Soạn mới giáo án Tiếng việt 4 KNTT bài 3: Anh em sinh đôi

Soạn mới Giáo án tiếng Việt 4 KNTT bài Anh em sinh đôi. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3: ANH EM SINH ĐÔI

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Anh em sinh đôi. Biết đọc diễn cảm các đoạn hội thoại phù hợp với tâm lí, cảm xúc của nhân vật.
  • Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm và lời nói của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Mọi người có thể giống nhau về ngoại hình hoặc một đặc điểm nào đó, nhưng không ai giống ai hoàn toàn, bởi bản thân mỗi người là một thực thể duy nhất.
  • Biết phân biệt danh từ chung và danh từ riêng.
  • Biết tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến.
  • Biết phân tích, đánh giá và chia sẻ những ý kiến của mình với bạn bè.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Biết tôn trọng vẻ riêng và những điểm tương đồng giữa mọi người.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh minh họa câu chuyện Anh em sinh đôi.
  • Tranh ảnh minh họa về thẻ chữ bài tập phần Luyện từ và câu.
  • Tranh ảnh về một số cặp song sinh nổi tiếng thế giới và Việt Nam (nếu có).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

ÔN BÀI CŨ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu tên bài đọc trước và tên các nhân vật trong bài đọc, nói về điều em thích nhất trong bài đọc trước?

- GV mời 2 – 3 HS đọc nối tiếp bài Thi nhạc.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tìm điểm khác nhau theo hướng dẫn:

+ GV treo tranh lên bảng hoặc chiếu tranh lên màn mình.

­+ HS tham gia trò chơi theo nhóm (Tìm và nói nhanh 5 điểm khác nhau giữa 2 tranh) hoặc đại diện nhóm lên chơi trước lớp.

+ HS hoặc đội nào tìm được 5 điểm khác nhau nhanh hơn, HS hoặc đội đó sẽ chiến thắng.

- GV theo dõi trò chơi, nhận xét và tổng kết đáp án: (1) Bụi cây trước mặt cậu bé, (2) bụi cây sau thân cây lớn, (3) màu áo của cậu bé, (4) màu quyển sách, (5) chỏm tóc của cậu bé.

- GV tổng kết, gợi mở vào bài: Qua trò chơi Tìm điểm khác nhau này, chúng ta có thể thấy, dù có những sự vật, hiện tượng nhìn thoảng qua tưởng như rất giống nhau, nhưng nếu quan sát kĩ, tìm hiểu kĩ, chúng ta vẫn nhận ra sự khác biệt. Con người cũng vậy, có nhiều người nhìn rất giống nhau, ví dụ như các anh chị em sinh đôi, nhưng họ vẫn có những khác biệt nhất định về hình thức, tính cách,...

- GV trình chiếu một số tranh ảnh về các cặp sinh đôi nổi tiếng (nếu có) và giới thiệu những điểm khác biệt giữa họ (về cuộc sống, về lĩnh vực hoạt động...)

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nội dung tranh minh họa: Tranh vẽ một đường chạy, trên đó có nhiều bạn đang thi chạy. Hai bạn chạy đầu tiên nhìn rất giống nhau, nhưng có bạn chạy nhanh hơn, có bạn chạy chậm hơn. Xung quanh là bạn bè của các bạn đang cổ vũ rất nhiệt tình.

- GV giới thiệu khái quát bài đọc: Hôm nay các em sẽ luyện đọc câu chuyện Anh em sinh đôi. Các em hãy đọc kĩ để hiểu bạn nhỏ trong câu chuyện đã nghĩ gì về việc bạn ấy và người anh sinh đôi của mình trông giống hệt nhau nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: HS đọc được cả bải Anh em sinh đôi. Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài văn qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

b. Cách thức tiến hành

- GV đọc cả bài, đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ trong đoạn hội thoại thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. VD: tôi chẳng giống ai hết, sao nhầm được...

- GV hướng dẫn HS luyện đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai, VD: kêu lên, cách nói, lo lắng, cổ vũ, chậm rãi, nhanh nhảu...

+ Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Hai anh em mặc đồng phục /và đội mũ/ giống hệt nhau,/ bạn bè/ lại cổ vũ nhầm mất thôi.; Các bạn cuống quýt/ gọi Khánh thay thế/ khi thấy Long nhăn nhó vì đau/ trong trận kéo co,...

- GV mời đại diện 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “chẳng bận tâm đến chuyện đó”.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến “nỗi ngạc nhiên ngập tràn của Long”.

+ Đoạn 3: tiếp theo đến “để trêu các cậu đấy”.

+ Đoạn 4: còn lại.

- GV yêu cầu HS luyện đọc:

+ HS làm việc theo cặp/ nhóm (4 HS 1 nhóm), mỗi HS đọc một đoạn (đọc nối tiếp 4 đoạn), đọc nối tiếp 1 – 2 lượt.

+ HS làm việc cá nhân, đọc nhẩm toàn bài một lượt.

- GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của cả lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Anh em sinh đôi.

b. Cách thức tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc từ ngữ được chú thích trong SHS và hướng dẫn HS hiểu nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài.

- GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các nhiệm vụ, yêu cầu nêu trong SHS (cuối bài đọc).

Câu 1

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi 1: Long và Khánh được giới thiệu như thế nào?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS phát biểu ý kiến.

- GV khen ngơi, tuyên dương HS trả lời rõ ràng, lưu loát.

- GV tổng kết đáp án: Long và Khánh được giới thiệu là anh em sinh đôi, giống nhau như đúc.

Câu 2

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi 2: Những chi tiết nào thể hiện cảm xúc và hành động của Long khi thấy mình giống anh?

- GV hướng dẫn HS đọc lại đoạn đầu của văn bản, tìm chi tiết trả lời cho câu hỏi.

- GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp để thống nhất câu trả lời.

- GV mời đại diện 2− 3 HS phát biểu ý kiến.

- GV và cả lớp nhận xét, bổ sung (nếu cần thiết) và thống nhất đáp án.

+ Cảm xúc của Long khi thấy mình giống anh: Hồi nhỏ cảm thấy khoái chỉ, lớn lên không còn thấy thú vị nữa, khi chuẩn bị đi hội thao thì Long rất lo lắng.

+ Hành động của Long: Cố gắng làm mọi thứ khác anh, từ cách nói, dáng đi, đến trang phục, kiểu tóc...

Câu 3

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi 3: Theo em, vì sao Long không muốn giống anh của mình? Chọn câu trả lời hoặc nêu ý kiến của em.

A. Vì Long không thích bị mọi người gọi nhầm.

B. Vì Long cảm thấy phiền hà khi giống người khác.

C. Vì Long muốn khẳng định vẻ riêng của mình.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Bước 1: HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, lựa chọn câu trả lời.

+ Bước 2: HS làm việc nhóm (lần lượt từng HS nêu câu trả lời đã chuẩn bị).

+ Bước 3: Đại diện một số nhóm nêu ý kiến trước lớp.

- GV lưu ý: Mỗi HS có thể có một cách lựa chọn riêng vì đây là câu hỏi mở (chọn một ý và nêu ý kiến của em) miễn là HS giải thích hợp lí.

- GV nhận xét, bổ sung và tổng kết đáp án:

+ Lựa chọn phương án A vì ở đầu câu chuyện có chi tiết “Mỗi khi bị gọi nhầm tên, Long lại muốn kêu lên: “Tôi là Long, tôi chẳng giống ai hết.”.

+ Lựa chọn phương án B vì mỗi lần bị nhầm lẫn, Long đều cảm thấy không vui, điều đó rõ ràng gây ra sự phiên hà cho bạn ấy.

+ Lựa chọn phương án C vì Long cũng giống như nhiều người khác, luôn muốn khẳng định vẻ riêng của mình, mình là duy nhất, không giống ai.

- GV khích lệ, khen ngợi những HS đã biết nêu ý kiến thể hiện suy nghĩ của mình.

Câu 4

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi 4: Nhờ nói chuyện với các bạn, Long đã nhận ra minh khác anh như thế nào?

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm:

+ HS đọc lại đoạn hội thoại giữa các bạn nhỏ trong câu chuyện để tìm ý trả lời cho câu hỏi.  

+ HS trao đổi trong nhóm và thống nhất đáp án.

- GV có thể đặt câu hỏi phụ: Các bạn đã nói những gì về sự khác nhau giữa Long và Khánh?

- GV nhận xét và tổng kết đáp án câu hỏi phụ: Các bạn nói Long và Khánh mỗi người một vẻ, không hề giống nhau. Long chậm rãi, lúc nào cũng nghiêm túc; Khánh nhanh nhảu, hay cười.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi trước lớp.

- GV góp ý, bổ sung và thống nhất đáp án: Long nhận ra hai anh em chỉ giống ở ngoại hình thôi, còn các đặc điểm tính cách, thói quen... đều khác nhau, nghĩa là mỗi anh em vẫn có vẻ riêng không thể nhầm lẫn.

Câu 5

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi 5: Nhận xét về đặc điểm của Long và Khánh thể hiện qua hành động, lời nói của từng nhân vật.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm:

+ HS tìm các chi tiết thể hiện hành động và lời nói của Long và Khánh.

+ HS nhận xét về Long và Khánh qua các hành động và lời nói đó.

+ HS trao đổi trong nhóm, thống nhất đáp án và kẻ bảng để liệt kê chi tiết về hành động và lời nói của Khánh và Long.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi trước lớp.

- GV nhận xét, bổ sung đáp án:

 

Long

Khánh

Hành động

- Cố gắng làm mọi thứ khác anh.

- Hỏi bạn bè nguyên nhân các bạn không nhầm lẫn khi cổ vũ mình và anh Khánh.

- Phá lên cười khi nhận ra hai anh em chỉ giống nhau bề ngoài thôi, thực chất mỗi người một vẻ, không ai giống ai.

Không bận tâm đến việc hai anh em giống nhau.

 

 

- Cười khi nghe các bạn nhận xét về mình và em Long.

Lời nói

- Tôi là Long, tôi chẳng giống ai hết.

- Đôi khi giống nhau cũng hay mà, chỉ cần không bị phạt nhầm là được.

- GV khuyến khích HS nêu những suy nghĩ riêng về Khánh và Long.

- GV khen ngợi, tuyên dương HS có ý kiến hay, trình bày rõ ràng, rành mạch.

- GV nhận xét, bổ sung và tổng kết: Đúng như các bạn của hai anh em nhận xét, hành động và lời nói của Long thể hiện Long là người khá nghiêm túc, chậm rãi, hay suy nghĩ. Long còn là người luôn muốn khẳng định bản thân, muốn mình đặc biệt và là duy nhất. Còn Khánh là một người nhanh nhẹn, hài hước, suy nghĩ đơn giản, không quá coi trọng những tương đồng về hình thức, hiểu rõ việc mình và em thực chất rất khác nhau về tính cách, nên việc giống nhau về hình thức không khiến cho Khánh phải bận tâm. Câu nói của Long (tự nói với chính mình) ở cuối câu chuyện cho thấy sự thay đổi trong suy nghĩ của Long. Long nhận ra sự khác biệt rõ rệt giữa hai anh em và hiểu rằng: không cần phải cố gắng chứng minh sự khác biệt đó.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tự đọc được diễn cảm của bài Anh em sinh đôi.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm câu chuyện:

+ Làm việc chung cả lớp (4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp).

+ Làm việc theo cặp/ nhóm: HS chia nhóm, luyện đọc theo nhóm.

- GV mời đại diện 1 HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp.

- GV nhận xét, góp ý cách đọc diễn cảm của HS.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Anh em sinh đôi, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước Tiết 9: Luyện từ và câu SGK tr.18.

 

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

 

- HS đọc bài.

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

- HS nêu các điểm khác nhau. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh ảnh.

 

 

- HS xung phong phát biểu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, đọc nhẩm theo.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc theo sự phân công của GV.

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

- HS tìm hiểu từ khó.

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS nêu câu hỏi.

 

- HS xung phong phát biểu.

 

- HS lắng nghe và sữa chữa (nếu sai).

 

- HS nêu câu hỏi.

 

 

- HS đọc bài và tìm câu trả lời.

 

- HS trao đổi, thống nhất đáp án.

- HS xung phong phát biểu.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS nêu câu hỏi.

 

 

 

 

- HS thực hành nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nêu câu hỏi.

- HS hoạt động nhóm.

 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi và xung phong trả lời.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

- HS xung phong phát biểu.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

- HS nêu câu hỏi.

 

 

- HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nêu suy nghĩ riêng.

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo hướng dẫn.

 

 

 

 

- HS đọc bài.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU – DANH TỪ CHUNG, DANH TỪ RIÊNG

Hoạt động 1: Sắp xếp danh từ vào nhóm thích hợp

a. Mục tiêu: Dựa vào tranh minh họa, sắp xếp các danh từ riêng vào các nhóm (chỉ người, chỉ sông, chỉ thành phố) thích hợp.

b. Cách thức tiến hành

 

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu đề bài.

--------------- Còn tiếp -----------------

 
Soạn mới giáo án Tiếng việt 4 KNTT bài 3: Anh em sinh đôi

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN POWERPOINT:

  • Khi đặt: nhận giáo án kì I + 1/2 kì 2
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

Với Toán, Văn:

  • Word: 300k/kì - 350k/cả năm
  • Powerpoint: 400k/kì - 450k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 550k/kì - 650k/cả năm

Với các môn còn lại:

  • Word: 200k/kì - 250k/cả năm
  • Powerpoint: 250k/kì - 300k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 400k/kì - 450k/cả năm

LƯU Ý:

  • Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí:
    • Word 5 môn GVCN: 800k/cả năm
    • Powerpoint 5 môn GVCN: 1000k/cả năm
    • Word +Powerpoint 5 môn GVCN: 1600k/cả năm

=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án tiếng việt 4 KNTT mới, soạn giáo án Tiếng việt 4 mới KNTT bài Anh em sinh đôi, giáo án soạn mới tiếng việt 4 KNTT

Soạn mới giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay