Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 19: ĐI HỘI CHÙA HƯƠNG
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||
TIẾT 1: ĐỌC | |||||
ÔN BÀI CŨ - GV mời 1 - 2 HS đọc thuộc bài Bước màu xuân. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài đọc cho thấy thiên nhiên đẹp như thế nào khi mùa xuân về? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và đưa ra ý chính cho đáp án: Thiên nhiên khi mùa xuân về hội tụ đầy đủ các yếu tố sau: + Màu sắc: hoa xoan tím, giọt nắng trong veo, cỏ xanh, hoa cải vàng, hoa vải trắng. + Hương vị: gió thơm hương lá, hoa vải thơm lừng bên sông. + Âm thanh: dế mèn hãng giọng, chim ríu rít như trẻ con cười, mùa xuân đang nói, xôn xao, thầm thì,... + Chuyển động: nụ xoè tay hứng nắng, gió gọi mầm cây vươn lên, chim chuyển trong vòm lá, ong bay, chỗ nào cũng gặp bước mùa xuân đi A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về lễ hội mùa xuân ở nước ta:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 HS: Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết theo các ý sau: + Thời gian. + Địa điểm. + Các hoạt động trong lễ hội. + Ý nghĩa của lễ hội. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV đưa ra một số đáp án tham khảo: + Lễ hội Yên Tử (thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh): từ mùng 10 tháng Giêng hằng năm và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Lễ hội Yên Tử có các hoạt động rước kiệu, dâng lễ, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử, múa lân sư rồng, biểu diễn võ thuật cổ truyền chơi trò chơi dân gian,... Lễ hội nhằm tôn vinh công đức của Phật Hoàng Trần Nhân Tông – người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm. + Lễ hội Cầu Ngư (các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ): tổ chức vào tháng Giêng hằng năm; thể hiện phong tục thờ cúng Cá Ông với mong muốn cầu cho một năm mưa thuận gió hoà, tôm cá đầy khoang. Hoạt động trong lễ hội: lễ rước kiệu, múa lân sư rồng, lễ cầu an, hát bội,... + Lễ hội núi Bà Đen (thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh): từ mùng 4 Tết và kéo dài suốt tháng Giêng. Vị thẩn thờ chính trên núi là Bà Đen (còn gọi là Linh Sơn Thánh Mẫu). Trong lễ hội, diễn ra hoạt động rất thiêng liêng là tắm và thay áo cho tượng Bà. Cùng với đó là các hoạt động hát bóng rối chầu mời, múa dâng bông, dâng mâm ngũ sắc, múa đồ chơi (múa lu, múa lục bình, múa bông huệ...). Du khách tới lễ hội để dâng hương, cầu bình an, may mắn,...). - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr.89, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Bài đọc Đi hội chùa Hương là bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của chùa Hương, lễ hội chùa Hương và thể hiện tình cảm của người dân với quê hương đất nước. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được diễn cảm cả bài Đi hội chùa Hương với ngữ điệu chậm rãi, tình cảm thiết tha, tự hào. - Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; biết ngắt giọng ở mỗi câu thơ; nhấn giọng ở từ ngữ gợi cảm, gợi tả. - Luyện đọc cá nhân, theo cặp. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc mục Từ ngữ SHS tr.90: + Chùa Hương: thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. + Nườm nượp: đông, kéo dài như vô tận. + Xúng xính: vẻ hớn hở trong bộ quần áo mới, dài và rộng. + Bổi hổi: xao xuyến trong lòng. - GV đọc cả bài: đọc diễn cảm cả bài Lễ hội chùa Hương với ngữ điệu chậm rãi, tình cảm thiết tha, tự hào. - GV mời 3 HS đọc nối tiếp các đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc: + Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: nườm nượp, xúng xính, bổi hổi,... + Ngắt giọng mỗi câu thơ thường theo nhịp 2/3 hoặc 3/2. Tuy nhiên, có trường hợp sẽ thay đổi tuỳ theo nghĩa của từ ngữ trong cấu, tuỳ cảm nhận riêng của người đọc. · Nườm nượp/ người,/ xe đi Mùa xuân/ về trẩy hội. Dù/ không ai đợi chờ Cũng thấy/ lòng bổi hổi. (hoặc Cũng thấy lòng/ bổi hổi.) + Nhấn giọng vào những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: nườm nượp, xúng xính, say mê, bởi hổi, cử vương, phải đấu,... - GV mời 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn trước lớp. - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, mỗi HS đọc tiếp nối một đoạn. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt. - GV mời 2 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Hiểu các từ ngữ được giải nghĩa trong SGK và các từ ngữ chưa hiểu. - Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. - Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc Thanh âm của núi. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc lại một lần nữa từ ngữ được giải nghĩa trong phần Từ ngữ. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Cảnh vật thiên nhiên ở Chùa Hương thay đổi như thế nào khi mùa xuân về? + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi trao đổi nhóm. + GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và ghi nhận đáp án hợp lí:Khi xuân về, cảnh vật thiên nhiên ở chùa Hương đã thay đổi: rừng mơ nở hoa như được khoác thêm tấm áo mới. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Những hình ảnh nào cho thấy người đi hội rất đông vui và thân thiện? + GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi. + GV mời 2 – 3 nhóm phát biểu ý kiến. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. + GV ghi nhận đáp án hợp lí: · Người đi hợi rất đông vui: nườm nượp/ nườm nượp người, xe đi. · Người đi hội rất thân thiện: nơi núi non thành nơi gặp gỡ, chào nhua cởi mở, bất ngờ nhận ra người cùng quê (hóa ra),... - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Niềm tự hào về quê hương, đất nước được thể hiện qua những câu thơ nào? + GV có thể nêu nghĩa của từ “tự hào” để HS dễ trả lời. (Tự hào: hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp, vẻ mặt thể hiện rõ sự sung sướng + GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm ( 4 HS). + GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV tổng hợp các ý kiến của HS và chốt đáp án: Những câu thơ thể hiện niềm tự hào về quê hương đất nước: Bước mỗi bước say mê Như giữa trang cổ tích. Đất nước mình thanh lịch Nên núi rừng cũng thơ. ... Động chùa Tiên, chùa Hương Đá còn vang tiếng nhạc. Động chùa núi Hinh Bồng Gió còn ngắn khúc hát. + GV hỏi HS giải thích Vì sao những câu thơ đó thể hiện niềm tự hào? + GV mời 1 – 2 HS trình bày lí do. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, chốt đáp án: Tự hào vì quê hương tươi đẹp, cái đẹp tưởng như chỉ có trong cổ tích. Tự hào vì quê hương thanh lịch và nên thơ. Tự hào vì tiếng nhạc, khúc hát luôn âm vang từ đá, từ gió ở núi non, hang động. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Theo em, ở khổ thơ cuối, tác giả muốn nói điều gì? + GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 4 HS. Khuyến khích HS hiểu và diễn đạt theo ý riêng. + GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV nêu cảm nhận và ghi nhận đáp án hợp lí: · Ở khổ thơ cuối, tác giả muốn nói đến ý nghĩa của lễ hội chùa Hương: Đến chùa Hương là để thăm cảnh đẹp đất nước và cảm nhận tình yêu thương của mọi người dành cho nhau. · Đến chùa Hương không chỉ để lễ Phật mà còn được thăm những hang động đẹp nhất Việt Nam. · Đến chùa Hương, người ta vừa đi lễ, vừa để thưởng thức cảnh thiên nhiên tươi đẹp, vừa đế cảm nhận không khí yêu thương trong lễ hội... Hoạt động 3: Học thuộc lòng. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tự đọc được diễn cảm cả bài Thanh âm của núi. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc: + Làm việc cả lớp: - GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp. GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm. + Làm việc nhóm 3 HS: tự học thuộc bài. - GV mời đại diện 2 - 3 nhóm đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu trước lớp. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Đi hội chùa Hương, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Chia sẻ với người thân về bài đọc. + Đọc trước tiết học sau: Luyện từ và câu SGK tr.90. |
- HS đọc bài. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS đọc SGK.
- HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo. - HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS luyện đọc.
- HS đọc bài trước lớp, các HS khác đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo cặp, cá nhân. - HS đọc bài trước lớp, các HS khác đọc thầm theo. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc phần giải nghĩa Từ ngữ. - HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS làm việc nhóm đôi. - HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thảo luận nhóm. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS đọc bài.
- HS học thuộc. - HS đọc thuộc.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác