Soạn mới giáo án Tiếng việt 4 KNTT bài 7: Con muốn làm một cái cây

Soạn mới Giáo án tiếng Việt 4 KNTT bài Con muốn làm một cái cây. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 7: CON MUỐN LÀM MỘT CÁI CÂY

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Con muốn làm một cái cây. Biết đọc diễn cảm thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện, biết ngắt, nghỉ hơi sau dấu câu.
  • Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua từ ngữ, câu trong bài đọc. Nhận biết được ý chính của mỗi đoạn trong bài.
  • Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Khi chúng ta yêu thương và quan tâm đến ai đó, chúng ta thường làm những việc đem lại niềm vui cho người đó. Cậu bé trong câu chuyện nhận được nhiều tình yêu thương từ những người thân yêu trong gia đình (ông nội, bố, mẹ) và cô giáo; ngược lại, cậu cũng dành nhiều yêu thương cho ông nội và bạn bè của mình.
  • Nhận diện được thành phần vị ngữ của câu; hiểu được vị ngữ cho biết điều gì được nêu ở chủ ngữ; dựa vào ngữ cảnh, tìm được vị ngữ phù hợp với chủ ngữ.
  • Hiểu được cách viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm.
  • Biết bày tỏ sự yêu thương, biết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tình yêu thương, biết giúp đỡ người gặp khó khăn.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh, tư liệu, sưu tầm liên quan đến bài học (các bức tranh tự vẽ hoặc bức tranh yêu thích hoặc các bài thơ nói về ước mơ) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

ÔN BÀI CŨ

- GV yêu cầu 1 – 2 HS đọc thuộc lòng 3 khổ đầu bài thơ Tiếng ru.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em nhận được lời khuyên gì từ khổ thơ thứ 3?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS và chốt đáp án: Khổ thơ thứ ba khuyên chúng ta cần phải sống khiêm tốn, biết tôn trọng, biết nhớ ơn những người đã mang lại cho mình cuộc sống tốt đẹp.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS Kể lại một việc ai đó đã làm em vui và nhớ mãi.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Kể lại một việc ai đó đã làm em vui và nhớ mãi.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr.31:

- GV nêu câu hỏi quan sát tranh minh họa, em hãy cho biết nội dung bức tranh là gì?

- GV hướng dẫn HS làm theo nhóm:

+ Em nhìn thấy gì trong tranh minh hoạ?

+ Đoán xem những người trong tranh là ai, họ ở đâu và đang làm gì?

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, êu đáp án: Tranh vẽ 3 người đang ở dưới gốc cây: một bạn nhỏ dạng hải và hai bạn đang ngồi ăn quả dưới gốc cây, một cụ già ngồi gần đó nghe dài và nhìn các cháu.

- GV dẫn dắt vào bài đọc: Bức tranh này minh hoạ câu chuyện về cây ổi ở nhà cũ của bạn Bum. Cây ổi do ông nội trồng và đã đem lại cho Bum rất nhiều kỉ niệm với ông và bạn bè. Trong một bài văn, Bum kể rằng nhà mới của minh không có cây ổi, cậu thấy rất nhớ. Cô giáo đã kể cho bố mẹ Bum nghe về bài văn và nỗi nhớ nhung của cậu bé. Hãy đọc bài Con muốn làm mới cái cây để biết bố mẹ Bum đã làm gì sau khi biết nỗi nhớ nhung của cậu bé nhé.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được cả bài với giọng đọc diễn cảm, rõ ràng.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai.

- Luyện đọc cá nhân, theo cặp.

b. Cách tiến hành

- GV đọc cả bài rõ ràng, diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ phù hợp.

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp các đoạn.

+ Đoạn 1: từ đầu đến như ba nó.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến thơm lừng.

+ Đoạn 3: tiếp theo đến lũ trẻ vui chơi.

+ Đoạn 4: còn lại.

- GV hướng dẫn HS đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: hiền lành, thơm lừng, làng làng, ngọt lành...

+ Cách ngắt giọng ở những câu dải:

·      Ông nghĩ/ hồi nhỏ ba nó vô cùng thích ổi/ nên chắc cháu mình/ cũng sẽ thích ổi như ba nó.

·      Ông nội bắc chiếc ghế điều ra sân/ gần cây ổi./ ngồi đó vừa nghe đài/ vừa nheo nheo mắt/ nhìn lũ trẻ vui chơi.

+ Đọc diễn cảm thể hiện tâm trạng nhân vật, giọng đọc vui tươi, tình cảm, nhãn giọng vào những từ ngữ chứa thông tin quan trọng trong câu:

·      Nhưng sân nhà cũ của Bum lại có một cây ổi.

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp xen kẽ 4 đoạn trước lớp.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, mỗi HS đọc luân phiên từng khổ đến hết bài.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hiểu các từ ngữ chưa hiểu.

- Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc.

- Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc Con muốn làm một cái cây.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS tra từ điển những từ chưa hiểu.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Ông nội đã nghĩ gì khi trồng cây ổi trong sân nhà cũ của Bum?

+ GV hướng dẫn HS đọc và tìm câu trả lời theo nhóm.

+ GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Ông nghĩ hồi nhỏ ba của Bum vô cùng thích ổi nên chắc cháu ông cũng thích ổi như ba nó.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Bum đã có những kỉ niệm gì với cây ổi đó?

+ GV hướng dẫn HS làm việc các nhân rồi trao đổi nhóm.

+ GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

+ GV chốt đáp án: Bum đã có những kỉ niệm đẹp về ông nội và bạn bè hồi nhỏ của nó: Hồi mới ba, bốn tuổi, Bum đã biết cùng ông bắt sâu cho cây ổi. Những buổi chiều mát, Bum và bạn bé túm tụm dưới gốc cây hái ổi, ăn ổi, ông nội ngồi trên chiếc ghế đầu gần cây ổi vua nghe đài vừa nheo nheo mắt nhìn lũ trẻ vui chơi.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Vì sao Bun muốn làm cây ở trong sân nhà cũ?

+ GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm lần lượt lựa chọn nhân vật và ước mơ để trình bày.

+ GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, góp ý và chốt đáp án: Bum muốn làm cây ổi trong sân nhà cũ vì nó nhớ những kỉ niệm về ông nội và bạn bè cũ gắn với cây ổi đó.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Những chi tiết nấu trong bài cho thầy cô giáo và ba mẹ Bum rất quan tâm và yêu thương Bum?

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm.

+ GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, khen ngợi sự sáng tạo.

+ GV tổng hợp các ý kiến, chốt đáp án: Cô giáo đọc bài văn, biết Bum rất nhớ cây ổi và những kỉ niệm gắn với cây ổi nên đã kể cho bố mẹ Bum về ước mơ của nó. Bố mẹ Bum khi biết về nỗi nhớ nhung của Bum đã quyết định trồng một cây ổi trong sân nhà mới, mẹ còn hứa với Bum rằng mai này sẽ mời những bạn thân ngày xưa của nó đến chơi.

- GV nêu câu hỏi 5: Em có nhận xét gì về ông nội của Bum và tình cảm của Bum dành cho ông nội?

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm.

+ GV mời  2 – 3 HS trình bày trước lớp.

+ GV nhận xét, khen ngợi HS và chốt đáp án:

·      Nhận xét về ông nội của Bum: Ông rất yêu thương, quan tâm và lo lắng cho cháu của minh. Nhận xét này dựa trên những chi tiết: Ông trồng cây ổi khi Bum chưa ra đời vì nghỉ cháu ông sẽ thích cây ổi như bố nó.; Ông chăm cây ổi (bắt sâu cho cây, bấm cảnh để cây có nhiều cảnh cao, thấp, vững chãi và sai quả).; Khi các cháu hái ổi và vui chơi dưới gốc cây, ông ngồi gần để quan sát không để tai nạn xảy ra.

·      Về tình cảm Bum dành cho ông nội gắn bó, nhớ thương. Nhận xét này dựa trên những chi tiết: Khi còn nhỏ Bum đã biết cùng ông bắt sâu cho cây ổi; Bum cảm nhận được tình yêu của ông qua những việc ông làm.; Bum nhớ kỉ niệm về ông (chăm cây ổi, ngồi gắn cây ổi quan sát các cháu vui chơi, nụ cười hiền hậu) và muốn làm cây ổi để được gần ông.

- GV chốt lại thông điệp chính của bài: Chúng ta ai cũng cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi được người khác quan tâm, làm những việc khiến ta vui. Đến lượt mình, ta cũng nên làm những việc đem lại niềm vui cho người khác, thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương của ta. Cuộc sống như vậy sẽ rất tốt đẹp.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- HS đọc được diễn cảm, rõ ràng và hiểu nội dung bài đọc.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ:

+ Làm việc cả lớp:

·      GV mời đại diện 4 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp.

·      GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm.

+ Làm việc cá nhân: tự đọc bài.

- GV mời đại diện 1 HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Con muốn làm một cái cây, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước Tiết học sau: Luyện từ và câu SGK tr.32.

 

- HS đọc bài.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài.

- HS làm việc nhóm đôi. 

 

- HS làm việc cá nhân.

- HS quan sát và lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc.

 

- HS đọc bài.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS tự luyện đọc.

- HS đọc bài.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU – LUYỆN TẬP VỀ VỊ NGỮ

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS chơi trò chơi sáng tạo câu theo từ gợi ý.

- GV chia lớp thành 4 đội. Mỗi đội sẽ nhận được một cụm từ và sau đó phải viết thêm để tạo thành câu hoàn chỉnh. Đội nào viết được nhiều câu chính xác hơn sẽ chiến thắng.

+ Đội 1: Bà ngoại lúi húi trong bếp...

+ Đội 2: Chú voi con của bản làng...

+ Đội 3: Dân làng vui mừng...

+ Đội 4: Con bê vàng trên bãi cỏ...

- GV mời các đội trình bày kết quả. Các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá.

- GV tổng kết, công bố đội thắng cuộc và dẫn dắt vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xác định vị ngữ của mỗi câu dưới đây.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định vị ngữ của mỗi câu dưới đây.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 1: Xác định vị ngữ của mỗi câu dưới đây.

a. Cầu Thê Húc đỏ thắm dưới ánh bình minh.

b. Cà Mau là một tỉnh ở cực Nam của Tổ quốc.

c. Chú bộ đội biên phòng di tuần tra biên giới.

d. Tôi yêu Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam.

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm (4 HS).

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV tổng hợp ý kiến của HS và chốt đáp án:

+ a. Cầu Thê Húc/ đỏ thắm dưới ánh bình minh.

+ b. Cà Mau/ là một tỉnh ở cực Nam của Tổ quốc.

+ c. Chú bộ đội biên phòng/ di tuần tra biên giới.

+ d. Tôi/ yêu Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam.

Hoạt động 2: Vị ngữ của mỗi câu tìm được ở bài tập 1 cho biết điều gì về đối tượng nêu ở chủ ngữ?

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Năm được đối tượng nêu ở chủ ngữ.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS yêu cầu của bài tập 2: Vị ngữ của mỗi câu tìm được ở bài tập 1 cho biết điều gì về đối tượng nêu ở chủ ngữ?

- GV hướng dẫn HS làm việc:

+ Bước 1: HS làm việc cá nhân: đọc lại từng câu trong bài tập 1. Quan sát vị ngủ của mỗi câu, xác định từ loại của tủ đứng ngay sau chủ ngữ để chỉ ra vai trò của vị ngữ của câu.

+ Bước 2: Tùng thành viên lần lượt trình bày kết quả. Nhóm thảo luận, thống nhất đáp án.

- GV lưu ý HS:

+ Nếu từ đứng ngay sau chủ ngữ là tính từ thì vị ngữ cho biết đặc điểm của đối tượng nêu ở chủ ngữ.

+ Nếu từ đứng ngay sau chủ ngữ là động từ thì vị ngữ cho biết hoạt động, trạng thái của đối tượng.

+ Nếu có từ "là đứng ngay sau chủ ngữ thì bộ phận vị ngữ làm nhiệm vụ giới thiệu về đối tượng...

- GV mời 2 – 3 HS trình bày câu trả lời trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

- GV đặt câu hỏi phụ: Dấu hiệu nào cho biết đi tuần tra biên giới” là bộ phận vị ngữ nêu hoạt động của đối tượng “Chú bộ đội biên phòng”?

- GV mời 1 - 2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung nếu có.

- GV nhận xét, chốt đáp án: Đi là động từ chỉ hoạt động, bộ phận này trả lời cho câu hỏi: Chú bộ đội biên phòng làm gì?

- GV có thể sử dụng đồng thời cả hai tiêu chí: từ loại và bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì, thế nào, là ai là gì.

- GV tổng hợp ý kiến của HS và thống nhất đáp án:

Câu

Chức năng của vị ngữ

a. Cầu Thê Húc đỏ thắm dưới ánh bình minh.

Nêu đặc điểm của đối tượng được nổi ở chủ ngủ.

b. Cà Mau là một tỉnh ở cực Nam của Tổ quốc.

Giới thiệu về đối tượng được nói ở chủ ngữ.

c. Chú bộ đội biên phòng đi tuần tra biên giới.

Nếu hoạt động, trạng thái của đối tượng được nói ở chủ ngủ.

d. Tôi yêu Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam.

Nếu hoạt động, trạng thái của đối tượng được nói ở chủ ngữ.

Hoạt động 3: Tìm vị ngữ thích hợp thay thế cho bông hoa trong đoạn văn.

a.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Tìm vị ngữ thích hợp thay thế cho bông hoa trong đoạn văn.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 3:Tìm vị ngữ thích hợp thay thế cho bông hoa trong đoạn văn.

- GV mời 1 HS đọc đoạn văn SGK tr.33

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân và phân tích bảng, sau đó trao đổi nhóm.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày câu trả lời trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

- GV tổng hợp ý kiến của HS và chốt đáp án:

Khi mùa lũ về, dòng sông chảy xiết. Nước sông đỏ ngầu phù sa. Mặt sông như được trải rộng thêm. Tiếng sóng ì oạp đêm ngày. Chỗ khúc quanh của dòng chảy những con sóng chồm lên vỗ bờ. Hết mùa lũ, sông chảy lững lờ. Có lẽ sống lưu luyến với bờ bãi, xóm làng, những nơi nó đi qua. Lớp phù sa là món quà sống trao cho đồng ruộng.

(Theo Phan Đức Lộc)

Hoạt động 4: Viết 2 – 3 câu về nội dung tranh. Xác định vị ngữ của mỗi câu.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Viết 2 – 3 câu về nội dung tranh.

- Xác định vị ngữ của mỗi câu.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 1 HS đọc bài tập 4: Viết 2 – 3 câu về nội dung tranh. Xác định vị ngữ của mỗi câu.

- GV trình chiếu tranh minh họa SGK tr.33.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

 - GV nhận xét, khen ngợi HS và đưa đáp án tham khảo:

+ Các chú các bác công nhân đang làm đường.

+ Vị ngữ là: đang làm đường.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ HS tự đặt 2 - 3 câu và xác định vị ngữ.

+ Đọc trước nội dung Tiết học sau: Tìm hiểu cách viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm SGK tr.33.

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

- HS chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu.

 

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS trả lời.

 

- HS nghe và tiếp thu.

- HS nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

Soạn mới giáo án Tiếng việt 4 KNTT bài 7: Con muốn làm một cái cây

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN POWERPOINT:

  • Khi đặt: nhận giáo án kì I + 1/2 kì 2
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

Với Toán, Văn:

  • Word: 300k/kì - 350k/cả năm
  • Powerpoint: 400k/kì - 450k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 550k/kì - 650k/cả năm

Với các môn còn lại:

  • Word: 200k/kì - 250k/cả năm
  • Powerpoint: 250k/kì - 300k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 400k/kì - 450k/cả năm

LƯU Ý:

  • Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí:
    • Word 5 môn GVCN: 800k/cả năm
    • Powerpoint 5 môn GVCN: 1000k/cả năm
    • Word +Powerpoint 5 môn GVCN: 1600k/cả năm

=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án tiếng việt 4 KNTT mới, soạn giáo án Tiếng việt 4 mới KNTT bài Con muốn làm một cái cây, giáo án soạn mới tiếng việt 4 KNTT

Soạn mới giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay