Trắc nghiệm Tiếng việt 4 CTST bài 3: Sáng tháng năm (Đọc)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Sáng tháng năm (Đọc). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ Sáng tháng Năm do ai sáng tác?

  1. Bảo Ngọc.
  2. Tố Hữu.
  3. Võ Thành An.
  4. Xuân Quỳnh.

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  1. Thơ lục bát.
  2. Thơ sáu chữ.
  3. Thơ năm chữ.
  4. Thơ tự do.

Câu 3: Câu thơ nào dưới đây thể hiện cảm xúc của tác giả khi lên thăm Bác Hồ?

  1. Vui sao một sáng tháng Năm / Đường về Việt bắc lên thăm Bác Hồ.
  2. Bác kêu con đến bên bàn / Bác ngồi bác viết, nhà sàn đơn sơ.
  3. Suối dài xnah mướt nương ngô / Bốn phương lồng lộng Thủ đô gió ngàn.
  4. Bàn tay con nắm tay cha / Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.

Câu 4: Con đường về Việt Bắc hiện lên qua những hình ảnh nào?

  1. Suối dài, nhà sàn, chim bay.
  2. Suối dài, nương ngô, Thủ đô gió ngàn.
  3. Núi cao, gió to, mưa bão.
  4. Đất bùn, núi cao, suối dài.

Câu 5: Thủ đô gió ngàn được hiểu như thế nào?

  1. Chỉ Hà Nội ngày lộng gió.
  2. Chỉ rừng núi Việt Bắc – nơi Bác Hồ và Chính phủ làm việc trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
  3. Chỉ con đường lên Việt Bắc.
  4. Chỉ vùng chiến khu nơi quân đội ta chiếm đóng.

Câu 6: Câu thơ nào nhắc đến nơi ở và làm việc của Bác Hồ?

  1. Bác kêu con đến bên bàn.
  2. Bác ngồi Bác viết, nhà sàn đơn sơ.
  3. Con bồ câu trắng ngây thơ.
  4. Nó đi tìm thóc quanh bò công văn.

Câu 7: Từ “bồ” trong bài thơ nghĩa là gì?

  1. Đồ đựng làm bằng gỗ.
  2. Đồ đựng đeo ra sau lưng.
  3. Đồ đựng đan bằng tre, nứa.
  4. Đồ đựng để đeo lên đồi.

Câu 8: Hình ảnh Bác Hồ như một người cha tôn kính và cực kì gần gũi với mọi người được nhà thơ thể hiện qua câu thơ nào?

  1. Bàn tay con nắm tay cha / Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.
  2. Bác kêu con đến bên bàn / Bác ngồi Bác viết, nhà sàn đơn sơ.
  3. Lát rồi, chim nhé, chim ăn / Bác Hồ còn bận khách văn đến nhà.
  4. Vui sao một sáng tháng Năm / Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ.

Câu 9: Câu thơ nào cho thấy tác giả đã dùng những hình ảnh kì vĩ, tươi đẹp, vĩnh hằng để ví với Bác?

  1. Suối dài xanh mướt nương ngô.
  2. Bốn phương lồng lộng Thủ đô gió ngàn.
  3. Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non.
  4. Con bồ câu trắng ngây thơ.

Câu 10: Câu thơ nào cho thấy Bác Hồ đang tiếp khách bàn công việc?

  1. Lát rồi, chim nhé, chim ăn / Bác Hồ còn bận khách văn đến nhà.
  2. Con bồ câu trắng ngây thơ / Nó đi tìm thóc quanh bô công văn.
  3. Bàn tay con nắm tay cha / Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.
  4. Vui sao một sáng tháng Năm / Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Đoạn thơ mở đầu cho ta thấy điều gì?

  1. Cảnh phóng khoáng của chiến khu Việt Bắc.
  2. Sự náo nức, hồ hởi của tác giả khi được lên thăm Bác.
  3. Cả A và B.
  4. Cảnh núi rừng âm u hiểm trở.

Câu 2: Khổ thơ thứ hai cho chúng ta biết những gì về nơi Bác Hồ ở và làm việc?

  1. Sự đơn sơ, bình dị, mộc mạc trong nơi ở và làm việc của Bác Hồ.
  2. Sự xa hoa hào nhoáng trong nơi ở và làm việc của Bác Hồ.
  3. Sự nghèo nàn, đói kém của vùng chiến khu Việt Bắc.
  4. Sự lạc hậu, thô sơ trong nơi ở của Bác.

Câu 3: Hai dòng thơ cuối bài khẳng định điều gì?

  1. Bác Hồ to lớn, vĩ đại trong mắt tác giả cũng như trong mắt nhân dân Việt Nam.
  2. Thể hiện sự ngưỡng mộ, ca ngợi Bác của tác giả, của nhân dân Việt Nam.
  3. Cuộc đời, tâm hồn, tình cảm, tư tưởng... của Bác vĩ đại, lớn lao, cao cả như bầu trời, biển cả, nước non mà gần gũi, bình dị như ruộng đồng quê hương đất nước.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Bài thơ phần lớn sử dụng thơ như thế nào?

  1. Tự do, phóng túng.
  2. Nhẹ nhàng, trầm lắng.
  3. Vui tươi, hồn nhiên.
  4. Hào hứng, dồn dập.

Câu 5: Bài thơ có nội dung gì?

  1. Miêu tả nơi Bác Hồ sinh sống.
  2. Bộc lộ tình cảm da diết và sự biết ơn to lớn của nhà thơ đối với Bác Hồ kính yêu.
  3. Thể hiện sự tôn kính của nhà thơ đối với Bác Hồ.
  4. Kể về cuộc sống của Bác Hồ trên chiến khu Việt Bắc.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Qua bài thơ, em hiểu thêm điều gì về Bác?

  1. Bác là một người thanh cao, liêm khiết và chính trực.
  2. Bác sống rất giản dị.
  3. Bác yêu nước, thương dân, bác là một người cha của dân tộc.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Hình tượng thơ mang màu sắc gì?

  1. Cổ điển.
  2. Hiện đại.
  3. Ca dao.
  4. Chèo cổ.

Câu 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu sau là gì?

Lát rồi, chim nhé, chim ăn

Bác Hồ cò bận khách văn đến nhà

  1. So sánh.
  2. Nhân hóa.
  3. Lặp từ.
  4. Từ láy.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài thơ nào dưới đây cũng viết về Bác Hồ?

  1. Cháu thăm nhà Bác của Vân Long.
  2. Điều kì diệu của Huỳnh Mai Liên.
  3. Gặt chữ trên non của Bích Ngọc.
  4. Quả ngọt cuối mùa của Võ Thành An.

Câu 2: Qua bài thơ, em học thêm được điều gì từ bác Hồ?

  1. Phải yêu nước thương dân.
  2. Hãy sống giản dị, không màu mè.
  3. Toàn tâm toàn ý cống hiến cuộc đời cho Tổ quốc.
  4. Hãy là chính mình.

Đáp án trắc nghiệm

 

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm tiếng việt 4 bài 3: Sáng tháng năm (Đọc)

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com