Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(7 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||
TIẾT 1-2 | |||||||||||||||
Hoạt động 1: Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Xếp tên các bài đọc vào hai chủ điểm Niềm vui sáng tạo và Chắp cánh ước mơ. - Kể tên những bài đọc được nhắc đến. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu 1 HS đọc bài tập 1: Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu: Xếp tên các bài đọc vào hai chủ điểm Niềm vui sáng tạo và Chắp cánh ước mơ và kể tên những bài đọc được nhắc đến trong hai chủ điểm. - GV mời 1 HS đọc to những dòng chữ trên những chiếc khinh khí cầu. - GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, tìm câu trả lời - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: + Các bài đọc Đồng cỏ nở hoa, Bầu trời mùa thu, Bức tường có nhiều phép lạ thuộc chủ điểm Niềm vui sáng tạo. + Các bài đọc Nếu em có một khu vườn, Ở Vương quốc Tương Lai, Anh Ba thuộc chủ điểm Chắp cánh ước mơ. + Những bài đọc chưa được nhắc đến trong hai chủ điểm trên là Vẽ màu, Thanh âm của núi, Làm thỏ con bằng giấy, Bét-tô-ven và bản xô-nát "Ánh trăng", Người tìm đường lên các vì sao, Bay cùng ước mơ, Bốn mùa mơ ước, Cánh chim nhỏ, Con trai người làm vườn, Nếu chúng mình có phép lạ. Hoạt động 2: Đọc 1 bài trong các chủ điểm đã học và trả lời câu hỏi. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Xác định bài đọc thuộc chủ điểm nào. - Hiểu nội dung chính của bài đọc. - Nêu chi tiết, nhân vật để lại ấn tượng trong em. b. Cách tiến hành - GV mời 1 HS đọc bài tập 2: Đọc 1 bài trong các chủ điểm đã học và trả lời câu hỏi: Bài đọc thuộc chủ điểm nào? Nội dung chính của bài đọc là gì? Chi tiết, nhân vật để lại ấn tượng trong em sâu sắc? - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi, mỗi nhóm luân phiên hỏi và trả lời về 1 bài đọc. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV chỉ định để mỗi bài đọc được hỏi đáp ít nhất 1 lần. - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. Hoạt động 3: Tìm các từ hoàn thiện sơ đồ và đặt câu với một từ từ được trong mỗi nhóm. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Nâng cao vốn tính từ chỉ màu sắc, âm thanh, hương vị, hình dáng,... b. Cách tiến hành - GV yêu cầu 1 HS đọc bài tập 3: Tìm các từ hoàn thiện sơ đồ và đặt câu với một từ từ được trong mỗi nhóm. - GV tổ chức thi hoàn thiện sơ đồ tư duy: + GV chia lớp thành 3 – 4 đội. + GV hướng dẫn các đội tìm nhanh 2 tính từ phù hợp với yêu cầu. + Đội nào xong trước thì bấm chuông trả lời. + Hết thời gian các đội nộp lại kết quả. - GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, góp ý (nếu có). - GV nhận xét, góp ý và khen ngợi HS. - GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc câu vừa đặt với từ tìm được. - GV nhận xét, ghi nhận, khen ngợi Hs đặt câu đúng và hay. Hoạt động 4: Xếp những từ in đậm trong đoạn văn vào nhóm thích hợp. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Xếp những từ in đậm trong đoạn văn vào nhóm thích hợp. b. Cách tiến hành - GV mời 1 HS đọc bài tập 4: Xếp những từ in đậm trong đoạn văn vào nhóm thích hợp. - GV mời 1 HS đọc từ in đậm và bảng đã cho. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV chốt đáp án: + Danh từ danh tử riêng (Bá Dương Nội), danh từ chung (gió, buổi chiều, sân đình, làng). + Động từ: động từ chỉ hoạt động (tổ chức, bay, ngắm, trao); động từ chỉ trạng thái (ngất ngây). + Tính từ: Tính từ chỉ đặc điểm của sự vật (rực rỡ, cao), tỉnh từ chỉ đặc điểm của hoạt động (cao, xa). Hoạt động 5: Tìm vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hóa trong các đoạn và cho biết chúng được nhân hóa bằng cách nào. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Tìm vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hóa trong các đoạn. - Phân biệt các cách nhân hóa. b. Cách tiến hành - GV mời 1 HS đọc bài tập 5: Tìm vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hóa trong các đoạn và cho biết chúng được nhân hóa bằng cách nào. - GV mời 1 HS đọc các cách nhân hóa. - GV mời 2 HS đọc đoạn văn. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV chốt đáp án:
Hoạt động 6: Đặt câu về nội dung tranh, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đặt câu về nội dung tranh, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa. b. Cách tiến hành - GV mời 1 HS đọc bài tập 6: Đặt câu về nội dung tranh, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi và gợi ý: + Bức tranh có con vật nào? + Những con vật ấy đang làm gì? + Trông chúng như thế nào? - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS đặt được cây hay. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc trước tiết học sau: Tiết 3 – 4 SGK tr.140.
|
- HS đọc câu hỏi.
- HS đọc bài.
- HS làm việc nhóm. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS đọc bài. - HS làm việc nhóm đôi. - HS trả lời
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS đọc bài. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. | ||||||||||||||
TIẾT 3 - 4 | |||||||||||||||
Hoạt động 1: Đọc thuộc lòng 1 trong 3 bài thơ (Nếu chúng mình có phép lạ, Vẽ màu, Bốn mùa mơ ước) và trả lời câu hỏi: Em thích câu thơ hoặc khổ thơ nào nhất? Vì sao? a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc thuộc lòng 1 trong 3 bài thơ (Nếu chúng mình có phép lạ, Vẽ màu, Bốn mùa mơ ước) và trả lời câu hỏi: Em thích câu thơ hoặc khổ thơ nào nhất? Vì sao? b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập 1: Đọc thuộc lòng 1 trong 3 bài thơ (Nếu chúng mình có phép lạ, Vẽ màu, Bốn mùa mơ ước) và trả lời câu hỏi: Em thích câu thơ hoặc khổ thơ nào nhất? Vì sao? - GV hướng dẫn HS tự đọc thầm lại. - GV mời 3 HS đọc thuộc và trả lời câu hỏi trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, khích lệ và khen ngợi HS. Hoạt động 2: Các nhân vật và hiện tượng tự nhiên nào dưới đây được nhân hóa? Em thích hình ảnh nhân hóa nào? Vì sao? a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Tìm được nhân vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hóa b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập 2: Các nhân vật và hiện tượng tự nhiên nào dưới đây được nhân hóa? Em thích hình ảnh nhân hóa nào? Vì sao? - GV mời 2 HS đọc đoạn văn a và đoạn thơ b. - GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày câu trả lời trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. - GV chốt đáp án: + Con để (anh đế còm, tân trang bộ râu, diện bộ cánh xinh nhất đi làm). + Con cóc (cụ giáo cóc đã thôi nghiền răng vì bớt hẳn bệnh nhức xương). + Con giun đất (bác giun đất chui ra khỏi phòng lạnh để tận hưởng không khí trong lành). + Cây (chẳng mỏi lưng, xếp hàng, cười). + Lả vàng (ngăn nắp. + Giỏ (lang thang, cù cây). + Chồi non (làm đúng). - GV khuyến khích HS trả lời theo ý riêng, đưa ra lý do hợp lý. Hoạt động 3: Dấu câu nào có thể thay cho mỗi bông hoa? a.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Xác định dấu câu phù hợp. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập 3: Dấu câu nào có thể thay cho mỗi bông hoa? - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân. - GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Chim sâu con hỏi bố. – Bố ơi, chúng ta có thể trở thành hoạ mi được không ạ? – Tại sao con muốn trở thành hoạ mi? – Con muốn có tiếng hót hay để được mọi người yêu quý. Chim bố nói – Con hãy bắt thật nhiều sâu để bảo vệ cây cối, hoa màu, con sẽ được mọi người yêu quý. (Theo Nguyễn Đình Quảng) Hoạt động 4: Chọn dấu thích hợp thay cho bông hoa. Nêu tác dụng của các dấu câu đó. a.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Xác định dấu câu phù hợp. - Nêu tác dụng của dấu câu. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập 4: Chọn dấu thích hợp thay cho bông hoa. Nêu tác dụng của các dấu câu đó. - GV mời 1 HS đọc to hai đoạn văn a, b. - GV tổ chức thi theo nhóm: + GV chia lớp thành các nhóm trao đổi, thảo luận. + Nhóm hoàn thành trước bấm chuông trả lời. + GV nhận bài của 5 nhóm nhanh nhất. - GV mời đại diện mỗi nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + a. Hoạt động bảo vệ môi trường của các bạn nhỏ đã lan toả sâu rộng. Các phong trào thiếu nhi chung tay bảo vệ môi trường gồm có:
|
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài. - HS làm việc theo cặp. - HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS phát biểu.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài. - HS lắng nghe và thực hiện.
- HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
|
-------------------- Còn tiếp -------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác