Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
CHƯƠNG III. HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ
BÀI 1: HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ (4 tiết)
- Mô tả được các khái niệm cơ bản vể hàm số: định nghĩa hàm số, tập xác định, tập giá trị, hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến, đổ thị của hàm số.
- Nhận biết được những cách cho hàm số: dạng một công thức, dạng nhiều công thức, không cho bằng công thức (dạng bảng, biểu đồ..)
- Mô tả được sự biến thiên của hàm số: các đặc trưng hình học của đổ thị hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến.
- Vận dụng được kiến thức của hàm số vào giải quyết các bài toán thực tiễn.
Năng lực chung:
NL tự chủ và tự học thông qua hoạt động cá nhân; NL giao tiếp và hợp tác thông qua trao đổi với bạn bè và hoạt động nhóm; NL giải quyết vấn đề;
Năng lực riêng: NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán; NL tư duy và lập luận toán học; Rèn luyện năng lực mô hình hoá toán học và năng lực giải quyết vấn để toán học thông qua các bài toán thực tiễn.
- Bổi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS.
- Rèn luyện tính cần thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.
- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao.
1 - GV:
- SGK, tài liệu giảng dạy, kế hoạch bài dạy, máy chiếu.
- Nghiên cứu kĩ bài học và phương pháp dạy học phù hợp.
- Sưu tầm các hình ảnh thực tế, video minh họa liên quan đến bài học, các thiết bị dạy học phục vụ hình thành và phát triển năng lực HS.
2 - HS : SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1: HÀM SỐ
- HS làm quen với khái niệm hàm số.
- HS thấy được Toán học gần gũi với cuộc sống gợi động cơ, tạo hứng thú học tập.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chiếu Slide, dẫn dắt, yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu và dự đoán:
Tháp nghiêng Pisa (Italia)
“ Làm thế nào để mô tả được mối liên hệ giữa thời gian t và quãng đường đi được S của vật rơi tự do? Làm thế nào để có được hình ảnh hình học minh họa mối liên hệ giữa hai đại lượng đó?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để trả lời được câu hỏi này, cũng như hiểu rõ hơn về hàm số, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay”.
Chương III - Bài 1 : Hàm số và đồ thị
- HS hiểu được định nghĩa hàm số và nhận dạng được hàm số, xác định được tập xác định, tập giá trị của hàm số.
- HS làm quen với các dạng hàm số: hàm số cho bằng một công thức; hàm số cho bằng nhiều công thức, hàm số không cho bằng công thức ( bảng, biểu đồ...).
HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Hoạt động 1: Định nghĩa hàm số - GV chia lớp thành 2 nhóm, cho HS đọc nội dung và yêu cầu HS thảo luận theo bàn hoàn thành các yêu cầu của HĐ1, HĐ2: + Nhóm 1: Tổ 1 + Tổ 3: thực hiện hoàn thành yêu cầu HĐ1. + Nhóm 2: Tổ 2 + Tổ 4: thực hiện hoàn thành yêu cầu của HĐ2. - GV mời mỗi nhóm 2 bàn trình bày câu trả lời, cả lớp chú ý nghe và nhận xét. - GV đánh giá, dẫn dắt, dấn tới định nghĩa hàm số như trong khung kiến thức trọng tâm. + 2-3 HS nêu lại định nghĩa hàm số như khung kiến thức trọng tâm.
- HS đọc hiểu, hoàn thành Ví dụ 1 vào vở. - GV yêu cầu HS áp dụng kiến thức để nhận diện hàm số thông qua hoàn thành Luyện tập 1. HS giơ tay phát biểu trình bày, lớp nhận xét. GV đánh giá, lưu ý HS lỗi sai dễ lầm tưởng.
Hoạt động 2: Cách cho hàm số - GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi hoàn thành HĐ3. 2 HS trình bày bảng. Cả lớp chú ý và nhận xét. GV đánh giá, chốt đáp án.
- GV dẫn dắt đi tới khái niệm TXĐ trong khung kiến thức trọng tâm. (1-2 HS phát biểu lại khái niệm) - HS tự đọc hiểu Ví dụ 2 sau đó trình bày vào vở để hiểu cách tìm tập xác định của hàm số. GV gọi HS trình bày bảng, lớp nhận xét, GV chữa bài . - HS áp dụng hoàn thành Luyện tập 2. GV gọi HS lên bảng. GV nhận xét bài làm và lưu ý những lỗi sai dễ mắc, chốt lại các đặc điểm của hàm số cho bằng một công thức. - GV dẫn dắt, phân tích nội dung hàm số cho bằng nhiều công thức và yêu cầu HS đọc, hiểu hoàn thành Ví dụ 3 vào vở. - GV yêu cầu HS áp dụng hoàn thành Luyện tập 3, sau đó 2 bạn cùng bàn kiểm tra chéo đáp án.
- GV phân tích và cho HS ghi vở Chú ý (SGK – tr33). - GV yêu cầu HS áp dụng tìm tập giá trị của các hàm số trong Ví dụ 2. - GV dẫn dắt và phân tích dạng hàm số không cho bằng công thức và yêu cầu HS đọc hiểu Ví dụ 4, thảo luận cặp đôi và hoàn thành vở. 2-3 HS phát biểu ý kiến, lớp nhận xét. - GV chữa bài, tổng kết lại nội dung: Một hàm số có thể được cho bằng một công thức, nhiều công thức, bằng bảng, bằng biểu đồ, bằng công thức hoặc bằng mô tả. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu, thảo luận, trao đổi và hoàn thành các yêu cầu. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Hoạt động nhóm đôi: Hai bạn cùng bạn giơ tay phát biểu, trình bày miệng. Các nhóm khác chú ý nghe, nhận xét, bổ sung. - Cá nhân: giơ tay phát biểu trình bày bảng. - Hoạt động nhóm: đại diện nhóm phát biểu, trình bày. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, cho HS nhắc lại khái niệm hàm số, tập xác định và tập giá trị của hàm số và trình bày các cách cho hàm số. | 1. Định nghĩa hàm số HĐ1. a) t = 1 t = 2 b) Với mỗi giá trị của t có duy nhất một giá trị tương ứng của S. HĐ2. a) x = 100 y=-200.1002+ 92000.100 – 8400000 = -1 200 000 x = 200 y=-200.2002+ 92000.200 – 8400000 = 2 000 000 b) Với mỗi giá trị của x có duy nhất 1 giá trị tương ứng của y Kết luận: Cho tập hợp khác rỗng . Nếu với mỗi giá trị của x thuộc D có một và chỉ một giá trị tương ứng của y thuộc tập hợp số thực thì ta có một hàm số. Ta gọi x là biến số và y là hàm số của x. Tập hợp D gọi là tập xác định của hàm số. Tập tất cả các giá trị y nhận được, gọi tập giá trị của hàm số. Luyện tập 1: c=4,7t là hàm số. Vì với mỗi giá trị của t cho ta một và chỉ ột giá trị tương ứng của c. VD: + t = 1 + t = 2,5.
2. Cách cho hàm số a) Hàm số cho bằng một công thức HĐ3. a) Biểu thức của các hàm số (1) và (2) lần lượt là: 2x + 1 và b) + Biểu thức 2x + 1 có nghĩa với mọi giá trị của x. + Biểu thức có nghĩa khi . Kết luận: Tập xác định của hàm số y =f(x) là tập hợp tất cả các số thực x sao cho biểu thức f(x) có nghĩa. Luyện tập 2: Biểu thứccó nghĩa khi
b) Hàm số cho bằng nhiều công thức: Luyện tập 3. a) TXĐ của hàm số: b) x = -1 x = 2022 Chú ý: Cho hàm số với tập xác định là D. Khi biến số x thay đổi trong tập D thì tập hợp các giá trị y tương ứng được gọi là tập giá trị của hàm số đã cho. c) Hàm số không cho bằng công thức Ví dụ: Hàm số cho bằng biểu đồ:
+ Hàm số cho bằng bảng:
|
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CỦA HS | HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
LUYỆN TẬP Nhiệm vụ 1 : Hoàn thành BT1 - GV tổ chức cho HS tự hoàn thành BT1 (SGK – tr37) vào vở, sau đó trao đổi cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án. - GV mời 2-4 HS trình bày bảng. Các HS khác chú ý nhận xét và bổ sung bài các bạn. - GV chữa bài, chốt đáp án.
Nhiệm vụ 2 : Hoàn thành BT2 - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 3 hoàn thành BT2 (SGK-tr37,38) Đại diện các nhóm treo bảng, GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác chú ý quan sát, lắng nghe và nhận xét. - GV chữa bài, đánh giá kết quả các nhóm, tuyên dương các nhóm hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
Nhiệm vụ 3 : Hoàn thành BT3 - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm hoàn thành BT3 sau đó thi đua biện luận đáp án giữa các nhóm. - GV mời đại diện các nhóm trình bày. Cả lớp chú ý nghe nhận xét. - GV chữa bài, chốt lại đáp án, lưu ý HS các lỗi sai hay mắc.
|
Bài 1 : a) TXĐ của hàm số: D = R b) Biểu thức 2-3x có nghĩa khi TXĐ của hàm số : c) Biểu thức x + 1 có nghĩa khi TXĐ của hàm số : d) TXĐ của hàm số :D = R Bài 2: a) Chỉ số PM2,5 trong tháng 2 ; tháng 5 ; tháng 10 lần lượt là : 36,0 ; 45,8 ; 43,2. b) Chỉ số PM2,5 là hàm số của tháng. Vì ứng với mỗi tháng có duy nhất một giá trị PM2,5 tương ứng. c) Một số biện pháp bảo vệ bản thân trước bụi mịn PM2,5 : - Sử dụng khẩu trang đúng cách. - Tránh, hạn chế đi đến những khu vực có mức độ ô nhiễm cao. - Đeo kính bảo vệ mắt khi ra đường. - Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp, thanh lọc nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát ; trồng nhiều cây xanh. - Sử dụng những sản phẩm hỗ trợ làm sạch da phù hợp. - Có ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế đốt chất thải ảnh hưởng đến bầu không khí.
Bài 3 : a)Số tiền dịch vụ thư cơ bản phải trả y (đồng) có là hàm số của khối lượng thư cơ bản x (g) . Các công thức tính y: (g) b) Số tiền phải trả khi bạn Dương gửi thư có khối lượng 150g là: y = 8000. 150 = 1 200 000 (đồng) Số tiền phải trả khi bạn Dương gửi thư có khối lượng 200g là: y = 8000 . 200 = 1 600 000 (đồng) |
- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.
- GV chiếu Slide , tổ chức củng cố HS qua trò chơi trắc nghiệm.
PHIẾU TRẮC NGHIỆM NHANH Hãy khoanh tròn vào chữ cái có đáp án đúng Câu 1: Tìm tập xác định của hàm số . A. B. C. D. Câu 2: Tìm tập xác định của hàm số A. B. C. D. Câu 3. Công thức nào sau đây không phải hàm số? A. y = x – 1 B. C. D. Câu 4: Tập giá trị của hàm số là: A. R B. C. D. Câu 5: Tìm tất cả các giá trị thực của tham số để hàm số xác định trên R A. B. m >11 C. m < 11 D. |
- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:
1 - C | 2 - B | 3 - D | 4 - D | 5 - B |
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ghi nhớ kiến thức trong tiết học.
- Hoàn thành các bài tập trong SBT
- Chuẩn bị , đọc và xem trước TIẾT 2: ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác