Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo

Dưới đây là kế hoạch bài dạy (giáo án bản word) môn sinh học lớp 10 bộ sách "Chân trời sáng tạo", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, thuận tiện cho giáo viên sử dụng. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên baivan.net biên soạn. Mời thầy cô tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 30: ỨNG DỤNG CỦA VIRUS TRONG Y HỌC VÀ THỰC TIỄN

MỤC TIÊU

  1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể tên được một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học; trong y học và nông nghiệp; sản xuất thuốc trừ sâu từ virus.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Năng lực tự học: phát triển kĩ năng tự đọc và viết tóm tắt nội dung kiến thức đọc được.
  • Có kĩ năng tìm kiếm, sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

CÁC GIÁO ÁN SINH HỌC 10 CTST KHÁC:

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi tình huống.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV đưa ra tình huống và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong lúc thảo luận với nhau về chủ đề virus, bạn A nói Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc nên nó là đối tượng gây bệnh cho các sinh vật khác chứ hoàn toàn không có lợi. Bạn B thì cho rằng Mọi vật đều có hai mặt của nó – có lợi và có hại. Virus cũng thế. Ý kiến của bạn nào là phù hợp? Tại sao?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

+ Ý kiến của bạn B phù hợp - Mọi vật đều có hai mặt của nó – có lợi và có hại. Virus cũng thế.

+ Bên cạnh bệnh do virus gây nên, virus đã được sử dụng để sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ cho đời sống như sản xuất kháng thể, sản xuất thuốc trử sâu sinh học, sử dụng trong nghiên cứu của các nhà khoa học.

- GV dẫn dắt vào bài học: Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc nên nó là đối tượng gây bệnh cho các sinh vật khác. Tuy nhiên, vius cũng có vai trò và ứng dụng nhất định trong y học và thực tiễn. Để tìm hiểu rõ hơn về một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học; trong y học và nông nghiệp; sản xuất thuốc trừ sâu từ virus, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 30: Ứng dụng của Virus trong y học và thực tiễn.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. ỨNG DỤNG VIRUS TRONG Y HỌC

Hoạt động 1: Một số thành tựu về ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số thành tựu về ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học; nắm được cơ sở khoa học, quy trình công nghệ của các ứng dụng đó.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.145 và trả lời câu hỏi:

+ Chế phẩm sinh học là gì?

+ Hãy nêu một số thành tựu về ứng dụng của virus để sản xuất chế phẩm sinh học.

+ Cho biết cơ sở khoa học, quy trình công nghệ của các ứng dụng đó.

- GV mở rộng kiến thức: Insulin là một hormone có tác dụng làm giảm đường huyết do tế bào bêta của tuyến tụy tiết ra. Insulin được tiết ra liên tục suốt 24 giờ trong ngày và phụ thuộc vào mức đường huyết của cơ thể: Đường huyết tăng sẽ kích thích tụy sản xuất và bài tiết insulin. Các nghiên cứu đều cho thấy tăng tiết insulin nhiều sau các bữa ăn.

- GV hướng dẫn HS đọc mục Đọc thêm SGK tr.147 để biết thêm về interferon.

- GV yêu cầu quan sát Hình 30.1 – Quy trình ứng dụng virus để sản xuất isulin hoặc interferon SGK tr.145 và trả lời câu hỏi: Hãy mô tả quá trình sản xuất isulin hoặc interferon.

 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: So với cách làm truyền thống, việc ứng dụng virus để sản xuất chế phẩm sinh học có những ưu điểm gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Một số thành tựu về ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học

- Chế phẩm sinh học là các sản phẩm được tạo ra bằng con đường sinh học.

- Một số thành tựu về ứng dụng của virus để sản xuất chế phẩm sinh học: sản xuất một số chế phẩm sinh học có giá trị như isulin, interferon,…

- Cơ sở khoa học, quy trình công nghệ của các ứng dụng đó: Một số virus kí sinh ở vi khuẩn (phage), chứa các đoạn gene không thật sự quan trọng, nếu cắt bỏ và thay bởi một đoạn gene khác thì quá trình nhân lên của chúng không bị ảnh hưởng. Dựa vào tính chất này, người ta sử dụng virus làm vector và sản xuất chế phẩm bằng quy trình công nghệ sau:

+ Tạo vector virus tái tổ hợp: cắt bỏ gene không quan trọng của virus, gắn/chép gene mong muốn vào DNA virus tạo vector virus tái tổ hợp.

+ Biến nạp gene mong muốn vào cơ thể vi khuẩn: biến nạp vector virus tái tổ hợp vào tế bào vi khuẩn.

+ Tiến hành nuôi vi khuẩn để thu sinh khối và tách chiết sinh khối để thu chế phẩm.

- Mô tả quá trình sản xuất isulin hoặc interferon:

+ Gắn đoạn gene tổng hợp isulin hoặc interferon vào DNA của phage.

+ Nhiễm phage tái tổ hợp vào E.coli.

+ Nuôi E.coli nhiễm phage tái tổ hợp trong nồi lên men và tách chiết thu sản phẩm.

- So với cách làm truyền thống, việc ứng dụng virus để sản xuất chế phẩm sinh học có những ưu điểm:

+ Tạo ra một lượng lớn chế phẩm sinh học trong thời gian ngắn, giúp giảm giá thành sản phẩm.

+ Đáp ứng được nhu cầu của con người.

Hoạt động 2: Một số thành tựu ứng dụng của virus trong y học

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số thành tựu ứng dụng của virus trong y học; giải thích được cơ chế tác động của interferon trong việc chống lại virus.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 2 SGK tr.146 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày một số thành tựu về ứng dụng virus trong y học.

- GV mở rộng kiến thức: Ứng dụng điều trị của interferon

+ Đối với con người: Công dụng của interferon – gamma dùng để điều trị bệnh viêm gan B, viêm gan C, điều trị bệnh nhân HIV/AIDS.

+ Trong thú y: dùng trong phòng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Khi sử dụng insulin để điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh cần lưu ý những điều gì?

- GV mở rộng kiến thức:

+ Insulin ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu. Bệnh đái tháo đường có nguyên nhân từ việc lượng đường trong máu tăng cao. Insulin chính là hormone làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu, nếu như thiếu hụt insulin thì glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng thừa thãi glucose vào máu gây ra đái tháo đường.

+ Trình chiếu kĩ thuật tiêm isulin.

 

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 30.2 – Cơ chế tác động của interferon SGK tr.146 và trả lời câu hỏi: Hãy chỉ trên hình vẽ và giải thích cơ chế tác động của interferon trong việc chống lại virus.

- GV chốt lại nội dung phần I: Đa phần virus có hại, tuy nhiên với công nghệ vi sinh vật hiện đại, con người đã nghiên cứu và ứng dụng virus vào y học và đạt được nhiều thành tựu như sản xuất chế phẩm insulin, interferon để chữa bệnh tiểu đường và phòng chống sự nhân lên virus; sản xuất vắc-xin phòng bệnh cho con người.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Một số thành tựu ứng dụng của virus trong y học

- Một số thành tựu ứng về ứng dụng virus trong y học:

+ Sử dụng hormone insulin để làm giảm nồng độ glucose trong máu, giúp điều trị bệnh tiểu đường.

+ Sử dụng chất interferon để chống virus, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Interferon có tác dụng kích thích cơ thể tạo ra chất chống lại virus khi nó xâm nhập vào tế bào. Tuy nhiên, interferon không có tính đặc hiệu với virus.

+ Sử dụng vắc-xin để phòng chống các bệnh do virus gây ra. Nhờ vậy, con người tránh được các đại dịch giúp tăng cường hệ miễn dịch (trẻ em, phụ nữ mang thai, người già). Việc sản xuất vắc-xin ngày càng tiến bộ, đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn như vắc-xin tái tổ hợp.

- Khi sử dụng insulin để điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh cần lưu ý:

+ Một người bệnh có thể phải dùng nhiều loại insulin trong một ngày, nên cần biết rõ mình đang tiêm loại insulin nào, loại xi-lanh nào để tránh tiêm nhầm.

+ Không nên lắc mạnh lọ insulin vì dễ tạo ra các bọt khí.

+ Insulin chỉ được tiêm dưới da, thường vị trí tiêm là ở bụng, trên cánh tay và đùi.

 

  1. ỨNG DỤNG VIRUS TRONG NÔNG NGHIỆP

CÁC TÀI LIỆU SINH HỌC 11 CHẤT LƯỢNG:

Hoạt động 3: Sản xuất thuốc trừ sâu từ virus

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được quá trình tạo ra chế phẩm thuốc trừ sâu; một số thành tựu về ứng dụng virus trong thực tiễn; so sánh được sự khác nhau giữa thuốc trừ sâu từ virus và thuốc trừ sâu từ vi khuẩn.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, quan sát sơ đồ, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu kiến thức: Một số loại virus có khả năng xâm nhập và gây bệnh cho sâu hại cây trồng. Dựa vào đặc điểm này, người ta sử dụng sâu làm vật chủ để nhân nhanh số lượng virus, tạo chế phẩm thuốc sâu.

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 30.3 SGK, đọc thông tin mục II.1 tr.146, 147 và trả lời câu hỏi:

+ Nêu quá trình tạo ra chế phẩm thuốc trừ sâu.

 

 

 

 

 

 

+ Nêu một số thành tựu về ứng dụng virus trong thực tiễn.

- GV hướng dẫn HS mở lại Bài 27 và cho biết: Hãy nêu sự khác nhau giữa việc sản xuất thuốc trừ sâu từ virus và vi khuẩn.

- GV mở rộng kiến thức:

+ Thuốc trừ sâu từ virus:

·        Không gây hại cho môi trường, con người và các sinh vật khác.

·        Tác dụng mạnh, lâu dài lên sâu bọ, bảo vệ môi trường. Ít thấy khả năng kháng thuốc của sâu hại.

·        Giảm thiểu độc hại và tồn dư trên sản phẩm, trong đất sơ với thuốc trừ sâu hoá học.

·        Không làm hại thiên địch và những vi sinh vật có lợi với con người.

·        Nếu sử dụng hợp lý, đúng phương pháp, đúng kỹ thuật trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Tuy nhiên, một vài loại thuốc bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết nên hạn chế đến kết quả; công nghệ sản xuất phức tạp nên giá thành thường cao hơn thuốc trừ sâu hóa học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Sản xuất thuốc trừ sâu từ virus

- Các bước chính tạo ra chế phẩm sinh học thuốc trừ sâu:

+ Nhiễm virus vào sâu hại: nuôi sâu trong các buồng nuôi thức ăn nhân tạo, khi sâu ở độ tuổi 3-4, tiến hành nhiễm virus vào cơ thể sâu (sử dụng các loại virus kí sinh gây bệnh cho sâu).

+ Tạo thuốc trừ sâu virus: khi sâu chết, nghiền nát sâu, thêm nước, lọc, li tâm, thêm phụ gia, kiểm tra hoạt tính, thêm chất bảo quản, đóng chai.

- Một số thành tựu về ứng dụng virus trong thực tiễn:

+ Chế phẩm từ virus nhân đa diện NPV .

+ Chế phẩm từ virus tế bào chất đa diện CPV.

+ Ở Việt Nam, đã sản xuất được thuốc trừ sâu virus để diệt sâu róm hại thông, sâu hại bông.

- Sự khác nhau giữa việc sản xuất thuốc trừ sâu từ virus và vi khuẩn:

Thuốc trừ sâu từ virus

Thuốc trừ sâu từ vi khuẩn

Tác dụng mạnh, lâu dài lên sâu bọ.

Hiệu lực chậm, phổ tác động hẹp.

Hoạt động 4: Sản xuất virus để tạo giống cây trồng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được vì sao phage được sử dụng để làm vector chuyển gene.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu kiến thức: Người ta sử dụng virus làm vector chuyển gene giúp các gene kháng vi khuẩn, kháng virus, kháng sâu bệnh, chịu hạn,…vào cây trồng để tạo các giống cây trồng kháng bệnh.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy giải thích vì sao phage được sử dụng để làm vector chuyển gene.

- GV chốt lại nội dung phần II: Bên cạnh các thành tựu trong y học, virus cũng được ứng dụng vào đời sống thực tiễn như sản xuất thuốc trừ sâu, tạo giống cây trồng kháng sâu bệnh, góp phần nâng cao sản lượng nông nghiệp, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

4. Sản xuất virus để tạo giống cây trồng

- Phage được sử dụng để làm vector chuyển gene vì: chứa các đoạn gene không thật sự quan trọng, nếu cắt bỏ và thay bởi một đoạn gene khác thì quá trình nhân lên của chúng không bị ảnh hưởng.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: HS củng cố kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ cho  HS: Trả lời câu hỏi 1 SGK tr.47.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: 3 lí do để thuyết phục người nông dân dùng thuốc trừ sâu sinh học trong trồng trọt:

+ Không gây hại cho môi trường, thiên địch, con người và các sinh vật khác, giảm thiểu độc hại và tồn dư trên sản phẩm, trong đất sơ.

+ Tác dụng mạnh, lâu dài lên sâu bọ, bảo vệ môi trường. Ít thấy khả năng kháng thuốc của sâu hại.

+ Nếu sử dụng hợp lý, đúng phương pháp, đúng kỹ thuật trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 11 MỚI:

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: HS củng cố kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ vận dụng, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trả lời câu hỏi  3 SGK tr.47.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Gợi ý: HS có thể thực hiện theo gợi ý sau:

- Xác định mục tiêu, nội dung điều tra.

- Thiết kế phiếu điều tra.

- Tiến hành điều tra (địa điểm, đối tượng, thời gian, cách tiến hành).

- Tổng hợp kết quả điều tra và rút ra nhận xét về thực trạng (sử dụng bảng, biểu đồ, thể hiện kết quả điều tra).

- Đề xuất khắc phục thực trạng trên.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập.

 

Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo giáo án sinh 10 ctst, giáo án sinh 10 chân trời, GA lớp 10 chân trời môn sinh học, giáo án môn sinh học 10 chân trời

Giáo án lớp 10


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay