Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 14: TRONG LỜI MẸ HÁT
(4 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1 – 2: ĐỌC | |
ÔN BÀI CŨ - GV mời 1 – 2 HS đọc nối tiếp bài Vườn của ông tôi. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nếu là bạn nhỏ trong câu chuyện, em sẽ làm gì để gìn giữ vườn cây của ông được nguyên vẹn đúng như khi ông còn sống? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV tổng hợp đáp án hợp lí: + Em sẽ học tập theo bà: lụi cây nào, trồng lại cây ấy. + Em sẽ chăm chỉ vun xới, tưới nước cho từng cây nhỏ trong vườn: lá lốt, mơ, ngải cứu,... + Em sẽ tỉa cành, bắt sâu cho các cây hoa mẫu đơn, dành dành, ... + Em sẽ rào lại xung quanh các cây để bảo vệ chúng. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách thức tiến hành - GV yêu cầu HS Kể cho bạn nghe một kỉ niệm với người thân mà em nhớ nhất. Nêu cảm nghĩ của em khi nhớ về kỉ niệm ấy. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS). + Người thân đó là ai? + Kỉ niệm đó là gì? + Kỉ niệm đó diễn ra vào lúc nào? + Kỉ niệm đó diễn ra ở đâu? + Vì sao đó lại là kỉ niệm em nhớ nhất? - GV trình chiếu một số hình ảnh và gợi ý về nhà khoa học:
- GV mời đại diện 2 –3 nhóm HS chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi, khích lệ HS. - GV nêu đáp án gợi ý: Mình nhớ nhất kỉ niệm cùng mẹ đi tặng quà các bạn vùng khó khăn. Một sớm mùa hè, hai mẹ con lên xe đi Hà Giang. Vượt quãng đường xa, đường lại khó đi, nhưng mẹ vẫn tươi tỉnh. Đến nơi, mẹ con mình tặng rất nhiều đồ dùng học tập cho các bạn ở một số điểm trường. Nhận được những chiếc bút, quyển vở, quyền số đẹp, các bạn cười rất tươi. Nhớ lại kỉ niệm với mẹ hôm ấy, mình thấy vừa vui, vừa xúc động. Minh tự hào vì có một người mẹ nhân hậu. - GV trình chiếu tranh minh họa bài đọc SGK tr.59. - GV mời 1 HS nêu nội dung tranh minh họa. - GV nhận xét, chốt đáp án: Tranh vẽ cảnh mẹ đang ru em bé ngủ trên chiếc võng. Lời ru êm đềm, đong đầy tình cảm của mẹ đưa em vào những giấc mơ, khung trời tuyệt đẹp. - GV dẫn dắt, giới thiệu khái quát bài đọc: Các em hãy cùng đọc bài Trong lời mẹ hát để biết tiếng hát ấy đã lớn lên cùng con như thế nào nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được cả bài Trong lời mẹ hát với giọng đọc diễn cảm, ngữ điệu tha thiết, tình cảm. - Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai. - Luyện đọc cá nhân, theo cặp. b. Cách thức tiến hành - GV đọc cả bài, đọc diễn cảm với ngữ điệu tha thiết, tình cảm. - GV mời 4 HS đọc nối tiếp các khổ. - GV hướng dẫn HS luyện đọc: + Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: chòng chành, nôn nao,... + Cách ngắt giọng mỗi câu thơ theo nhịp 2/2/2, 3/3 hoặc 2/4,... tuỳ theo từng câu: · Con gặp/ trong lời mẹ hát Cánh cò trắng,/ dải đồng xanh Con yêu/ màu vàng hoa mướp “Con gà/cục tác lá chanh”. · Thời gian/ chạy qua tóc mẹ Một màu trắng/ đến nôn nao Lưng mẹ/ cứ còng dần xuống Cho con/ ngày một/ thêm cao. + Nhấn mạnh từ ngữ gợi tả, gợi cảm: chòng chành, cứ còng dần xuống, ngày thêm cao,... - GV mời 4 HS đọc nối 4 đoạn trước lớp. + Khổ 1: Tuổi thơ gắn với câu chuyện cổ tích mẹ kể, những câu ca dao mẹ ru. + Khổ 2: Những hình ảnh thân thương hiện lên trong lời mẹ hát. + Khổ 3: Sự vất vả, hi sinh thầm lặng của mẹ đã giúp con lớn khôn. + Khổ 4: Lời hát của mẹ giúp con hiểu thêm cuộc đời, giúp con có thêm động lực để thực hiện những ước mơ. - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, mỗi HS đọc 1 đoạn, sau đó đổi lại thứ tự đọc. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt. - GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. - Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc. b. Cách thức tiến hành: - GV hướng dẫn HS đọc phần Từ ngữ SGK tr.60 + Chòng chành: nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng. + Nôn nao: (nghĩa trong bài) trạng thái xao động trong tình cảm khi đang nhớ đến điều gì đó. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Khổ thơ nào cho thấy ngay từ thuở ấu thơ, bạn nhỏ đã được nghe mẹ kể chuyện cổ tích, hát ru những bài ca dao? + GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm. + GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và thống nhất câu trả lời: Khổ thơ đầu tiên cho thấy ngay từ thuở ấu thơ, bạn nhỏ đã được nghe mẹ kể chuyện cổ tích hát ru những bài ca đạo. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Tìm những hình ảnh đẹp, gần gũi được gợi ra từ lời hát ru của mẹ. + GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS): + GV mời đại diện 2 – 3 HS phát biểu trước lớp. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, chốt đáp án: Những hình ảnh gần gũi được gợi ra từ lời hát của mẹ: cánh cò trắng, đồng lúa xanh, hoa mướp vàng và những câu đồng dao. - GV dẫn dắt và nêu câu hỏi 3: Qua cảm nhận của bạn nhỏ về mẹ (ở khổ thơ thứ ba), em thấy bạn nhỏ là người như thế nào? + GV mời 1 HS đọc khổ thơ thứ 3. + GV đưa thêm câu hỏi: Bạn nhỏ đã cảm nhận điều gì về mẹ? + GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV chốt đáp án: Bạn nhỏ thấy được những dấu hiệu tuổi tác dần xuất hiện trên mái tóc trắng, tấm lưng còng. + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, rồi thảo luận nhóm. + GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét và ghi nhận đáp án hợp lí : Qua cảm nhận của bạn nhỏ về mẹ (mẹ vất vả, hi sinh vì con), em thấy bạn nhỏ là người rất yêu thương mẹ/ hiểu mẹ/ quan tâm đến mẹ/ rất tình cảm/ hiểu công ơn của mẹ/ có lòng biết ơn /biết suy nghĩ/ rất tinh tế....) - GV mời 1 HS nêu câu hỏi 4: Dựa theo nội dung khổ thơ thứ tư, đóng vai bạn nhỏ để nói lời tâm sự với mẹ. + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, rồi chia sẻ theo cặp. + GV mời đại diện 1 – 2 HS đóng vai bạn nhỏ trình bày trước lớp. HS lắng nghe, nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có). + GV nhận xét, ghi nhận đáp án hợp lí: · Mẹ ơi, từ lời mẹ ru, con đã hiểu thêm về cuộc đời của mẹ. · Mẹ ơi, lời ru của mẹ đã chắp cánh ước mơ cho con. · Mẹ ơi, lời ru của mẹ đã giúp con tiến bộ lên nhiều Con cảm ơn mẹ, mẹ đã là người nuôi con khôn lớn. · Con hứa với mẹ, lớn lên, con sẽ thực hiện được ước mơ đẹp....) - GV mời 1 HS nêu câu hỏi 5: Theo em, bài thơ Trong lời mẹ hát muốn nói về điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em. + GV mời 1 HS đọc các đáp án SGK tr.60 · A. Những kỉ niệm thân thương thời thơ ấu. · B. Lòng biết ơn đối với cha mẹ. · C. Vẻ đẹp và ý nghĩa của những bài hát ru. + GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm. + GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp. HS lắng nghe, nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có). + GV khen ngợi HS, gợi ý đáp án: 1 trong 3 phương án A, B, C hoặc ý kiến khác (ví dụ: Bài thơ vừa nêu lên vẻ đẹp và ý nghĩa của những bài hát ru, vừa thể hiện lòng biết ơn của người con đối với cha mẹ Cần phải ghi nhớ công ơn của cha mẹ... Hoạt động 3: Học thuộc lòng. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Học thuộc lòng bài đọc Trong lời mẹ hát. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc: + Làm việc cả lớp: · GV mời đại diện 2 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp. · GV nhận xét, góp ý, khen ngợi HS. · GV hướng dẫn học thuộc 3 khổ cuối. + Làm việc nhóm: tự luyện đọc. - GV mời đại diện 1 HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp. Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. a. Mục Tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Tìm được hình ảnh nhân hóa. - Viết 2 – 3 câu về những việc mẹ đã làm cho em, trong đó có trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc bài tập 1: Tìm những hình ảnh nhân hoá trong bài thơ Trong lời mẹ hát. + GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm (4 HS). + GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp. HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, chốt đáp án: · Tuổi thơ chở cổ tích. · Dòng sông – đưa con đi. · Thời gian – chạy qua tóc mẹ. · Lời ru – chắp cánh cho con. - GV nêu yêu cầu câu 2: Viết 2 – 3 câu về những việc mẹ đã làm cho em, trong đó có trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn. + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân. + GV mời 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và đưa đáp án tham khảo: · Hồi em vào lớp Một, mẹ là người đưa em đến trường. · Trong nhà, mẹ là người dậy sớm, nấu bữa sáng cho cả gia đình. · Tuần trước, mẹ nấu món chè tuyệt ngon cho em ăn. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Trong lời mẹ hát, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Chia sẻ với người thân về bài đọc. + Đọc trước tiết học sau: Viết – Lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc SGK tr.61. |
- HS đọc bài. - HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe yêu cầu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS quan sát.
- HS trả lời. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài. - HS luyện đọc.
- HS đọc bài
- HS luyện đọc.
- HS đọc bài. - HS đọc trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc SGK.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe và tiếp thu. - HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS trả lời.
- HS quan sát, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài - HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS học thuộc. - HS luyện đọc. - HS đọc bài.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác