Giáo án mĩ thuật 10 kết nối tri thức

Dưới đây là kế hoạch bài dạy (giáo án bản word) môn mĩ thuật lớp 10 bộ sách " Kết nối tri thức", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, thuận tiện cho giáo viên sử dụng. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên baivan.net biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án mĩ thuật 10 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 10 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 10 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 10 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 10 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 10 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 10 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 10 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án mĩ thuật 10 kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỊCH SỬ MĨ THUẬT (2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết được một số khái niệm liên quan đến ngành Lịch sử mĩ thuật.
  • Hiểu được sự kết nối giữa ngành Lịch sử mĩ thuật và ngành Khảo cổ trong nghiên cứu mĩ thuật cổ.
  • Có kĩ năng và hiểu biết ban đầu về tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử mĩ thuật.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Có khả năng thiết lập được các danh mục tài liệu nghiên cứu lịch sử mĩ thuật (sách, tạp chí, trang thông tin điện tử,…).
  • Có hiểu biết nhất định về một trường đại học có mã ngành Lí luận và Lịch sử mĩ thuật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
  • Bước đầu làm quen với một số quan điểm trong tìm hiểu nghệ thuật/ mĩ thuật của một số học giả, nhà phê bình.
  • Trên cơ sở các hướng tiếp cận di sản mĩ thuật theo quan điểm mĩ thuật học, xã hội học, triết học, mĩ học, HS lựa chọn được quan điểm tìm hiểu lịch sử mĩ thuật mình yêu thích để hình thành năng lực biện luận, thuyết trình.
  1. Phẩm chất
  • Yêu thích khám phá các di sản mĩ thuật.
  • Chủ động lựa chọn hướng tiếp cận di sản mĩ thuật phù hợp để khai thác những giá trị nghệ thuật điển hình.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Một số tư liệu, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Bài thuyết trình.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

CÁC GIÁO ÁN MĨ THUẬT 10 KNTT KHÁC:

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Theo em, những trường đại học nào ở Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu về ngành Lí luận và Lịch sử mĩ thuật?

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Trường đại học nào giảng dạy, nghiên cứu về ngành Lí luận và Lịch sử mĩ thuật là Đại học Mĩ thuật Việt Nam, Đại học Mĩ thuật công nghiệp, ngành Sư phạm Mĩ Thuật – Đại học Sư phạm Hà Nội,…

- GV dẫn dắt vào bài học: Để biết được một số khái niệm liên quan đến ngành Lịch sử mĩ thuật, hiểu được sự kết nối giữa ngành Lịch sử mĩ thuật và ngành Khảo cổ trong nghiên cứu mĩ thuật cổ, có kĩ năng và hiểu biết ban đầu về tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử mĩ thuật, chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Khái quát chung về lịch sử mĩ thuật.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá – Lịch sử là gì?

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được những kiến thức về lịch sử mĩ thuật; nắm được mối quan hệ giữa lịch sử mĩ thuật và mối quan hệ giữa tính khách quan của thời đại, lí thuyết nghiên cứu và tính chủ quan của nghệ sĩ sáng tác.
  2. Nội dung: HS làm việc theo nhóm, tìm hiểu và thuyết trình một số nội dung liên quan đến Lịch sử mĩ thuật là gì?, những dấu mốc liên quan đến nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử mĩ thuật ở Việt Nam.
  3. Sản phẩm học tập: Bài thuyết trình và hình minh họa phù hợp.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu kiến thức: Lịch sử mĩ thuật là ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu về các sự kiện xảy ra theo tiến trình thời gian, với mục tiêu khai thá quá trình sáng tạo mĩ thuật với tác giả, tác phẩm từ quá khứ đến kết nối hiện tại, từ đó giúp thẩm định, soi chiếu vào các vấn đề mĩ thuật đang diễn ra ở thời đại hiện nay.

- GV chia HS thành 2 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục Lịch sử mĩ thuật là gì?, quan sát hình ảnh, sơ đồ SGK tr.5, 6, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu của ngành Lịch sử mĩ thuật.

+ Nhóm 2: Trình bày những dấu mốc quan trọng của ngành Lịch sử mĩ thuật ở Việt Nam. 

 

 

- GV giới thiệu kiến thức: Nghiên cứu mĩ thuật là lĩnh vực bao hàm chung cho cả lịch sử mĩ thuật, phê bình và lí luận mĩ thuật, sắp xếp công việc theo trật tự 

Sự kiện mĩ thuật à Lí thuyết/lí luận mĩ thuật à Bình giải, bàn luận về mĩ thuật.

- GV kết luận và nhấn mạnh vào nội dung :

+ Đối tượng của ngành Lịch sử mĩ thuật và mối quan hệ với nhiều ngành khoa học, nghệ thuật khác.

+ Sự cần thiết của ngành Lịch sử mĩ thuật đối với sự phát triển của Mĩ thuật Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, sưu tầm, tìm kiếm thông tin, thực hiện bài thuyết trình.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm thuyết trình.

- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Khám phá – Lịch sử mĩ thuật là gì?

- Đối tượng nghiên cứu của ngành Lịch sử mĩ thuật là nguồn gốc, sự ra đời của mĩ thuật theo diễn trình thời gian qua những biểu hiện về sự thay đổi hoặc kế thừa, phát triển từ các giai đoạn chuyển tiếp.

+ Ở các nước phương Tây, khi các trào  lưu, xu hướng nghệ thuật ra đời với nhiều biểu hiện đa dạng về loại hình nghệ thuật đã xuất hiện các ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu lịch sử mĩ thuật như: Lịch sử nghệ thuật, Lý luận và phê bình,…

- Những dấu mốc quan trọng của ngành Lịch sử mĩ thuật ở Việt Nam:

+ Các hoạt động liên quan đến lí luận và lịch sử mĩ thuật đã xuất hiện từ lâu với những bài nghiên cứu về mĩ thuật dân gian, truyền thống.

+ Năm 1962, Viện Mỹ thuật Mĩ nghệ được thành lập, họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung làm Viện trưởng.

+ Năm 1978, Khoa lí luận và Lịch sử mĩ thuật được thành lập tại trường Cao đẳng Mĩ thuật Việt Nam, PGS Nguyễn Trân làm trưởng khoa.

+ Cho đến nay, ngành Lí luận và Lịch sử mĩ thuật được đào tạo bài bản với nhiều thế hệ nhà nghiên cứu có đóng góp như Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Từ Chi,…

 

 

 

 

CÁC TÀI LIỆU MĨ THUẬT 11 CHẤT LƯỢNG:

Hoạt động 2: Nhận biết – Mối liên hệ giữa ngành Lịch sử mĩ thuật và Khảo cổ học. Một số cách tiếp cận trong tìm hiểu lịch sử mĩ thuật. Các bước tìm hiểu lịch sử mĩ thuật

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được mối liên hệ ngành giữa Lịch sử mĩ thuật và Khảo cổ học; hiểu về một số cách tiếp cận trong tìm hiểu lịch sử mĩ thuật; nắm được các bước thực hiện khi tìm hiểu lịch sử mĩ thuật.
  2. Nội dung: HS làm việc theo nhóm, tìm hiểu và thuyết trình một số nội dung liên quan đến mối liên hệ ngành giữa Lịch sử mĩ thuật và Khảo cổ học; một số cách tiếp cận trong tìm hiểu lịch sử mĩ thuật; các bước thực hiện khi tìm hiểu lịch sử mĩ thuật.
  3. Sản phẩm học tập: Nhận thức cơ bản về những vấn đề liên quan đến tìm hiểu lịch sử mĩ thuật.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục Nhận biết, quan sát hình ảnh, SGK tr.7-11, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1: Trình bày một số kết quả khảo cổ học tại di tích Hoàng Thành Thăng Long hoặc một di sản một di sản mĩ thuật thời sơ sử/phong kiến, qua đó làm rõ mối liên hệ liên ngành giữa Lịch sử mĩ thuật và Khảo cổ học.

+ Nhóm 2: Lựa chọn và trình bày một cách tiếp cận trong tìm hiểu lịch sử mĩ thuật. Qua đó, làm rõ ý nghĩa, giá trị của cách tiếp cận này trong tìm hiểu lịch sử mĩ thuật.

+ Nhóm 3: Trình bày các bước tìm hiểu lịch sử mĩ thuật qua một số ví dụ cụ thể để làm rõ ý nghĩa, sự cần thiết của các bước nghiên cứu. 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, sưu tầm, tìm kiếm thông tin, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Nhận biết

Mối liên hệ giữa ngành Lịch sử mĩ thuật và Khảo cổ học

- Một số kết quả khảo cổ học tại di tích Hoàng Thành Thăng Long: Tương ứng với di tích của các thời kỳ là các loại hình di vật.

+ Thời tiền Thăng Long: Di vật ít gồm gạch ngói của các giai đoạn thế kỷ 3 - 4 đến thế kỷ 5 - 6, thế kỷ 7 - 9 và thời Đinh tiền Lê. Số lượng hiện vật rất ít, thế kỷ 3 - 6 là một số viên gạch bìa in hình hoa văn ô trám, thế kỷ 7 - 9 có ngói âm dương màu xám, đầu ngói hoa sen và bát gốm men màu (thời Đường). Thời Đinh - Tiền Lê là một số đầu ngói màu đỏ có hình cánh sen.

+ Thời Lý: Có chân tảng đá cát, mảnh lá đề rồng cỡ lớn, mảnh mào tượng rồng cỡ lớn bằng đất nung, một số mảnh gạch lát nền hoa sen, hoa cúc. Hiện vật thời Lý ở vị trí này cũng rất ít.

+ Thời Trần: Gạch in chữ Vĩnh Ninh trường, gạch vuông, ngói sen, ngói mũi lá, gốm men nhiều loại của Việt Nam, một số ít của Trung Quốc. Số lượng hiện vật thời Trần khá nhiều.

+ Thời Lê sơ và thời Mạc. Có nhiều mảnh ngói rồng tráng men vàng, men xanh. Gạch vồ (có viên có chữ), các chân tảng đá đặc trưng của thời Lê Sơ. Số lượng hiện vật thời này khá nhiều, đặc biệt dòng gốm hoa lam thời Lê - Mạc chiếm số lượng lớn (đồ gốm hoa lam vẽ rồng và hoa sen).

+ Thời Lê Trung hưng: Gạch ngói, gạch hộp rỗng trang trí hoa cúc, các loại gốm men. Số lượng mảnh hiện vật thời Lê Trung hưng khá nhiều.

+ Thời Nguyễn: Là các loại gạch ngói vụn, một ít gốm sứ.

- Lịch sử mĩ thuật và Khảo cổ học có mối liên hệ, gắn bó mật thiết với nhau. Một cuộc khảo sát khảo cổ học bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Từ các phân tích, đánh giá, nghiên cứu công khai, nhà khảo cổ học có thể cung cấp nguồn tư liệu cho các sử gia, nhà nghiên cứu mĩ thuật. Các nhà nghiên cứu mĩ thuật điều tra di tích, kiểm chứng di vật,…

Một số cách tiếp cận trong tìm hiểu Lịch sử mĩ thuật

- Tiếp cận di sản mĩ thuật theo quan điểm mĩ thuật học: nhà nghiên cứu thực hiện quá trình nghiên cứu bằng việc khảo sát, khám phá nghệ thuật của di sản, đưa ra những luận bàn khoa học về mĩ thuật trên cơ sở ngôn ngữ tạo hình, góp phần giải mã di sản truyền thống.

- Tiếp cận mĩ thuật theo quan điểm XHH: sự phát hiện về phong cách và hình thức nghệ thuật theo quy mô lớn.

- Tiếp cận mĩ thuật theo quan điểm triết học/mĩ học: nghiên cứu cái đẹp và ý thức thẩm mĩ.

- Tiếp cận mĩ thuật trên cơ sở VHH: nghiên cứu, nhìn nhận vấn đề về tác giả, tác phẩm dựa trên giá trị văn hóa, phong cách và bản sắc riêng của nghệ sĩ.

Các bước tìm hiểu lịch sử mĩ thuật

- Bước 1: Xác đinh đối tượng mĩ thuật cần tìm hiểu.

- Bước 2: Tìm hiểu các điều kiện tác động khách quan.

- Bước 3: Tìm hiểu các điều kiện tác động chủ quan.

- Bước 4: Phân tích các đặc điểm, đặc trưng.

- Bước 5: Nhận định giá trị tác phẩm.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: HS củng cố kiến thức, kĩ năng liên quan đến tìm hiểu lịch sử mĩ thuật.
  3. Ni dung: Triển khai các nội dung trong SGK tr.12
  4. Sn phm hc tp: HS có khả năng trình bày về cách tiếp cận tìm hiểu lịch sử mình yêu thích, có khả năng trao đổi theo các câu hỏi định hướng trong SGK tr.12.
  5. Tổ chức thực hiện:

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 11 MỚI:

Thảo luận

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trả lời câu hỏi phần Thảo luận SGK tr.12.

- GV hướng dẫn HS: Trao đổi về cách tiếp cận, tìm hiểu mĩ thuật qua hệ thống câu hỏi:

+ Chúng ta có thể kết nối tác phẩm với bối cảnh lịch sử mà nó được tạo ta hay không?

+ Tác phẩm được thực hiện ở đâu? Thông qua tác phẩm, chúng ta biết điều gì về thời kì lịch sử mà nó được tạo ra hay không?

+ Lợi ích của việc đến di tích hoặc tham quan bảo tàng?

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: HS thiết lập được danh mục tài liệu liên quan đến lịch sử mĩ thuật; biết về một số nhà nghiên cứu mĩ thuật tiêu biểu của Việt Nam/ thế giới (mở rộng); cơ sở đào tạo có mã ngành Lí luận và Lịch sử mĩ thuật ở Việt Nam.
  3. Ni dung: GV cho HS thiết lập danh mục tài liệu về tác giả, tác phẩm hoặc di sản mĩ thuật; HS tìm hiểu và giới thiệu một nhà nghiên cứ mĩ thuật mà em biết.
  4. Sn phm hc tp: Thông tin liên quan đến các câu lệnh trong SGK tr.12.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ cho HS:

+ Thiếp lập các danh mục tài liệu về lịch sử mĩ thuật (sách, tạp chí, trang thông tin điện tử,...).

+ Tìm hiểu về một trường đại học có mã ngành Lí luận và Lịch sử mĩ thuật ở Việt Nam mà em biết.

+ Kể tên các nhà nghiên cứu mĩ thuật ở Việt Nam mà em biết.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà và báo cáo vào tiết học sau.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập, bài thuyết trình.

 

Giáo án mĩ thuật 10 kết nối tri thức

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án mĩ thuật 10, giáo án mĩ thuật 10 kết nối, giáo án mĩ thuật 10 sách mới kntt, giáo án sách kết nối 10 mĩ thuật

Giáo án lớp 10


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay