Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng việt 4 Chân trời ( đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng việt 4 Chân trời ( đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: TIẾNG VIỆT 4 - CTST

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

CHUYỆN BÁN HÀNG

Những người bán ớt sẽ luôn gặp phải câu hỏi như thế này, “ớt của anh (chị) có cay không?”, gặp câu hỏi như thế thì phải trả lời sao đây nhỉ?

Nếu nói cay, những người sợ cay, họ sẽ bỏ đi ngay; còn nếu bảo không cay, cũng có thể khách hàng lại là người thích ăn cay, như vậy việc làm ăn lại gặp rủi ro.

Một ngày kia, không có việc gì làm, tôi đến đứng bên cạnh chiếc xe ba gác của một chị bán ớt, thử xem chị ấy giải quyết hai vấn đề hoàn toàn tương phản này như thế nào.

Nhân lúc không có người đến mua, tôi cố làm ra vẻ thông minh mà nói với chị ấy rằng: “Chị hãy chia số ớt này thành hai đống đi, nếu có người muốn mua cay thì cho họ đống này, còn nếu không, thì cho họ đống kia”. Chị bán ớt cười với tôi, dịu dàng nói: “Không cần đâu!” Đang nói thì một người đến mua, và điều thần kỳ đã xảy ra, rốt cuộc bà chủ đã nói thế nào nhỉ? Hãy mau xem tiếp...

      Quả nhiên chính là hỏi câu đó: “Ớt của chị có cay không?” Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng: “Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay!” Người mua ngỡ là thật, chọn xong liền trả tiền, vui lòng mà đi. Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu.

      Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó: “Ớt của chị có cay không?” Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một cái, liền mở miệng nói... Lần này bà chủ trả lời: “Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!” Quả nhiên, người mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa. Kết quả lần này chính là, ớt dài rất nhanh đã hết sạch.

      Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại, trong lòng tôi nghĩ: “Lần này xem chị còn nói thế nào đây?” Tuy thế, khi một khách hàng khác hỏi: “Ớt có cay không?” Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng: “Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!”. Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi cả nửa ngày trời, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nên nhũn đi. Chị bán ớt bán xong số ớt của mình, trước khi đi, chị nói với tôi rằng: “Cách mà cậu nói đó, thật ra những người bán ớt chúng tôi đều biết cả, còn cách của tôi thì chỉ có mình tôi biết thôi”. Thật là thần kỳ vậy! Chỉ cần một chút khéo léo, bà chủ đã bán ớt nhanh hơn.

Truyenngan.com.vn

Câu 1 (0,5 điểm). Lần đầu tiên chị bán ớt nói cho khách hàng mua ớt lựa chon theo tiêu chí nào?

A. Màu vàng thì cay, màu nhạt thì không cay

B. Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay

C. Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay

Câu 2 (0,5 điểm). Lần thứ ba, chị bán ớt nói cho khách mua ớt lựa chon theo tiêu chí nào?

A. Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay

B. Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay

C. Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay

Câu 3 (0,5 điểm). Qua cách bán ớt, em thấy chị bán ớt là người như thế nào?

A. Là người hay thay đổi.

B. Là người thông minh, khéo léo trong bán hàng.

C. Là người không biết kinh doanh.

Câu 4 (0,5 điểm). Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?

A. Nên khéo léo xử lí các tình huống trong cuộc sống.

B. Nên học cách kinh doanh.

C. Tìm mọi cách để bán được hàng.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Cho các từ ngữ sau: xinh đẹp, lộng lẫy, tươi đẹp, hùng vĩ, rực rỡ, tráng lệ, xinh xắn, huy hoàng. Xếp các từ ngữ trên vào hai nhóm:

a. Từ ngữ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người.

b. Từ ngữ chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật.

Câu 6 (2,0 điểm). Thêm vị ngữ thích hợp vào những câu sau:

a. Ngoài đồng, ………..

b. Trong thư viện, ………..

c. Để chuẩn bị cho lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, ………..

d. Gia đình tôi ……….. bằng máy bay.

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)

Mùa thảo quả

Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ duới đáy rừng.

Theo Ma Văn Kháng

Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)

Đề bài: Viết bài văn miêu tả loại cây bóng mát ở trường của em.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm) 

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

C

C

B

A

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm): Mỗi câu đúng được 1,0 điểm

a. Từ ngữ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người: xinh đẹp, lộng lẫy, xinh xắn, rực rỡ.

b. Từ ngữ chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật: tươi đẹp, hùng vĩ, tráng lệ, huy hoàng.

Câu 6 (2,0 điểm) 

a. Ngoài đồng, đàn trâu đang ung dung gặm cỏ.

b. Trong thư viện, các em học sinh đang ngồi đọc sách.

c. Để chuẩn bị cho lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, nhà trường tổ chức một cuộc thi biểu diễn văn nghệ.

d. Gia đình tôi đi du lịch Nha Trang bằng máy bay.

B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 7

(1,5 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ 

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu 

+ Nếu có 0 - 4 lỗi: - 0,5 điểm

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày:

+ Nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng: 0,25 điểm

+ Nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ: 0 điểm

0,25 điểm

1,0 điểm

 

 

 

0,25 điểm

Câu 8

(2,5 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng

A. Mở bài (0,5 điểm)

Giới thiệu loại cây bóng mát ở trường của em

B. Thân bài (0,75 điểm)

- Vị trí cây ở đâu?

- Tả bao quát cây

- Tả chi tiết các bộ phận của cây

- Công dụng

- Kể một kỉ niệm của em với loại cây đó

C. Kết bài (0,5 điểm)

Nêu tình cảm, cảm xúc của em với loại cây đó.

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

1,75 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

 

1

 

1

 

4

0

2,0

Luyện từ và câu

 

1

 

 

 

1

2

0

4,0

Luyện viết chính tả

 

 

 

1

 

 

0

1

1,5

Luyện viết bài văn

 

 

 

 

 

1

0

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

2

1

1

1

1

2

6

2

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

2,0

0,5

1,5

0,5

4,5

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

3,0 

30%

2,0

20%

5,0

50%

10,0

100%

10,0

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

 

Nhận biết

- Xác định được các chi tiết trong bài.

 

2

 

C1, 2

Kết nối

- Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc.

 

1

 

C3

Vận dụng

- Rút ra bài học từ câu chuyện.

 

1

 

C4

CÂU 5 – CÂU 6

2

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Phân loại các từ ngữ thuộc chủ đề Cái đẹp.

 

1

C5

 

Vận dụng

- Điền vị ngữ thích hợp vào câu, câu đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa hợp lí, đúng chính tả.

 

1

C6

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

1

 

 

 

1. Luyện viết chính tả

Kết nối

- Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài.

 

1

C7

 

Câu 2

1

 

 

 

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Miêu tả được một loại cây bóng mát ở trường cảu em. 

- Kết hợp miêu tả với kể chuyện để kể lại một kỉ niệm của em với loại cây đó.

- Bày tỏ tình cảm chân thành, trong sáng.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

 

1

C8

 

Tìm kiếm google: Đề thi Tiếng việt 4 Chân trời, bộ đề thi ôn tập theo kì Tiếng việt 4 Chân trời, đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo.

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net