A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Đoạn văn là gì?
- Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
- Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định.
- Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày nhiều ý nội dung. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
- Bao gồm một số câu được viết liên tục, có thể xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
Câu 2: Khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết, người viết cần làm gì?
- Giới thiệu người đó.
- Thể hiện sự gần gũi, thân thiết với người đó.
- A, B đều không đúng.
- A, B đều đúng.
Câu 3: Câu mở đầu của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết là gì?
- Nêu nội dung câu chuyện của mình với người đó.
- Nêu nhận xét, cảm nghĩ của mình về người đó.
- Giới thiệu người gần gũi, thân thiết.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 4: Các câu tiếp theo của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết cần trình bày điều gì?
- Thuật lại diễn biến câu chuyện với người gần gũi, thân thiết.
- Kể lời nói, việc làm… thể hiện sự gần gũi, thân thiết.
- Miêu tả đặc điểm của người gần gũi, thân thiết.
- Kể tên các việc người gần gũi, thân thiết đã làm cho mình.
Câu 5: Phần kết thúc của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết là gì?
- Khẳng định lại ý nghĩa của từng sự việc.
- Khẳng định ý nghĩa câu chuyện.
- Rút ra bài học từ câu chuyện.
- Nêu tình cảm, cảm xúc với người gần gũi, thân thiết.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Em có thể giới thiệu những gì về người gần gũi, thân thiết với mình?
- Tên.
- Mối quan hệ với em.
- Ngoại hình.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Những lời nói, việc làm của người đó đối với em có thể là gì?
- Chăm sóc.
- Dạy dỗ.
- Bảo vệ.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Dưới đây đâu không phải là phương án viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em?
- Bổ sung lời kể, tả cho đoạn văn thêm sinh động.
- Nêu ý kiến về câu chuyện tưởng tượng.
- Mong ước cho người gần gũi, thân thiết với em.
- Giới thiệu người gần gũi, thân thiết.
Câu 4: Những lưu ý khi triển khai viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc là gì?
- Cần giới thiệu được đối tượng muốn nói tới.
- Cần thể hiện được tình cảm, cảm xúc của em.
- Chú ý cách dùng từ ngữ.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Ý nào sau đây là đúng?
- Phần mở đầu của đoạn văn nêu cảm xúc về một người là kể về những gì người đó đã làm cho em.
- Phần triển khai của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc là giới thiệu người em muốn bày tỏ cảm xúc với họ.
- Phần kết thúc của đoạn văn nêu cảm xúc, tình cảm với một người thân thiết là khẳng định lại tình cảm của mình với người đó.
- Phần mở đoạn là kể, tả lại những gì em đã trải qua.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Trong nhà, bố là người gần gũi với em nhất. Những ngày em còn nhỏ, sau giờ làm, bố thường đọc truyện cho em nghe hoặc cùng em vẽ tranh, xếp hình. Khi em lớn hơn một chút, cuối tuần nào bố cũng đưa đi chơi. Khi thì hai bố con đi nhà sách, khi thì đi thăm vườn thú, lúc lại ra ngoại ô. Năm lên bảy tuổi, bố tặng em một chiếc chuông gió có những quả chuông bằng men sứ xanh bóng, điểm hoa văn ngộ nghĩnh, vui tươi. Bố nói rằng bố mong tiếng cười của em mãi trong trẻo như tiếng chuông ngân rung trong gió. Mỗi lần em tự tay làm tặng bố một món quà hay một tấm thiệp xinh xắn, bố vui lắm. Bố ôm em và nở một nụ cười thật tươi. Em luôn mong bố mạnh khỏe để hai bố con có thêm thật nhiều chuyến đi thú vị.
(Nguyên Linh)
Câu 1: Câu văn mở đầu khẳng định điều gì?
- Khẳng định trong nhà, bố là người gần gũi nhất với bạn nhỏ.
- Khẳng định bố là người tuyệt vời nhất trong lòng bạn nhỏ.
- Khẳng định bố là người thân thiết nhất với bạn nhỏ.
- Khẳng định bố là người yêu bạn nhỏ nhất nhà.
Câu 2: Tìm các việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của bố đối với bạn nhỏ?
- Đọc truyện cho bạn nhỏ nghe, cùng bạn nhỏ vẽ tranh, xếp hình.
- Dẫn bạn nhỏ đi nhà sách, thăm vườn thú, ra ngoại ô.
- Tặng bạn nhỏ một chiếc chuông gió có những quả chuông bằng men sứ xanh bóng. Mong bạn nhỏ có tiếng cười trong trẻo như tiếng chuông ngân rung trong gió.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Câu cuối đoạn văn nói về điều gì?
- Bày tỏ cảm xúc, tình cảm của bạn nhỏ đối với bố mình.
- Cảm nghĩ của bạn nhỏ về câu chuyện.
- Suy nghĩ của bạn nhỏ về những việc đã trải qua.
- Không có đáp án đúng.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Đối tượng của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc là gì?
- Con người.
- Động vật.
- Các sự vật.
- Tất cả các đáp án trên.
----------Còn tiếp --------