Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 22: CÁI CẦU
(4 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (nắm được đặc điểm của văn bản thông tin hướng dẫn thực hiện một công việc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||
TIẾT 1 - 2: ĐỌC | |||||||
ÔN BÀI CŨ - GV mời 1 - 2 HS đọc một đoạn bài đọc Những cánh buồm. - GV nêu câu hỏi: Bài đọc giúp em hiểu điều gì về ý nghĩa của những cánh buồm với cuộc sống của những người ngư dân? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS: Trao đổi cùng bạn: Kể về một cái cầu mà em biết. - GV trình chiếu một số tranh liên quan đến những cây cầu gợi ý cho HS:
Cầu Rồng Cầu Bãi Cháy
Cầu Long Biên Cầu Vàng - GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm 4 HS và thảo luận: + Hình dung lại những cây cầu ở quê em, hoặc ở địa phương khác, nơi em đã đi qua hoặc qua phim ảnh, sách báo,... mà em đã thấy. + Kể về cây cầu qua những thông tin: Cầu có tên là gì, ở đâu? Cầu bắc qua sông nào? Cầu được xây dựng bằng vật liệu gì, kích thước ra sao? Cây cầu có ý nghĩa thế nào đối với cuộc sống người dân? Khung cảnh quanh cây cầu? Kỉ niệm khó quên với cây cầu,... - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr.102, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Bài đọc Cái cầu là bài thơ nói về vẻ đẹp của những cây cầu (cây cầu có thật và cả những cây cầu tưởng tượng). Qua bài thơ, thấy được hình ảnh quê hương yên bình, thấy được tình yêu quê hương, tình yêu gia đình của bạn nhỏ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được cả bài Cái cầu. - Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; nhấn giọng vào những từ ngữ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Luyện đọc cá nhân, theo cặp. b. Cách tiến hành - GV đọc cả bài: đọc diễn cảm với ngữ điệu chung: vui tươi, tha thiết, đầy tự hào. - GV mời 4 HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- GV hướng dẫn HS đọc: + Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: dòng sông sâu, sang ngòi, võng trên sông, thuyền buồm,... + Nhấn giọng vào những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: cho xem hơi lâu, yêu sao yêu ghê, bắc cầu tơ nhỏ, bắc câu ngọn gió, bắc cầu lá tre, yêu cái cầu tre, yếu hơn cả,... + Ngắt giọng câu thơ “Dưới cầu, thuyền chở đá, chở vôi” theo nhịp 2/3/2. + Ngắt giọng khổ thơ cuối (không theo nhịp 4/4 thông thường): Yêu hơn cả cầu ao/ mẹ thường đãi đỗ Là cái cầu này/ ảnh chụp xa xa Mẹ bảo:/ cầu Hàm Rồng/ sông Mã Con cứ gọi/ cái câu của cha. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4 đọc nối tiếp các khổ đến hết bài. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt. - GV mời 4 HS đọc trước lớp - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Hiểu các từ ngữ chưa hiểu. - Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. - Hiểu được nội dung bài đọc Cái cầu. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc phần Từ ngữ SGK tr.103: + Chum: đồ vật bằng đất nung loại to, miệng tròn, giữa phình ra, dùng để đựng nước hoặc các loại hạt. + Ngòi: đường nước chảy tự nhiên, thông với sông hoặc đầm, hồ. + Thuyền thoi: thuyền nhỏ và dài, hai đầu nhọn, có hình giống cái thoi dệt vải. + Cầu Hàm Rồng: cầu bắc qua sông Mã ở thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Bạn nhỏ được cha kể những gì về cây cầu vừa bắc xong? + GV hướng dẫn HS đọc và tìm câu trả lời theo nhóm đôi. + GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và ghi nhận đáp án hợp lí: Bạn nhỏ được cha kể nhiều điều về cây cầu vừa bắc xong: cây cầu được bắc qua một dòng sông sáu; trên cầu có đường xe lửa; lúc cha viết thu, xe lửa sắp chạy qua cây cầu này. - GV mời 2 HS đọc câu hỏi 2: Khi xem ảnh chiếc cầu cha gửi, bạn nhỏ có những liên tưởng gì thú vị? + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ theo nhóm 4 HS. + GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. + GV ghi nhận đáp án hợp lí: Khi xem ảnh chiếc cầu cha gửi, bạn nhỏ đã liên tưởng tới chiếc cầu bằng tơ của nhện khi qua chum nước, chiếc cầu ngọn gió của sáo khi qua sông, chiếc cầu lá tre của kiến khi qua ngòi. - GV có thể nói thêm: Sự liên tưởng thật thú vị, thể hiện sự quan sát tinh tế của bạn nhỏ. Sự liên tưởng này khiến những con vật bé nhỏ càng trở nên sinh động và gần gũi với con người. Chúng cũng có những cây cầu của riêng mình. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Qua hình ảnh cái cầu tre sang nhà bà ngoại, em có cảm nhận gì về quê hương của bạn nhỏ? + GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm (4 HS) theo các ý sau : · Hình ảnh câu bằng tre bắc qua sông rộng gợi điều gì? · Em có cảm nghĩ gì khi nhìn hình ảnh cây cầu trẻ cong cong “như võng trên sông ra người qua lại”? · Cảnh dưới cầu thuyền chở đá, chở với, thuyền đi ngược đi xuôi cho thấy khung cảnh quê hương như thế nào... + GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, góp ý và khen ngợi HS trình bày tốt. + GV ghi nhận đáp án hợp lí: Qua hình ảnh cái cầu tre sang nhà bà ngoại, em có cảm nhận quê hương của bạn nhỏ rất mộc mạc bình dị, bình yên nên thơ gần gũi đẹp đẻ/ trên sông, thuyền bè qua lại tấp nập.... - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Bạn nhỏ yêu nhất cây cầu nào? Vì sao? + GV hướng dẫn HS làm việc nhóm. + GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. + GV ghi nhận đáp án hợp lí: · Bạn nhỏ yêu nhất cây cầu trong ảnh cha gửi, cây cầu có tên Hàm Rồng. Vì đây là cầu do chính tay cha tham gia thi công, cây cầu đem lại niềm tự hào cho bạn nhỏ (bạn gọi đó là “cầu của cha”). · Bạn nhỏ yêu nhất cây cầu trong ảnh cha gửi, vì cây cầu đó bắc qua sông Mã thân thương ở quê bạn. · Bạn nhỏ yêu nhất cây cầu Hàm Rồng vì đây là cây cầu lớn có xe lửa đi qua,... - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 5: Nêu nhận xét của em về bạn nhỏ trong bài thơ. + GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm (4 HS). + GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày câu trả lời trước lớp. + GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. + GV tổng hợp những nhận xét hợp lí: Bạn nhỏ là người/ yêu cha me, người thân/ yêu cảnh vật quê hương/ yêu quê hương/ yêu những cây cầu/ có trí tưởng tượng phong phú/ quan sát tinh tế/... Hoạt động 3: Luyện đọc lại. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Đọc diễn cảm câu chuyện Bức tường nhiều phép lạ. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc: + Làm việc cả lớp: · GV mời đại diện 2 HS đọc trước lớp. · GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm. - GV hướng dẫn học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu: + Làm việc cá nhân: tự đọc bài. - GV mời đại diện 1 HS đọc thuộc trước lớp. Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. a. Mục Tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Tìm những hình ảnh so sánh trong bài thơ - Tìm các sự vật nhân hóa. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu 1 HS đọc câu hỏi 1: Tìm những hình ảnh so sánh trong bài thơ. Theo em, cách so sánh đó có gì thú vị? - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi trao đổi theo nhóm 4 HS. - GV mời đại diện 3 – 4 nhóm trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, thống nhất đáp án hợp lí: Hình ảnh so sánh: Cầu tre qua nhà bà ngoại như cái võng trên sông. Cách so sánh đó thú vị ở chỗ: gợi liên tưởng, gợi cảm xúc. Cái cầu cong cong và cũng đung đưa như cái võng, tuy đơn sơ (bằng tre) nhưng dẻo dai, bền bỉ, cần mẫn đưa mọi người qua sông. Cái cầu cũng yêu thương con người, rất gần gũi với con người, chẳng khác chiếc võng vẫn thường ru ta vào giấc ngủ,… - GV nêu câu hỏi 2: Bài thơ có những sự vật nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng cách nào? - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi trao đổi theo cặp. - GV mời 4 – 5 HS trình bày trước lớp. . Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, khen ngợi HS và chốt đáp án: Các sự vật được nhân hoá: con nhện, con sáo, con kiến. Chúng được nhân hoá bằng cách: gán cho hoạt động vốn chỉ có ở người, hoạt động bắc cầu. Cụ thể là: nhện bắc cầu tơ nhỏ qua chum nước, sáo bắc cầu ngọn gió qua sông, kiến bắc cầu lá tre qua ngòi. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Cái cầu, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Chia sẻ với người thân về bài đọc. + Đọc trước Tiết học sau: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối SGK tr.104. |
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe yêu cầu.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát và lắng nghe.
- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo. - HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS luyện đọc.
- HS thực hiện.
- HS luyện đọc cá nhân. - HS đọc bài theo nhóm. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc SGK.
- HS đọc câu hỏi.
- HS làm việc việc nhóm đôi. - HS trình bày ý kiến.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS học thuộc bài. - HS đọc thuộc bài.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
| ||||||
TIẾT 3: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI | |||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách thức tiến hành - GV cho HS nghe bài hát Em yêu cây xanh và cho HS vận động theo nhịp điệu https://www.youtube.com/watch?v=mnyxM7FOCZ4 - GV dẫn dắt vào bài học. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. Hoạt động 1: Chuẩn bị a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhớ lại các bước chuẩn bị cho một bài văn miêu tả cây cối. b. Cách thức tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài: Chọn 1 trong 3 đề dưới đây: Đề 1: Viết bài văn miêu tả một cây ăn quả mà em yêu thích. Đề 2: Viết bài văn miêu tả một cây ở sân trường đã gắn bó với em và bạn bè. Đề 3: Viết bài văn miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo. - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân: + Chọn 1 trong 3 để để lập dàn ý. + Chọn một cây để miêu tả (cây ăn quả: cam, bưởi, nhãn, sầu riêng, ổi, na, chuỗi, mít...; hoặc cây bóng mát: bàng, phượng, bằng lăng, xả cù, lộc vừng, đa, tre,...; hoặc cây hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa lan, hoa giấy...). + Lựa chọn trình tự miêu tả (tả từng bộ phận của cây hay tả đặc điểm của cây theo từng thời kì phát triển). + Quan sát đặc điểm của cây và ghi chép kết quả quan sát. - GV hướng dẫn chung cả lớp: + Trao đổi nhóm đôi để góp ý kết quả quan sát cây định tả. + Đại diện 1 – 2 nhóm HS trình bày kết quả quan sát và nêu trình tự sẽ miêu tả. - GV nhận xét, khen ngợi những HS có khả năng quan sát tốt. Hoạt động 2: Lập dàn ý a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lập dàn ý hoàn chỉnh cho bài văn miêu tả cây cối. b. Cách thức tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc thầm dàn ý được gợi ý SGK tr.104.
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân: Dựa vào nội dung đã chuẩn bị HS lập dàn ý theo gợi ý trên. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV lưu ý: Khi lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối, cần tập trung nêu điểm khác biệt của cây, nhấn mạnh những đặc điểm phù hợp với lợi ích của cây (lấy quả, lấy bóng mát, lấy hoa, làm rau,...), có thể nêu lí do em yêu thích cây (nếu chọn để 1), kỉ niệm của cây với em và các bạn (nếu chọn để 2),... Hoạt động 3: Góp ý và chỉnh sửa dàn ý. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Hoàn thiện dàn ý. b. Cách thức tiến hành - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 4 HS nhận xét, góp ý theo các ý sau: + Về bố cục (mở bài, thân bài, kết bài). + Về trình tự miêu tả. + Về việc lựa chọn những đặc điểm của cây để miêu tả. + HS bổ sung hoặc chỉnh sửa dàn ý (nếu cần). - GV đánh giá chung về kết quả của hoạt động lập dàn ý; khen ngợi những HS có dàn ý tốt; nhắc lại những điều HS cần lưu ý khi lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc trước Tiết tiếp theo: Nói và nghe – Kể chuyện Về quê ngoại SGK tr.105. |
- HS nghe và vận động.
- HS chuẩn bị vào bài mới.
- HS đọc yêu cầu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, thực hiện
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS đọc SGK và quan sát.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác