Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1: QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM
Sau chủ đề này, HS sẽ:
- Hát: hát đúng cao độ, lời ca và sắc thái bài hát Đến với con người Việt Nam tôi, biết biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính cách âm nhạc.
- Nghe nhạc: Cảm nhận được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật trong nội dung bài hát Giai điệu tổ quốc.
- Đọc nhạc: Đọc đúng giai điệu và thể hiện được tính chất âm nhạc của Bài đọc nhạc số 1, biết đọc nhạc kết hợp đánh nhịp.
- Nhạc cụ: Thể hiện đúng mẫu tiết tấu cho các nhạc cụ gõ, biết ứng dụng đệm cho bài hát Đến với con người Việt Nam tôi.
- Lý thuyết âm nhạc: Nhận biết được một số loại quãng và tính chất quãng.
- Thường thức âm nhạc: Nêu được tên các giai đoạn lịch sử âm nhạc thế giới (phần âm nhạc phương Tây).
TIẾT 1 – HÁT: ĐẾN VỚI CON NGƯỜI VIỆT NAM TÔI
Sau bài học này, HS sẽ: hát đúng cao độ, lời ca và sắc thái bài hát Đến với con người Việt Nam tôi, biết biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính cách âm nhạc.
- Năng lực chung:
+ Biết chủ động trong học tập, tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành.
+ Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong học hát, trình diễn bài hát, nhạc cụ,… hợp tác tốt trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực riêng:
+ Hát đúng cao độ, trường độ với miệng và cơ thể được thả lỏng, thoải mái.
+ Sáng tạo được hình thức biểu diễn bài hát, động tác vận động theo bài hát, nghe nhạc,… trên cơ sở kiến thức và kĩ năng đã có.
+ SGK, SGV, Giáo án.
+ Các file âm thanh của bài hát Hãy đến với con người Việt Nam, đàn máy chiếu (nếu có)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV phổ biến luật chơi: GV chia lớp thành 2 dãy bàn tương ứng với 2 tổ. GV đặt yêu cầu, lần lượt các thành viên của hai tổ đưa ra đáp án. Đến khi tổ nào không đưa ra được đáp án nữa thì tổ còn lại dành chiến thắng.
- GV nêu câu hỏi: Em hãy thể hiện một số câu hát có sự xuất hiện tên của các vùng/ miền/ tỉnh/ thành phố trên đất nước Việt Nam.
- HS tham gia, trả lời nhiệt tình, hào hứng:
+ Người Hà Nội (Hà Nội mến yêu/ Hà Nội cháy, khói lửa ngợp trời/ Hà Nội ầm ầm rung Hà Nội vùng đứng lên…)
+ Nhớ mùa thu Hà Nội (Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội/ Mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió/ Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ)
+ Sài Gòn đẹp lắm (Phố xa thênh thang đón chân tôi đến chung vui/ Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi Sài Gòn ơi)
+ Nắng Sài Gòn (Nắng Sài Gòn trải trên nóc phố/ Soi sáng mọi nẻo đường/ Hàng cây đón nắng tươi tắn vượt lên nhanh.)
+…………………….
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào tiết học Hát: Đến với con người Việt Nam tôi.
Hoạt động 1. Tìm hiểu bài hát
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghe và có những cảm nhận ban đầu về bài hát Đến với con người Việt Nam tôi của nhạc sĩ Xuân Nghĩa. (https://www.youtube.com/watch?v=1SmeXDZKj-k) - GV đặt câu hỏi: + Em hãy chia sẻ những điều em biết về nhạc sĩ Xuân Nghĩa và bài hát Đến với con người Việt Nam tôi? + Bài hát Đến với con người Việt Nam tôi có mấy đoạn? Đó là những đoạn nào? + Bài hát nói về nội dung gì? Giai điệu của bài hát như thế nào? - GV giới thiệu cho HS biết đôi nét về nhạc sĩ Xuân Nghĩa: - GV yêu cầu HS quan sát bản nhạc, GV chỉ rõ các đoạn, các cao độ, trường độ đã học, các kí hiệu đặc biệt cho HS nắm rõ. - GV chỉ các đoạn lấy hơi, các chỗ khó hát… và cho HS nghe lại 1 lần nữa bài hát Đến với con người Việt Nam tôi. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chăm chú lắng nghe, cảm nhận âm điệu bài hát, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung luyện tập. | 1. Tìm hiểu bài hát a. Tìm hiểu nhạc sĩ Xuân Nghĩa - Tên đầy đủ: Nguyễn Xuân Nghĩa (27/09/1975) sinh ra ở Hà Nội, hiện đang sống ở TPHCM. - Ông là hội viên hội nhạc sĩ Việt Nam với nhiều ca khúc. - Bài hát tiêu biểu: Đến với con người Việt Nam tôi, nơi ấy là Trường Sa, những nụ cười trở lại, trở về…
b. Tìm hiểu bài hát - Bài hát được sáng tác năm 2001 - Bài hát chia thành 2 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu đến nhịp 19 (này bạn thân ơi… trái tim mỉm cười) + Đoạn 2: Từ nhịp 19 đến hết (hãy đến với những… trái tim Việt Nam). - Giai điệu: Vui tươi, tự hào - Nội dung bài hát: Thể hiện niềm tự hào, ca ngợi đất nước con người Việt Nam.
|
Hoạt động 2. Khởi động giọng, dạy bài hát
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS luyện các mẫu âm có giai điệu liền bậc, đơn giản, kết hợp các nguyên âm i, ô, a,…với các phụ âm m, m, l… - GV yêu cầu HS thả lỏng miệng, khuôn mặt, hàm dưới và vùng cơ tham gia vào quá trình luyện thanh. - GV cho HS luyện mẫu âm đi lên, đi xuống liền bậc một quãng thứ 2 trong tầm âm phù hợp. - GV vừa đàn (hoặc bật nhạc beat) hướng dẫn HS hát theo từng câu, từng đoạn. GV hát mẫu những chỗ khó, cao độ. (Link beat: https://www.youtube.com/watch?v=kTN-QfgRxNw) - GV đàn (hoặc bật nhạc beat) hướng dẫn HS hát toàn bài với nhịp độ nhanh vừa, thể hiện tính chất vui tươi, rộn tàng, tình cảm tha thiết. GV hát mẫu những chỗ khó, yêu cầu HS: + Lấy hơi đúng tại các chỗ ngắt ý, ngắt câu, ngặt đoạn… + Đặt âm thanh nhẹ nhàng, nét mặt, cơ hàm thả lỏng. + Thể hiện đúng tính chất vui tươi, tự hào của bài hát. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV hát mẫu, cảm nhận nhạc và hát theo đúng âm điệu. - GV đệm đàn, lắng nghe và chỉnh sửa những chỗ còn chưa đúng cho HS. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV và HS cùng đệm nhạc và hát cả bài Đến với con người Việt Nam tôi. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung vận dụng. | 2. Khởi động giọng - Cả lớp khởi động giọng 3. Học hát |
- GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu các nhóm tìm hiểu tiết tấu chủ đạo trong bài hát.
- Mỗi nhóm vừa hát và gõ tiết tấu chủ đạo trong bài.
- Mỗi HS trình bày cảm nhận khi hát bài Đến với con người Việt Nam tôi.
- GV nhận xét, đánh giá, chuyển sang nội dung học tập mới.
- GV yêu cầu HS tìm một bài hát khác có chủ đề ca ngợi quê hương đất nước Việt Nam đã được học (hoặc tự tìm hiểu được) trình diễn cho cả lớp cùng nghe.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm đảm nhận nhiễm vụ: Hát lĩnh xướng, hát tập thể, hát đuổi…
- GV cho từng nhóm lựa chọn địa điểm để tự luyện tập, trình bày sản phẩm ở các buổi học tiếp theo.
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận, tổng kết tiết học.
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) | - Vấn đáp. - Kiểm tra thực hành. | - Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập.
|
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác