Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng việt 4 Chân trời ( đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng việt 4 Chân trời ( đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: TIẾNG VIỆT 4 - CTST

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn, khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng cho các câu hỏi trắc nghiệm:

KỈ NIỆM MÙA HÈ

         Tôi là một cô bé say mê diều. Nhà tôi ở gần bãi đất rộng, dốc – chỗ bọn con trai trong xóm chọn làm nơi thả diều. Chiều chiều, khi đã nấu cơm xong, tôi có thể đứng lặng hàng giờ để ngắm những cánh diều đủ loại, đủ màu sắc bay trên bầu trời xanh lộng gió.

Đây những chiếc diều bướm mảnh mai duyên dáng với gam màu đỏ, vàng rực rỡ. Kia những chiếc diều dơi, diều sáo,... trông mạnh mẽ chao liệng trên cao tựa như chạm vào mây...

Chiều nay cũng vậy, tôi tha thẩn xem bọn con trai trèo lên bãi đất dốc lấy đà chạy xuống dong diều lên cao, tay chúng giật dây mới điệu nghệ làm sao. Bỗng “bụp”, mắt tôi tối sầm. Tôi giật mình vì cái diều hình mặt trăng khuyết của một em nhỏ va vào mặt. Cậu bé lắp bắp vẻ hối hận:

- Em... xin lỗi. Chị... chị có sao không ?

Câu nói của nó không làm tôi dịu đi chút nào, tôi gắt :

- Mắt mũi nhìn đi đâu mà để diều va vào mặt người ta. Diều này...! Diều này...! – Vừa gắt, tôi vừa giằng mạnh chiếc diều hình mặt trăng của nó, định xé, khiến thằng bé bật khóc.

Bỗng tôi nghe có tiếng con gái:

- Này, bạn!

Thì ra là một “đứa” con gái trạc tuổi tôi. Tôi lạnh lùng:

- Gì?

- Em bé chỉ không may làm rơi diều vào bạn mà sao bạn định phá đi niềm vui của nó thế.

Nhìn ánh mắt bạn, tôi bối rối cúi đầu. Tôi liền trả lại cho thằng bé cái diều, rồi lặng lẽ bỏ đi. Nhưng tôi vẫn nghe tiếng bạn ấy nói với thằng bé:

- Thôi nín đi, nhà em ở đâu để chị dẫn em về.

Tôi ân hận nghĩ :

- Mình sẽ không bao giờ làm thế nữa.

 (Theo NGUYỄN THỊ LIÊN)

Câu 1 (0,5 điểm). Chuyện gì xảy ra với cô bé khi đang xem dong diều?

A. Bị cái diều của một em nhỏ va vào mặt.

B. Bị dây diều của một em nhỏ quấn vào người.

C. Bị cái diều của một em nhỏ sà vào người.

Câu 2 (0,5 điểm). Cô bé đã cư xử như thế nào với em nhỏ chơi diều?

A. Gắt gỏng, giằng mạnh chiếc diều và xé tan.

B. Gắt gỏng, giằng mạnh chiếc diều và định xé.

C. Giằng mạnh chiếc diều và mắng mỏ bạn nhỏ.

Câu 3 (0,5 điểm). Nghe một bạn gái khác góp ý, thái độ của nhân vật “tôi” như thế nào?

A. Bối rối cúi đầu, trả em nhỏ cái diều, ân hận về việc đã làm.

B. Xấu hổ thẹn thùng, xin lỗi về việc đã làm và dắt em nhỏ về nhà.

C. Xấu hổ cúi đầu, trả em nhỏ cái diều và dắt em nhỏ về nhà.

Câu 4 (0,5 điểm). Câu chuyện gửi gắm thông điệp gì?

A. Cần dũng cảm, sẵn sàng nhận lỗi trước người khác.

B. Cần yêu thương, quan tâm và giúp đỡ người khác.

C. Cần bao dung, sẵn sàng cảm thông với người khác.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Điền tính từ miêu tả sự vật vào bảng sau: (mỗi ô điền ít nhất 4 từ)

Sự vật

Tính từ chỉ màu sắc của sự vật

Tính từ chỉ hình dáng của sự vật

Cái bút

 

 

Cái mũ

 

 

Câu 6 (2,0 điểm). 

a. (1,0 điểm) Tìm các tính từ chứa tiếng hiền. (ít nhất 4 từ)

b. (1,0 điểm) Đặt 2 câu với những từ vừa tìm được.

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)

Trưa hè nắng lên

Con gà nào cất lên một tiếng gáy giữa trưa hè. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm óng ả, ngột ngạt.

Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng thiếp đi như thiếp vào trong nắng. Đường làng vắng tanh vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im bất động.

Ấy thế mà mẹ lại phải vơ lấy cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong.

Thương mẹ biết bao nhiêu mẹ ơi!

Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)

Đề bài: Viết bài văn kể lại buổi lễ bế giảng ở trường của em.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm) 

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

A

B

A

C

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm)

Sự vật

Tính từ chỉ màu sắc của sự vật

Tính từ chỉ hình dáng của sự vật

Cái bút

Đen sì, nâu nhạt, xanh đậm, vàng tươi,…

Dài, ngắn, nhỏ, thon,…

Cái mũ

Trắng tinh, đỏ sẫm, cam nhạt, tím phớt,…

To, rộng, bé, xòe,…

Câu 6 (2,0 điểm) 

a. Các từ chứa tiếng hiền: hiền dịu, hiền lành, hiền hòa, hiền từ, hiền hậu,…

Mỗi từ đúng được 0,25 điểm

b. Đặt 2 câu:

- Đó là một bà lão hiền từ.

- Cô bé ấy vô cùng hiền lành.

Mỗi câu đúng được 0,5 điểm

B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 7

(1,5 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ 

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu 

+ Nếu có 0 - 4 lỗi: - 0,5 điểm

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày:

+ Nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng: 0,25 điểm

+ Nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ: 0 điểm

0,25 điểm

1,0 điểm

 

 

 

0,25 điểm

Câu 8

(2,5 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng

A. Mở bài (0,5 điểm)

Giới thiệu chung về buổi lễ bế giảng ở trường của em.

B. Thân bài (0,75 điểm)

- Thời gian, địa điểm diễn ra

- Trước khi buổi lễ bắt đầu:

+ Đến trường từ rất sớm với tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng

+ Các học sinh khoác lên mình bộ đồng phục của trường sạch sẽ, gọn gàng

+ Các cô giáo trong bộ áo dài duyên dáng

+ Ngôi trường được trang trí rực rỡ, đẹp đẽ

- Khi buổi lễ diễn ra:

+ Lễ chào cờ

+ Thầy/cô giáo hiệu trưởng phát biểu

+ Trao thưởng cho các học sinh tiêu biểu

+ Các tiết mục văn nghệ đa dạng, hấp dẫn, thú vị

- Kết thúc buổi lễ

+ Mọi người túm lại trò chuyện, chụp ảnh kỉ niệm

+ Các học sinh cùng nhau dọn dẹp sân trường

C. Kết bài (0,5 điểm)

- Nêu cảm nghĩ của em về buổi lễ bế giảng

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

1,75 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

 

1

 

1

 

4

0

2,0

Luyện từ và câu

 

 

 

1,5

 

0,5

2

0

4,0

Luyện viết chính tả

 

 

 

1

 

 

0

1

1,5

Luyện viết bài văn

 

 

 

 

 

1

0

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

2

 

1

2,5

1

1,5

6

2

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

 

0,5

4,5

0,5

3,5

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

1,0 

10%

5,0

50%

4,0

40%

10,0

100%

10,0

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Xác định được chi tiết, nhân vật có ý nghĩa trong bài.

 

2

 

C1, 2

Kết nối

- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học.

 

1

 

C3

Vận dụng

- Rút ra bài học, thông điệp từ câu chuyện.

 

1

 

C4

CÂU 5 – CÂU 6

2

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Kết nối

- Tìm được các tính từ miêu tả sự vật.

- Tìm các tính từ chứa tiếng hiền.

 

1,5

C5

C6.a

 

Vận dụng

- Đặt được câu đúng ngữ pháp, có sử dụng tính từ.

 

0,5

C6.b

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

1

 

 

 

1. Luyện viết chính tả

Kết nối

- Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài.

 

1

C7

 

Câu 2

1

 

 

 

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Kể lại được buổi lễ bế giảng của trường em. 

- Trình bày được những cảm nghĩ của em về buổi lễ.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

 

1

C8

 

Tìm kiếm google: Đề thi Tiếng việt 4 Chân trời, bộ đề thi ôn tập theo kì Tiếng việt 4 Chân trời, đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo.

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net