Soạn mới giáo án Tiếng việt 4 KNTT bài 7: Những bức chân dung

Soạn mới Giáo án tiếng Việt 4 KNTT bài Những bức chân dung. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 7: NHỮNG BỨC CHÂN DUNG

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng và đọc diễn cảm bài Những bức chân dung, biết nhấn giọng vào các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và những từ ngữ cần thiết để thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài.
  • Nhận biết được các nhân vật qua ngoại hình, hành động và lời nói của nhân vật nhận biết các sự việc xảy ra. Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản: Mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng, không ai giống ai, không nên thay đổi vẻ riêng của mình theo bất cứ một tiêu chuẩn nào, vì điều đó sẽ tạo ra những vẻ đẹp rập khuôn, nhàm chán.
  • Biết quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức.
  • Biết lập dàn ý cho báo cáo thảo luận nhóm.
  • Biết cảm thụ nghệ thuật, biết khám phá vẻ đẹp riêng của mỗi người và trân trọng vẻ đẹp ấy. Biết tôn trọng sự đa dạng về hình thức của mọi người.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Biết yêu thương, trân trọng bản thân.
  • Tự tin là chính mình, tự tin thể hiện bản thân.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh minh họa câu chuyện Những bức chân dung.
  • Thẻ chữ phần Luyện từ và câu.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

ÔN BÀI CŨ

- GV mời 2 -3 HS đọc nối tiếp bài Nghệ sĩ trống.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài đọc, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc to yêu cầu: Đoán xem các nhân vật trong tranh có tên thân mật là gì?

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Làm việc cá nhân: Quan sát kĩ tranh từng nhân vật và tìm các đặc điểm (về ngoại hình, hoạt động) của nhân vật đó. Sau đó, chọn tên thân mật tương ứng với đặc điểm của nhân vật.

+ Làm việc nhóm: Từng thành viên nêu ý kiến. Các thành viên khác trao đổi, góp ý và thống nhất đáp án.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương HS tích cực thống nhất đáp án:

+ Bạn số 1 là Màu Nước, vì bạn đang vẽ và xung quanh có rất nhiều màu nước.

+ Bạn số 2 là Mắt Xanh vì mắt của bạn xanh biếc.

+ Bạn số 3 là Bông Tuyết vì bạn có mái tóc màu trắng như tuyết.

+ Bạn số 4 là Hoa Nhỏ vì bạn đội một chiếc mũ hoa, xung quanh bạn cũng có rất nhiều hoa nhỏ li ti.

- GV giới thiệu khái quát bài Những bức chân dungHôm nay chúng ta sẽ luyện đọc bài Những bức chân dung. Đây là một câu chuyện rất đáng yêu kể về việc một bạn nhỏ vẽ chân dung cho các bạn của mình. Qua bài đọc, các em sẽ hiểu thêm thế nào là một bức chân dung đẹp nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: HS đọc được cả bài Những bức chân dung. Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài văn qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

b. Cách thức tiến hành

- GV đọc cả bài, đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật.

- GV hướng dẫn HS đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai (VD: vẽ, chuẩn bị, chỉ, nhỏ, liên tục, lông mi, giải thích, thế là, còn lại, na ná, lúc đầu, thể hiện, vẻ riêng...).

+ GV hướng dẫn đọc đúng cho những HS hay mắc lỗi phát âm khi đọc bài.

+ Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Hai bức chân dung thực sự là hai tác phẩm nghệ thuật,/ bởi người trong tranh được vẽ rất đẹp/ và rất giống người thật.; Màu Nước đã giải thích với các cô bé rằng/ mỗi người có thể đẹp một cách khác nhau,/ không phải cứ mắt to,/ miệng nhỏ.../ mới là đẹp,/ nhưng các cô bé / vẫn muốn được vẽ theo ý mình. Nhưng khi xếp các bức tranh cạnh nhau,/ thấy thật khó để nhận ra/ đâu là chân dung của mình,/ các cô bé hiểu rằng/ Màu Nước nói đúng.

+ Đọc nhấn giọng và diễn cảm những từ ngữ thể hiện thái độ, cảm xúc của nhân vật: Mắt bạn đã to lắm rồi; Chỉ chút xíu nữa thôi mà!; Thôi được....

- GV mời đại diện 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn trước lớp:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “Thôi được”.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến hết.

- GV yêu cầu HS luyện đọc:

+ HS làm việc theo nhóm đôi, mỗi HS đọc một đoạn, sau đó đổi thứ tự đọc.

+ HS làm việc cá nhân, đọc nhẩm toàn bài một lượt.

- GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của cả lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Những bức chân dung.

b. Cách thức tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc từ ngữ được chú thích trong SHS và hướng dẫn HS hiểu nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài.

- GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các nhiệm vụ, yêu cầu nêu trong SHS (cuối bài đọc).

Câu 1

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi 1: Tìm câu văn nêu nhận xét về hai bức chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:

+ HS làm việc theo cặp hoặc trao đổi theo nhóm để trả lời câu hỏi.

+ HS phát biểu trong nhóm, thống nhất ý kiến.

- GV quan sát các nhóm làm việc và có những hỗ trợ phù hợp.

- GV mời đại diện 2 – 2 nhóm trả lời câu hỏi trước lớp.

- GV nhận xét, góp ý và chốt đáp án: Hai bức chân dung thực sự là hai tác phẩm nghệ thuật, bởi người trong tranh được vẽ rất đẹp và rất giống người thật.

Câu 2

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi 2: Cách vẽ chân dung Hoa Nhỏ có gì khác với cách vẽ chân dung Bông Tuyết và Mắt Xanh?

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc nhẩm văn bản để tìm các chi tiết trả lời.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, góp ý và chốt đáp án: Chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh được vẽ một cách tự nhiên và đúng với thực tế nên rất chân thực (người trong tranh rất giống người thật), còn chân dung của Hoa Nhỏ được vẽ theo yêu cầu của cô bé (mắt to hơn, lông mi dài hơn, miệng nhỏ hơn,... so với thực tế) nên người trong tranh chỉ hao hao giống cô bé.

Câu 3

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi 3: Tìm câu văn nêu nhận xét về hai bức chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Bước 1: Làm việc cá nhân:

·        Đọc lại văn bản và tập trung vào đoạn Màu Nước giải thích với các cô bé khi các cô bé khác cũng muốn được vẽ chân dung giống Hoa Nhỏ (Màu Nước đã giải thích rằng mỗi người có thể đẹp một cách khác nhau, không phải cứ mắt to, miệng nhỏ... mới là đẹp).

·        HS đặt mình vào vị trí của Màu Nước, dựa vào lời cậu đã nói và nghĩ thêm các ý thuyết phục các cô bé để cậu vẽ chân dung giống người thật.

+ Bước 2: Làm việc nhóm

·        Từng HS đóng vai Màu Nước phát biểu.

·        Cả nhóm nhận xét, góp ý và bổ sung (nếu cần thiết).

·        Bầu một bạn phát biểu trước lớp.

+ Bước 3: Làm việc cả lớp

·        2 – 3 HS đóng vai Màu Nước nói trước lớp.

·        GV và cả lớp nhận xét, góp ý.

- GV lưu ý: HS có thể nói nhiều cách khác nhau, nhưng đều phải đảm bảo ý chính của Màu Nước khi thuyết phục các cô bé: mỗi người có thể đẹp một cách khác nhau, không phải cứ mắt to, miệng nhỏ,... mới là đẹp.

Câu 4

 

 

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

- HS trả lời:

Khi vấp phải khó khăn thì dũng cảm đối diện với nó, tìm mọi cách vượt qua chướng ngại vật cản đường.

Đừng bỏ cuộc nếu chưa đè bẹp, giải quyết những vấn đề hóc búa để đạt được điều mình mong muốn

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS nêu yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

- HS xung phong trình bày.

- HS lắng nghe và sửa chữa (nếu sai).

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, đọc nhẩm theo.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc theo sự phân công của GV.

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

- HS tìm hiểu từ khó.

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

- HS nêu câu hỏi.

 

 

- HS hoạt động nhóm, trao đổi và thống nhất ý kiến.

 

 

 

 

- HS xung phong trình bày.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

- HS nêu câu hỏi.

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- HS xung phong trình bày.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

- HS nêu câu hỏi.

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

-------------- Còn tiếp ---------------

 
Soạn mới giáo án Tiếng việt 4 KNTT bài 7: Những bức chân dung

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án tiếng việt 4 KNTT mới, soạn giáo án Tiếng việt 4 mới KNTT bài Những bức chân dung, giáo án soạn mới tiếng việt 4 KNTT

Soạn mới giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay