Trắc nghiệm Tiếng việt 4 CTST bài 5: Một li sữa (Đọc)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Một li sữa (Đọc). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bán hàng rong là gì?

  1. Bán những mặt hàng nhỏ lẻ, không có địa điểm cố định.
  2. Bán nhiều những mặt hàng lớn.
  3. Bán những hàng xóa xa xỉ, những hàng hóa có thương hiệu lâu đời.
  4. Bán hàng trong cửa hàng.

Câu 2: Hôm đó, Ke-ly bán hàng rong ở đâu?

  1. Các tòa nhà chọc trời.
  2. Các khu nhà trong thị trấn.
  3. Cửa hàng đồ hiệu ở thị trấn.
  4. Khu nhà ổ chuột.

Câu 3: Quá trưa, Ke-ly cảm thấy như thế nào?

  1. Bụng đói cồn cào.
  2. Mệt mỏi rã rời.
  3. Chân nhấc không nổi.
  4. Chân đi không vững.

Câu 4: Ke-ly đã làm gì khi quá trưa rất đói mà lại không còn tiền?

  1. Lấy hàng đổi lấy đồ ăn.
  2. Ngồi xuống ven đường xin ăn.
  3. Đành liều gõ cửa một căn nhà ven đường.
  4. Vay tiền bà chủ.

Câu 5: Cô bé làm gì khi Ke-ly gõ cửa xin nước uống?

  1. Đuổi Ke-ly đi.
  2. Rót cho Ke-ly một cốc nước.
  3. Bưng ra một li sữa cho Ke-ly.
  4. Mang một hộp cơm ra cho Ke-ly.

Câu 6: Mẹ cô bé dạy cô điều gì?

  1. Không nhận tiền khi làm điều tốt.
  2. Nhận tiền khi làm điều tốt.
  3. Bán hàng phải khéo mồm.
  4. Không được đi lang thang ngoài đường.

Câu 7: Nhiều năm sau, tại bệnh viện lớn nhất của thành phố, Ke-ly được mời khám cho ai?

  1. Một cô gái bị bệnh hiểm nghèo vừa chuyển từ địa phương lên.
  2. Một cô gái bị tai nạn giao thông.
  3. Một cậu bé mắc bệnh nặng.
  4. Một cậu bé mắc bệnh hiểm nghèo.

Câu 8: Sau thời gian dài điều trị, tình trạng sức khỏe của cô gái như thế nào?

  1. Khó qua khỏi.
  2. Khỏi bệnh.
  3. Dần hồi phục.
  4. Vẫn phải nằm viện theo dõi.

Câu 9: Cô gái cảm thấy thế nào khi nhận được hóa đơn thanh toán viện phí?

  1. Bình thản mở ra xem.
  2. Sợ mình khó mà trả hết được tiền viện phí nên lo sợ không dám mở ra.
  3. Thảng thốt vì phải trả nhiều tiền quá.
  4. Căng thẳng, lo lắng không biết trả tiền viện phí kiểu gì.

Câu 10: Dòng chữ được viết nhanh trên tờ hóa đơn là gì?

  1. Hãy sống mạnh khỏe để trả lại tiền viện phí cho tôi.
  2. Luôn luôn mạnh khỏe nhé.
  3. Đã được trả đủ bằng một li sữa.
  4. Lần sau lại mời tôi uống sữa nhé.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Qua việc giúp đỡ Ke-ly, em thấy cô bé là người như thế nào?

  1. Tốt bụng.
  2. Thảo hiền.
  3. Nhẹ dạ cả tin.
  4. Hiền lành.

Câu 2: Theo em, vì sao Ke-ly cảm thấy ấm áp, tự tin hơn sau khi gặp cô bé?

  1. Vì Ke-ly nhận được lời động viên của cô bé.
  2. Vì Ke-ly cảm nhận được sự quan tâm của cô bé dành cho mình.
  3. Vì lòng tốt mà cô bé dành cho Ke-ly.
  4. Vì cô bé rất tôn trọng Ke-ly.

Câu 3: Theo em, khi cô gái biết rằng người cô giúp đỡ năm xưa chỉ với một li sữa để cứu đói vẫn còn nhớ và trả ơn cô, cảm xúc của cô gái sẽ như thế nào?

  1. Cô gái cảm thấy đó là việc nên làm với người có ơn với mình.
  2. Cô gái cảm thấy bất ngờ và vô cùng biết ơn vì người mình giúp đỡ năm xưa là người cứu sống mình.
  3. Cô gái không có biểu hiện gì đặc biệt.
  4. Cô gái vô cùng vui mừng vì không phải trả tiền viện phí nữa.

Câu 4: Qua câu chuyện, em cảm thấy Ke-ly là người như thế nào?

  1. Chăm chỉ, có tài, thân thiện.
  2. Hòa đồng, tự tin, dũng cảm.
  3. Tự tin, tài giỏi, biết ơn người giúp đỡ mình.
  4. Hăng hái, nhiệt tình, thân thiện.

Câu 5: Nội dung của câu chuyện là gì?

  1. Sự khó khăn, vất vả kiếm sống của Ke-ly.
  2. Kể về quá trình trở thành bác sĩ của Ke-ly.
  3. Thể hiện lòng tốt cô bé dành cho Ke-ly và sự trả ơn của Ke-ly dành cho cô bé. Đồng thời thể hiện lòng tốt giữa con người với con người.
  4. Ca ngợi lòng tốt của cô bé mắc bệnh hiểm nghèo.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì?

  1. Giúp đỡ người khác sẽ được trả ơn.
  2. Đôi khi, chúng ta sẽ nhận lại được rất nhiều điều tốt đẹp từ sự cho đi của mình. 
  3. Cho đi thật nhiều thì sẽ được nhận lại.
  4. Người tốt lúc nào cũng sẽ được báo đáp.

Câu 2: Em học được gì qua câu chuyện?

  1. Phải biết giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn với sự chân thành và sẻ chia.
  2. Giúp đỡ người khác chính là cho thêm bản thân mình một cơ hội, một sự lựa chọn tốt hơn.
  3. Cả A và B.
  4. Giúp đỡ người khác không đem lại lợi ích gì cho mình.

Câu 3: Tìm tính từ trong câu sau?

Rời căn nhà, cậu cảm thấy ấm áp, tự tin hơn.

  1. Căn nhà.
  2. Cảm thấy.
  3. Ấm áp, tự tin.
  4. Căn nhà, ấm áp.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài đọc nào dưới đây cũng nói về lòng tốt giữa con người với nhau?

  1. Người thiếu niên anh hùng.
  2. Đồng cỏ nở hoa.
  3. Sự tích hồ Ba Bể.
  4. Về thăm bà.

Câu 2: Qua bài đọc, em thấy ý nghĩa, vai trò của lòng tốt trong cuộc sống là gì?

  1. Việc chúng ta có lòng tốt yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ mọi người làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.
  2. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.
  3. Mỗi người sống yêu thương, chan hòa một chút thì cuộc sống này sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm tiếng việt 4 bài 5: Một li sữa (Đọc)

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net