Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 28: CHUYẾN DU LỊCH THÚ VỊ
(4 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (nắm được đặc điểm của văn bản thông tin hướng dẫn thực hiện một công việc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||
TIẾT 1 - 2: ĐỌC | |||||||
ÔN BÀI CŨ - GV mời 2 HS đọc nối tiếp bài trước Băng tan. - GV nêu câu hỏi: Bài đọc giúp em có thêm những hiểu biết gì? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS và ghi nhận đáp án hợp lí: + Sau khi học xong bài đọc này, em đã hiểu lí do vì sao băng tan. Thủ phạm làm cho băng tan chính là Trái Đất nóng lên. + Băng tan không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống của con người mà còn gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của các loài động vật..... A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS chia sẻ Em đã từng được đi tham quan hoặc du lịch ở đâu? Nêu cảm nhận của em khi được đến nơi đó. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và thảo luận. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV trình chiếu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr.123. - GV mời 1 -2 HS trả lời câu hỏi: Em có biết tranh vẽ cảnh gì? Ở đâu? - GV nhận xét, chốt đáp án: (Tháp Ép-phen, ở thủ đô Pa-ri của nước Pháp, có những người đang tham quan, ngắm cảnh. Trung tâm của tranh là hai bà cháu. Cậu bé đang giơ tay chỉ về phía tháp. Có vẻ như cậu rất ngạc nhiên, thích thú trước vẻ đẹp của tháp. - GV dẫn dắt vào bài đọc: Trong con mắt của cậu bé, tháp Ép phen hiện lên thế nào? Pa-ri trong con mắt của cậu là một thành phố ra sao? Bài đọc Chuyến du lịch thú vị sẽ giúp các em trả lời câu hỏi. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được biểu cảm cả bài Chuyến du lịch thú vị. - Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhân vật cậu bé về con người và cảnh vật. - Luyện đọc cá nhân, theo cặp. b. Cách tiến hành - GV đọc cả bài : đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của tháp Ép phen, từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhân vật cậu bé về con người và cảnh vật. - GV mời 2 HS đọc nối tiếp các đoạn. + Đoạn 1: từ đầu đến tàu điện ngầm. + Đoạn 2: tiếp theo đến ấn tượng nhất với tháp Ép phen. + Đoạn 3: còn lại. - GV hướng dẫn HS đọc: + Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: Ép-phen, Thô-ca-đề-rô, Mi-su, Lu-vơ-rơ, ánh sáng đèn lung linh,.. + Cách ngắt giọng ở những câu dải : · Đứng trên quảng trường Thô-ca-đề-rõ rộng lớn,/ Dương được ngắm nhìn toàn cảnh tháp Ép phen cao sừng sững/ trên nền trời xanh bao la. // · Tháp Ép phen được lắp đặt hệ thống/ gồm 20 000 ngọn đèn và 336 máy chiếu sáng,/ tạo nền một cảnh tượng tuyệt đẹp.// + Nhẫn giọng ở một số từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhân vật khi ngắm nhìn toàn cảnh tháp: Đứng trên quảng trường Thô-ca-đê-rô rộng lớn, Dương được ngắm nhìn toàn cảnh tháp Ép-phen cao sừng sững trên nền trời xanh bao la. + Giọng điệu thân thiết, tình cảm trong lời đối thoại của hai bà cháu: · Tạm biệt Pa-ri đi! Sáng mai, cháu sẽ không đi lại trên con đường này. Vào giờ này ngày mai, gia đình cháu đã ở trên máy bay rồi. · Cháu sẽ rất nhớ bà. Pa-ri trở nên thân thiện hơn nhờ có bà đấy ạ. - GV mời 3 HS đọc nối các đoạn trước lớp. - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, mỗi HS đọc một đoạn, đọc nối tiếp đến hết bài. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt. - GV mời 2 – 3 HS đọc nối tiếp bài thơ trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Hiểu các từ ngữ chưa hiểu. - Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. - Hiểu được nội dung, bài đọc Chuyến du lịch thú vị . b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc phần Từ ngữ SGK tr.124. + Hội thảo: cuộc họp ở phạm vi rộng để bày tỏ, trao đổi ý kiến về một vấn đề nào đó. + Tàu điện ngầm: loại phương tiện giao thông chạy bằng điện, đi ngầm trong lòng đất. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Dương được ba mẹ cho đi du lịch ở đâu? Điểm tham quan nào gây ấn tượng nhất với cậu bé? + GV hướng dẫn HS đọc và tìm câu trả lời theo nhóm. + GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Dương được ba mẹ cho đi Pa-ri. Dương được tham quan nhiều nơi như: Khải Hoàn Môn, bảo tàng Lu-vơ-rơ,... nhưng Dương ấn tượng nhất với tháp Ép phen. - GV mời 2 HS đọc câu hỏi 2: Qua con mắt Dương và lời kể của bà Mi-su, tháp Ép-phen đẹp như thế nào? + GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm đôi. + GV mời đại diện 2 - 3 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. + GV chốt đáp án:
- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Theo em, vì sao Dương cảm thấy Pa-ri trở nên thân thiện hơn? + GV hướng dẫn HS theo nhóm (4 HS). + GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, thống nhất đáp án: · Bà Mi-su giống như một hướng dẫn viên du lịch, đã giúp cậu bé hiểu rõ hơn về giá trị văn hoá, lịch sử của Pa-ri. · Bà Mi-su là người rất nhiệt tình, thân thiện. Bà đã xua tan cảm giác lo lắng của cậu bé Việt Nam lần đầu tiên đặt đến Pa-ri bằng thái độ cởi mở, lịch sự và cũng rất ấm áp. · Bà Mi-su đã khiến cho chuyến đi du lịch của Dương trở nên có ý nghĩa hơn. Bà không chỉ giúp cậu bé được khám phá những di tích lịch sử, giá trị văn hoá của Pa-ri mà bà còn giúp cậu bé cảm nhận được tình cảm của người dân Pa-ri đối với khách du lịch. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Em có những hiểu biết gì về Pa-ri sau khi đọc bài “Chuyến du lịch thú vị”? + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi trao đổi nhóm. + GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét và khen ngợi HS có câu trả lời hay. + GV khuyến khích HS lựa chọn hoặc trả lời theo ý kiến riêng. + GV nêu đáp án tham khảo: Pa-ri là nơi lưu giữ rất nhiều công trình kiến trúc lịch sử, có nhiều điểm du lịch nổi tiếng khắp thế giới. Người dân Pa-ri rất lịch sự, mến khách. Tháp Ép-phen là niềm tự hào của người dân Pa-ri... Hoạt động 3: Luyện đọc lại. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Đọc lại bài đọc Chuyến du lịch thú vị. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc: + Làm việc cả lớp: · GV mời đại diện 2 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp. · GV cho HS đọc 1 – 2 khổ theo cách GV thấy hiệu quả. + Làm việc cá nhân: tự đọc bài. Hoạt động 4: Luyện tập sau bài đọc. a. Mục Tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Biết một số thành ngữ nói về ước mơ. - Những từ có nghĩa giống với từ ước mơ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu 1 HS đọc câu hỏi 1: Dấu gạch ngang được sử dụng trong câu chuyện “Chuyến du lịch thú vị" có công dụng gì? - GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, thống nhất đáp án: Trong câu chuyện “Chuyến du lịch thú vị”, dấu gạch ngang được đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. - GV nêu câu hỏi 2: Ngoài công dụng được nêu ở bài tập 1, dấu gạch ngang còn có công dụng nào? Em hãy đưa ra ví dụ minh hoạ. - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân. - GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, góp ý và khen ngợi HS. - GV chốt đáp án: + Dấu gạch ngang còn được dùng để đánh dấu các ý liệt kê. + Ví dụ minh họa: sách Tiếng Việt 4, tập hai để minh hoạ hoặc câu 2, trang 122, hoạt động Viết: Dấu gạch ngang đặt ở đầu dòng để liệt kê một số yêu cầu trong khi viết đoạn văn tưởng tượng. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Chuyến du lịch thú vị, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Chia sẻ với người thân về bài đọc. + Đọc trước Tiết học sau: Hướng dẫn cách viết thư SGK tr.125. |
- HS đọc bài. - HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe yêu cầu.
- HS làm việc nhóm. - HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu. - HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và đọc thầm theo.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài. - HS đọc bài.
- HS tự luyện đọc. - HS đọc bài. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS tra cứu theo hướng dẫn.
- HS đọc câu hỏi, HS khác đọc thầm theo.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc SGK
- HS làm việc việc cá nhân. - HS trình bày ý kiến
- HS lắng nghe, tiếp thu - HS lắng nghe, tiếp thu
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện.
- HS đọc bài.
- HS đọc theo hướng dẫn. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc bài.
- HS đọc bài.
- HS thảo luận nhóm đôi. - HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS đọc bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
| ||||||
TIẾT 3: VIẾT – HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT THƯ | |||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách thức tiến hành - GV cho HS thảo luận về một số hình thức viết thư - GV mời 2 – 3 HS trình bày. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV tổng kết: ngoài cách gửi thư viết tay truyền thống, chúng ta còn các cách khác như gửi thư điện tử thông qua thiết bị thông mình như điện thoại, laptop... - GV dẫn dắt vào bài học. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thư điện tử dưới đây và trả lời câu hỏi. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được nội dung thư. - Cách gửi ảnh. b. Cách thức tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài: a. Nội dung thư viết về điều gì? Dựa vào đâu để nhận biết nhanh nội dung thư? b. Trong thư, bạn nhỏ gửi ảnh cho cô bằng cách nào? - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi trao đổi nhóm đôi. - GV mời 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV chốt đáp án: Nội dung thư viết về việc chúc mừng sinh nhật cô An của bạn nhỏ tên là Minh Khôi. Dựa vào chủ đề của thư, chúng ta có thể nhận biết nhanh nội dung thư. - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: Theo em, lời cảm ơn, lời chúc mừng sinh nhật... cổ quan trọng không? Vì sao? Có cách nào để thể điều quan trọng ấy khi viết thư điện tử? - GV chốt đáp án: Rất quan trọng vì chúng thể hiện sự quan tâm, lòng biết ơn của em về những điều tốt đẹp mà người khác đã làm cho mình. Nền viết lời cảm ơn/ chúc mừng ngay trong chủ đề thư và trong phần nội dung chính của thư. Hoạt động 2: Trao đổi với bạn về cách viết thư điện tử và gửi tệp đính kèm. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Năm được cách viết thư điện tử và gửi tệp đính kèm.. b. Cách thức tiến hành - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân đọc hướng dẫn SGK tr.125.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, chốt đáp án: Bạn nhỏ gửi ảnh cho cô bằng cách đính kèm tệp. + Chọn biểu tượng đính kèm tệp (hình chiếc ghim). + Chọn tệp muốn đính kèm. + Nhấn nút gửi. - GV mời 1 - 2 HS đọc ghi nhớ SGK tr.125. - GV mời 1 – 2 HS đọc thuộc ghi nhớ. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc trước Bài tiếp theo: Đọc mở rộng SGK tr.126. |
- HS thảo luận.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chuẩn bị vào bài mới.
- HS đọc yêu cầu và quan sát ảnh minh họa.
- HS lắng nghe, thực hiện
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS đọc ghi nhớ. - HS đọc thuộc ghi nhớ.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác