A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Văn hóa Đông Sơn là gì?
- Nền văn hóa của một thời kì lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở những di vật tìm được ở Đông Sơn, Thanh Hóa.
- Nền văn hóa được hình thành ở vùng Đông Sơn, Thanh Hóa từ thời Pháp thuộc.
- Nền văn hóa lâu đời, vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
- Nền văn hóa hiện đại được hình thành ở vùng Đông Sơn, Thanh Hóa.
Câu 2: Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hóa Đông Sơn là gì?
- Bộ sưu tập đồ cổ hết sức đáng giá.
- Bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú.
- Bộ sưu tập hiện vật cổ từ thời xa xưa.
- Bộ sưu tập đồng xu cổ.
Câu 3: Trống đồng Đông Sơn đa dạng về gì?
- Hình dáng, kích thước.
- Phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.
- Cả A và B.
- Cách điêu khắc hoa văn.
Câu 4: Hoa văn là gì?
- Hình bông hoa.
- Hình trang trí trên đồ vật.
- Hình bông hoa xòe năm cánh.
- Hình vẽ trên hiện vật.
Câu 5: Giữa mặt trống đồng Đông Sơn là hình gì?
- Hình bông hoa năm cánh nở rộ.
- Hình ngôi sao năm cánh tỏa ra.
- Hình ngôi sao ba cánh ghép với bông hoa năm cánh.
- Hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh.
Câu 6: Tiếp đến là những hình gì trên mặt trống?
- Những hình tròn đồng tâm.
- Hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền.
- Hình chim bay, hươu nai có gạc.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình gì?
- Hình ảnh con người hòa với thiên nhiên.
- Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ.
- Hình ảnh con người lớn mạnh.
- Hình ảnh con người chung sống hòa thuận với nhau.
Câu 8: Hình ảnh con người lao động, đánh cá, săn bắn; con người đánh trống, thổi kèn; con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh cho thấy điều gì?
- Con người có tham vọng chinh phục thiên nhiên.
- Con người thuần hậu, hiền hòa, mang tính nhân bản sâu sắc.
- Con người chất phác, thật thà, nhẹ dạ cả tin.
- Con người dần dần trưởng thành và phát triển.
Câu 9: Bên cạnh và xung quanh con người đầy ý thức làm chủ ấy còn có gì?
- Những cánh cò bay lả bay la.
- Những chim Lạc, chim Hồng.
- Những đàn cá lội tung tăng.
- Cả A, B, C.
Câu 10: Hình tượng ghép đôi muông thú, nam nữ còn nói lên điều gì?
- Sự khát khao cuộc sống ấm no, yên vui của người dân.
- Sự mưu cầu hạnh phúc của con người.
- Sự khát khao được sống bên cạnh gia đình.
- Sự hạnh phúc khi được sống bên cạnh gia đình, người thân.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Những hình ảnh về con người và thiên nhiên trên trống đồng nói lên điều gì?
- Thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người.
- Ước muốn hòa mình vào thiên nhiên.
- Mong ước làm chủ cuộc sống của con người.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam?
- Vì trống đồng là cổ vật lâu đời có giá trị kinh tế.
- Vì trống đồng là dấu tích ghi lại nền văn hóa lâu đời của dân tộc ta.
- Vì trống đồng do người xưa làm ra.
- Vì trên trống đồng có những văn tự cổ.
Câu 3: Vì sao hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng?
- Vì khi làm ra trống đồng, dân tộc ta muốn thể hiện rõ ý thức làm chủ đất nước, ý thức lao động sáng tạo, ý thức hòa mình với thiên nhiên và niềm khao khát được sống hòa bình hạnh phúc.
- Vì dân tộc ta muốn thể hiện rõ ý thức làm chủ cuộc sống.
- Vì dân tộc ta từ lâu đã nhận thức được tầm quan trọng của lao động.
- Vì khi làm ra trống đồng, dân tộc ta muốn thể hiện rõ vị thế của mình cho bên ngoài thấy.
Câu 4: Nội dung của bài đọc là gì?
- Sự hình thành của nền văn hóa Đông Sơn.
- Lịch sử hình thành trống đồng Đông Sơn.
- Giới thiệu về hoa văn trên trống đồng Đông Sơn.
- Giới thiệu về nền văn hóa Đông Sơn thể hiện qua trống đồng.
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là đúng về trống đồng Đông Sơn?
- Trống đồng ghi lại và phản ánh trình độ văn minh của người Việt cổ xưa. Nó chính là bằng chứng nói lên rằng dân Việt Nam là một dân tộc có một nền văn hóa từ lâu đời.
- Trống đồng Đông Sơn được hình thành từ thời Pháp thuộc.
- Trống đồng Đông Sơn chỉ đa dạng về hình dáng.
- Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người làm chủ thiên nhiên.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Qua bài đọc, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
- Thế hệ sau này phải biết giữ gìn trống đồng Đông Sơn, không được để nó bị mai một.
- Thể hiện niềm tự hào của một dân tộc có nền văn hóa lâu đời mà hiện nay con cháu các thế hệ người Việt Nam cần giữ gìn và phát triển.
- Các thế hệ sau này phải tìm hiểu về nguồn gốc hình thành và lịch sự phát triển của trống đồng Đông Sơn.
- Thế hệ sau này phải hiểu về các hình ảnh xuất hiện trên hoa văn trống đồng.
Câu 2: Ý nghĩa bài đọc Trống đồng Đông Sơn?
- Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với hoa văn rất đặc sắc, là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam.
- Những hình vẽ, hoa văn và họa tiết trên trống đồng rất đẹp.
- Chim Lạc, chim Hồng là biểu tượng của dân tộc ta.
- Chính giữa mặt trống đồng là hình ngôi sao nhiều cánh.
Câu 3: Tìm động từ chỉ hoạt động của vật trong câu sau?
Bên cạnh và xung quanh con người đầy ý thức làm chủ ấy là những cánh cò bay lả bay la, những chim Lạc, chim Hồng, những đàn cá lội tung tăng…
- Ý thức.
- Bay.
- Lội.
- Cả B và C.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Trống đồng Đông Sơn là biểu tượng của cái gì?
- Trống đồng Đông Sơn đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của nền văn hoá dân tộc Việt Nam.
- Trống đồng là thông điệp làm nên biểu tượng tập trung nhất những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội, và là quyền uy của một nhà nước được xác lập đầu tiên trên đất nước ta – Nhà nước Hùng Vương.
- Trống đồng là biểu tượng của quyền lực hay những lễ hội, tôn giáo.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Sản phẩm nào dưới đây cũng là biểu tượng của văn hóa dân tộc Việt Nam?
- Hoa sen.
- Áo dài.
- Cái liềm.
- Cái búa.