A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Đoạn văn là gì?
- Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định.
- Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
- Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày nhiều ý nội dung. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
- Bao gồm một số câu được viết liên tục, có thể xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
Câu 2: Khi viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện cần làm gì?
- Giới thiệu câu chuyện.
- Nêu những lí do khiến em thích câu chuyện.
- A, B đều không đúng.
- A, B đều đúng.
Câu 3: Câu mở đầu của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện thường là gì?
- Giới thiệu câu chuyện em thích hoặc ấn tượng đặc biệt về câu chuyện.
- Nêu nội dung câu chuyện mình thích.
- Nêu nhận xét, cảm nghĩ của mình về câu chuyện.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 4: Các câu tiếp theo của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện thường là gì?
- Thuật lại diễn biến câu chuyện.
- Nêu những lí do cụ thể khiến em thích câu chuyện (nội dung, lời kể…).
- Cảm nghĩ của em về nhân vật trong câu chuyện đó.
- Liệt kê các sự việc đã diễn ra.
Câu 5: Phần kết thúc của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện thường là gì?
- Kể lại diễn biến câu chuyện.
- Khẳng định ý nghĩa câu chuyện.
- Rút ra bài học từ câu chuyện.
- Nêu suy nghĩ hoặc mong muốn sau khi đọc câu chuyện.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Em có thể giới thiệu những gì về câu chuyện mình đã đọc?
- Tên câu chuyện.
- Cảm nhận chung.
- Nhân vật của câu chuyện.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Các câu chuyện nào dưới đây về tình bạn?
- Những ngày hè tươi đẹp.
- Cô bé ấy đã lớn.
- Về thăm bà.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Lí do nào khiến em thích câu chuyện đó?
- Nội dung.
- Nhân vật.
- Lời kể.
- Tất cả các ý trên.
Câu 4: Những lưu ý khi triển khai viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là gì?
- Cần giới thiệu được câu chuyện em có ấn tượng đặc biệt.
- Cần nêu được lí do em thích câu chuyện và tình cảm của em đối với câu chuyện.
- Chú ý cách dùng từ ngữ.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Ý nào sau đây là đúng?
- Phần triển khai của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là giới thiệu người câu chuyện em thích.
- Phần kết thúc của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là kể lại nội dung câu chuyện.
- Phần mở đầu của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là giới thiệu tên, cảm nhận của em về câu chuyện.
- Phần mở đoạn là kể, tả lại những gì em đã đọc được trong câu chuyện.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Khi đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong đoạn văn đã viết, cần phải lưu ý điều gì?
- Xem các ý trong đoạn văn sắp xếp đã phù hợp hay chưa.
- Xem từ ngữ nào dùng chưa chính xác.
- Xem câu nào diễn đạt chưa rõ ý, kiểm tra lỗi chính tả.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Từ nào dưới đây thể hiện cảm xúc của em khi đọc một câu chuyện em thích?
- Hứng thú.
- Bổ ích.
- Thú vị.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Ở các câu văn tiếp theo của đoạn văn, em có thể nêu những lí do gì khiến mình thích câu chuyện?
- Lời kể thú vị.
- Hình ảnh miêu tả vô cùng sống động.
- Các chi tiết hấp dẫn, đầy sáng tạo.
- Tất cả các đáp án trên.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Lời kể sinh động của câu chuyện được biểu hiện qua yếu tố nào dưới đây?
- Cách dùng từ (từ gợi tả âm thanh, màu sắc…).
- Cách viết câu (câu hỏi, câu cảm…).
- Cả A và B đều đúng.
- Cả A và B đều sai.
-----------Còn tiếp --------