A. TIẾNG VIỆT (4,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC
Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ:
- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ?
Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:
- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à?
Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:
- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.
Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:
- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.
Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:
- Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.
Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:
- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.
(Lê Ngọc Huyền)
Câu 1 (0,5 điểm). Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?
A. Tác dụng của nước.
B. Hình dáng của nước.
C. Mùi vị của nước.
Câu 2 (0,5 điểm). Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau?
A. Nước có hình chiếc cốc.
B. Nước có hình cái bát.
C. Nước có hình của vật chứa nó.
Câu 3 (0,5 điểm). Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?
A. Nước không có hình dáng nhất định, có hình của vật chứa nó.
B. Nước có hình dáng nhất định.
C. Nước tồn tại ở thể rắn, thể lỏng và thể khí.
Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt?
A. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.
B. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác.
C. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận.
2. Luyện từ và câu (2,0 điểm)
Câu 5 (1,0 điểm). Tìm và viết lại cho đúng tên riêng của các cơ quan, tổ chức trong các câu sau:
Sau buổi tham quan, các anh chị hướng dẫn viên của công ti du lịch Cánh Buồm Nâu đã tổ chức cho các thành viên câu lạc bộ em yêu khoa học chơi một số trò chơi vận động ở bãi biển.
Câu 6 (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu đã cho dưới đây:
a. Dưới ánh nắng, dòng sông trôi lững lờ.
b. Những con sóng liên tục xô vào ghềnh đá.
c. Từ xa, chúng tôi đã nghe thấy tiếng thác đổ ầm ầm.
d. Phố tôi có một cây bàng.
B. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 7. Viết đoạn văn (2,0 điểm)
Đề bài: Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) liệt kê những việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ cây xanh, trong đoạn văn có dùng dấu gạch ngang.
Câu 8. Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài: Viết bài văn tả một vườn hoa mà em thích.
A. TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
B | C | C | C |
2. Luyện từ và câu (2,0 điểm)
Câu 5 (1,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
- Công ti Du lịch Cánh Buồm Nâu
- Câu lạc bộ Em yêu khoa học
Câu 6 (1,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
a. Dưới ánh nắng, dòng sông trôi lững lờ.
CN VN
b. Những con sóng liên tục xô vào ghềnh đá.
CN VN
c. Từ xa, chúng tôi đã nghe thấy tiếng thác đổ ầm ầm.
CN VN
d. Phố tôi có một cây bàng.
CN VN
B. LÀM VĂN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 7 (2,0 điểm) | 1. Viết đúng hình thức, yêu cầu của đoạn văn. - Liệt kê được những việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ cây xanh. - Sử dụng dấu gạch ngang. 2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. | 1,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
Câu 8 (4,0 điểm) | 1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng Tham khảo dàn ý bài văn tả vườn hoa dưới đây: A. Mở bài (0,75 điểm) Giới thiệu bao quát: Hằng ngày, khi ông mặt trời thức dậy, em ra vườn hoa nhỏ bé của nhà tập thể dục và dành ít phút ngắm nhìn vườn hoa xinh xinh này. B. Thân bài (1,75 điểm) Tả cảnh vật trong vườn hoa: - Màn sương đang tan dần, khoảnh vườn đang tỉnh giấc. - Những hạt sương đêm còn long lanh đọng trên nhành cây, kẽ lá. - Cây cối trong vườn tươi tắn, những bông hoa đua nhau nở khoe sắc dưới ánh nắng bình minh. - Những cánh hoa nở tung rực rỡ, mỗi loài hoa một màu sắc, một hương vị, một vẻ đẹp. - Hương vị ngọt ngào đã quyến rũ ong bướm múa lượn bên những khóm hoa. - Những hạt sương tan dần tạo thành muôn lạch nước nhỏ xíu. - Cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. - Mặt trời lên, ánh nắng chiếu lấp lánh khiến khu vườn rạng rỡ một màu xanh đầy sức sống. - Vài chú chim ghé qua hót líu lo nghe thật vui tai. C. Kết bài (0,75 điểm) Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em đối với vườn hoa.
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… * Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. | 3,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 |
| 2 |
|
|
| 4 | 0 | 2,0 |
Luyện từ và câu |
| 1 |
| 1 |
|
| 0 | 2 | 2,0 |
Luyện viết đoạn văn |
|
|
|
|
| 1 | 0 | 1 | 2,0 |
Luyện viết bài văn |
|
|
|
|
| 1 | 0 | 1 | 4,0 |
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 2 | 1 |
| 2 | 4 | 4 | 8 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 |
| 6,0 | 2,0 | 8,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 2,0 20% | 2,0 20% | 6,0 60% | 10,0 100% | 10,0 |
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Xác định được các chi tiết trong bài. |
| 2 |
| C1, 2 |
Kết nối | - Liên hệ kiến thức về từ loại tính từ để xác định tính từ trong câu văn. - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học. |
| 2 |
| C3, 4 | |
CÂU 5 – CÂU 6 | 3 |
|
|
| ||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Nhận diện được thành phần chính của câu. | 0,5 |
| C6 |
|
Kết nối | - Viết được đúng tên các cơ quan, tổ chức. - Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu. | 1,5 |
| C5, C6 |
| |
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 7 | 1 |
|
|
| ||
1. Luyện viết đoạn văn | Vận dụng | - Nắm được hình thức của đoạn văn. - Liệt kê được những việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ cây xanh. - Sử dụng được dấu gạch ngang. |
|
| C7 |
|
Câu 8 | 1 |
|
|
| ||
2. Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Miêu tả được vườn hoa. - Bày tỏ được suy nghĩ, cảm xúc về vườn hoa. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. |
|
| C8 |
|