cây

Màu xanh

5

Hoàng hôn

Màu tím

6

Rừng đại ngàn

Màu nâu

 

- GV mời 2 HS đọc câu hỏi 2Các khổ thơ 2, 3, 4 nói về màu sắc của cảnh vật ở những thời điểm nào?

+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, mỗi em đọc lại các khổ thơ 2, 3, 4, tìm những từ ngữ chỉ thời gian được nói đến trong các khổ thơ nảy. Mỗi em phát biểu trong nhóm, các bạn nhận xét, bổ sung.

+ GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

+ GV chốt đáp án: Màu sắc của cảnh vật ở những thời điểm được nhận biết qua từ:

·        Khổ 2 : bình minh => buổi sáng.

·        Khổ 3 : hoàng hôn => buổi chiều tối.

·        Khổ 4 : đêm => buổi đêm.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Theo em, bạn nhỏ muốn nói gì qua hai dòng thơ "Em tô thêm màu trắng/ Trên tóc mẹ rơi sương"?

+ GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm (4 HS).

+ GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV tổng hợp các ý kiến của HS và khích lệ những suy nghĩ của các em.

+ GV nêu đáp án gợi ý : Khi “tô thêm màu trắng trên tóc mẹ”, có lẽ bạn nhỏ đã hiểu rằng tóc mẹ mình đã điểm bạc, mẹ của mình đã già; “sương rơi” trên tóc mẹ ý nói về sự vất vả, một nắng hai sương mà mẹ đã trải qua. Các hình ảnh thơ cho thấy, bạn nhỏ là người thường mẹ, quan tâm đến mẹ, thấu hiểu nỗi vất vả của mẹ. Bạn nhỏ là người con rất yêu thương mẹ.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Nếu được chọn vẽ một bức tranh với đề tài tự chọn, em sẽ vẽ gì? Em chọn màu gì để vẽ? Vì sao?

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ theo cặp hoặc trong nhóm, mình sẽ vẽ gì, những màu mà mình lựa chọn để vẽ bức tranh và lí do mình lựa chọn những màu đó.

+ GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, khen ngợi sự sáng tạo.

+ GV tổng hợp các ý kiến của HS và khích lệ những suy nghĩ của các em.

Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Thuộc lòng cả bài hoặc 1 – 2 khổ bài thơ Vẽ màu.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ:

+ Làm việc cả lớp:

·        GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp.

·        GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm.

·        GV hướng dẫn HS học 1- 2 khổ theo cách GV cho là hiệu quả.

+ Làm việc cá nhân: tự đọc bài.

- GV mời đại diện 1 HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp.

* CỦNG CỐ

 

 

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe.

- HS quan sát hình ảnh và lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu.

- HS làm việc nhóm đôi. 

 

 

- HS trình bày bài vẽ ý kiến trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát và lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo.

 

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc.

 

 

 

 

 

- HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo cặp.

 

- HS luyện đọc cá nhân.

- HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc việc nhóm đôi

 

- HS trình bày ý kiến

- HS lắng nghe, tiếp thu

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

- HS thảo luận nhóm.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS đọc bài.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

---------------- Còn tiếp ----------------

 
Soạn mới giáo án Tiếng việt 4 KNTT bài 17: Vẽ màu

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN POWERPOINT:

  • Khi đặt: nhận giáo án kì I + 1/2 kì 2
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

Với Toán, Văn:

  • Word: 300k/kì - 350k/cả năm
  • Powerpoint: 400k/kì - 450k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 550k/kì - 650k/cả năm

Với các môn còn lại:

  • Word: 200k/kì - 250k/cả năm
  • Powerpoint: 250k/kì - 300k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 400k/kì - 450k/cả năm

LƯU Ý:

  • Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí:
    • Word 5 môn GVCN: 800k/cả năm
    • Powerpoint 5 môn GVCN: 1000k/cả năm
    • Word +Powerpoint 5 môn GVCN: 1600k/cả năm

=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án tiếng việt 4 KNTT mới, soạn giáo án Tiếng việt 4 mới KNTT bài Vẽ màu, giáo án soạn mới tiếng việt 4 KNTT

Soạn mới giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay