Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: VỆT PHẤN TRÊN MẶT BÀN
(4 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1-2: ĐỌC | |
ÔN BÀI CŨ - GV mời 2 HS đọc một đoạn bài Hải Thượng Lãn Ông. - GV mời 2 - 3 HS đọc trước lớp những câu nêu cảm xúc về Hải Thượng Lãn Ông em đã viết. - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV nêu nội dung thảo luận: Kể về một việc làm tốt mà em đã làm cho bạn. Chia sẻ về cảm xúc của em khi đó. - GV hướng dẫn yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, khích lệ HS và chốt lại: Khi ta làm việc tốt cho bạn bè, bạn sẽ rất vui và biết ơn ta, và ta cũng cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Như vậy cho đi cũng là nhận lại. Cuộc sống thật sự rất đẹp khi con người biết yêu thương và giúp đỡ nhau. - GV trình chiếu một số tranh về sự giúp đỡ: - GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr.12: - GV yêu cầu HS nêu nội dung bức tranh. - HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, chốt đáp án: Bức tranh vẽ khung cảnh bên trong lớp học. HS đang ngồi trong lớp. Mỗi bản có 2 HS. Ở bàn đầu, HS nam đang cầm phấn trắng kẻ một đường thẳng trên mặt bàn. Khuôn mặt của HS nam cau có. Khuôn mặt bạn HS nữ bên cạnh thoáng buồn. Bạn Hồ nữ đang cầm bút viết bằng tay trái. - GV giới thiệu khái quát câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn: Thi Ca là HS mới và được cô xếp ngồi cạnh Minh. Ngay buổi đầu tiên Thi Ca đã làm Minh bực mình vì bạn ấy viết bằng tay trái và liên tục dụng vào tay Minh khi Minh dạng viết. Minh đã lấy phấn kẻ một đường ranh giới trên mặt bàn. Minh sẽ có thái độ thế nào khi biết Thi Ca bị đau tay phải và phải đi viện để chữa tay? Chúng ta hãy cùng đọc câu chuyện để biết nhé. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được cả bài Vệt phấn trên mặt bàn với giọng đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc của các nhân vật. - Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện những tình tiết quan trọng hoặc những câu nói thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật trong câu chuyện. - Luyện đọc cá nhân, theo cặp. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc mục Từ ngữ SHS tr.13: + Tay mặt: tay phải. - GV đọc cả bài: đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện. - GV mời 3 HS đọc nối tiếp các đoạn. + Đoạn 1: từ đầu đến thật vui vẻ. + Đoạn 2: tiếp theo đến hết một tuần. + Đoạn 3: còn lại. - GV hướng dẫn HS đọc: + Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: xù lông nhím, nắn nót, rắc rối, lom dom vân nâu.... + Đọc nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện cảm xúc, cảm nhận của các nhân vật: · Nhưng cô bạn tóc xù toàn làm cậu bực mình. · Dụng tay mình rồi nè! · Đây là ranh giới. Bạn không được để tay thò qua chỗ mình nhé! + Cách ngắt giọng ở những câu dài: · Trong lúc Minh bặm môi,, nắn nót những dòng chữ trên trang vở/ thì hai cái cùi chỏ/ đụng nhau đánh cộp/ làm chữ nhảy chồm lên, /rớt khỏi đồng. // - GV mời 3 HS đọc nối cả bài thơ trước lớp. - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, mỗi HS đọc một đoạn, đọc nối tiếp đến hết bài. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc nhẩm toàn bài một lượt. - GV mời 2 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Hiểu các từ ngữ chưa hiểu. - Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. - Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc Vệt phấn trên mặt bàn. . b. Cách tiến hành - GV mời 1 - 2 HS đọc câu hỏi 1: Minh có suy nghĩ gì khi cô giáo xếp Thi Ca ngồi cạnh mình? + GV hướng dẫn HS đọc và tìm câu trả lời theo nhóm đôi. + GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Minh tò mò về bạn mới vì bạn có cái tên rất ngộ và mái tóc xù lông nhóm. Cậu định bụng sẽ làm quen với bạn thật vui vẻ. - GV mời 2 HS đọc câu hỏi 2: Điều gì làm cho Minh bực mình khi ngồi chung bàn với Thị Ca ? + GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để trả lời câu hỏi. + GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. + GV chốt đáp án: Thi Ca viết bằng tay trái nên vài lần đụng phải tay Minh khi Minh đang nắn nót viết, làm cho những dòng chữ trên trang vở bị xiêu vẹo, xấu xí. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Khi đang viết thì bị Thi Ca dụng vào tay, Minh đã làm những gì ? + GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm (4 HS). + GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, chốt đáp án: Khi đang viết thì bị Thi Ca đụng tay, Minh đã rất bực mình. Cậu lấy phấn kẻ một đường chia đôi mặt bàn và nói với Thi Ca đó là ranh giới, Thi Ca không được để tay qua chỗ của cậu. - GV nêu câu hỏi 4: Khi biết tin Thi Ca phải đi bệnh viện chữa tay, Minh đã có những thay đổi gì trong suy nghĩ và việc làm? + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ theo cặp hoặc trong nhóm. + GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). + GV tổng hợp các ý kiến của HS và chốt đáp án: Minh chợt nhớ ra Thi Ca hay giấu bàn tay phải trong hộc bàn, nhớ ánh mắt buồn của bạn lúc nhìn cậu vạch đường phần trên mặt bàn, cậu cảm thấy ân hận. Cậu đã lấy chiếc khăn xoá vật phần trên mặt bàn và thầm mong Thi Ca chóng khỏi bệnh để lại về ngồi bên cạnh cậu. - GV mời 1 - 2 HS đọc câu hỏi 5: Tóm tắt câu chuyện bằng 7 – 8 câu. + GV hướng dẫn thực hiện và đặt câu hỏi gợi ý : · Nhan đề câu chuyện là gì ? · Câu chuyện diễn ra ở đâu ? · Nhân vật chính trong câu chuyện là ai ? · Điều gì xảy ra với các nhân vật ? · Câu chuyện kết thúc như thế nào? + GV mời đại diện 3 – 4 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS tóm tắt tốt. + GV đưa ra đáp án tham khảo: Câu chuyện có tên là Vệt phấn trên mặt bàn. Câu Chuyện diễn ra trong lớp học của Minh khi có bạn mới tên là Thi ca được cô giáo xếp ngồi cạnh Minh. Tay của Thi Ca và Minh đụng vào nhau khiến cho chữ Minh nắm nót viết bị xô ra khỏi dòng kẻ. Minh lấy phấn vẽ một đường ranh giới trên mặt bàn không cho Thi Ca thò tay sang chỗ mình. Một hôm, cô giáo cho hay Thi ca phải vào viện chữa tay để không phải viết bằng tay trái nữa. Minh rất buồn, ân hận vì hành động của mình và mong Thi Ca mau đi học trở lại. Hoạt động 3: Luyện đọc lại. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được nội dung bài đọc. - Đọc đúng các từ dễ đọc sai trong bài đọc Vệt phấn trên mặt bàn. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm câu chuyện: + Làm việc cả lớp: · GV mời đại diện 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp. · GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm. · GV hướng dẫn HS đọc theo cặp hoặc nhóm 3 em. + Làm việc cá nhân: tự luyện đọc. - GV mời đại diện 1 HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp. Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Tìm được tính từ chỉ đặc điểm và hoạt động. - Đặt câu với các từ đó. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS cả lớp đọc yêu cầu bài 1 SGK tr.13: Trong các từ in đậm, từ nào là tính từ chỉ đặc điểm của sự vật, từ nào là tính từ chỉ đặc điểm của hoạt động? - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân. - GV mời 1 -2 HS trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV tổng hợp các ý kiến của HS và chốt đáp án: + Tính từ chỉ đặc điểm của sự vật: (phấn) trắng. + Tính từ chỉ đặc điểm của hoạt động: (đè) mạnh. - GV yêu cầu HS cả lớp đọc yêu cầu bài 2 SGK tr.13: Đặt cầu về một nhân vật trong bài đọc, trong đó có dùng tính từ. - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân. - GV mời 2 – 3 HS đọc câu của mình trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV đưa ra đáp án tham khảo: Thi Ca là một cô bé đáng yêu với mái tóc xù lông nhím. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Vệt phấn trên mặt bàn, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Chia sẻ với người thân về bài đọc. + Đọc trước Tiết học sau: Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết SGK tr.14. |
- HS đọc bài. - HS đọc bài làm trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS đọc SGK.
- HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo. - HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS đọc bài trước lớp. - HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc cá nhân.
- HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc việc nhóm đôi. - HS trình bày ý kiến.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc bài. - HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS luyện đọc. - HS đọc bài.
- HS quan sát và đọc thầm.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát và đọc thầm.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS trả lời. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác