A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Danh từ là gì?
- Là những hư từ.
- Là từ chỉ sự vật: người, vật, con vật, thời gian, hiện tượng tự nhiên…
- Là những từ chỉ hành động của con người, sự vật…
- Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật…
Câu 2: Dưới đây đâu là từ chỉ người?
- Bác sĩ.
- Chiều tối.
- Sáng sớm.
- Cây cối.
Câu 3: Câu văn sau có mấy danh từ?
Ngô, cỏ voi và những loại cỏ khác đón những cơn mưa mùa hạ vươn lên xanh ngắt.
- 6 danh từ.
- 5 danh từ.
- 4 danh từ.
- 3 danh từ.
Câu 4: Từ nào dưới đây là từ chỉ hiện tượng tự nhiên?
- Chiều tối.
- Bình minh.
- Ban ngày.
- Lốc xoáy.
Câu 5: Những từ “học sinh, thầy giáo, bác sĩ, công nhân” là danh từ chỉ gì?
- Danh từ chỉ vật.
- Danh từ chỉ người.
- Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên.
- Danh từ chỉ thời gian.
Câu 6: Từ nào dưới đây là từ chỉ thời gian?
- Sáng sớm.
- Cái bút.
- Bão lũ.
- Ruộng lúa.
Câu 7: Từ nào dưới đây là danh từ chỉ vật?
- Hôm nay.
- Ruộng ngô.
- Sóng thần.
- Bạn bè.
Câu 8: Từ nào dưới đây là danh từ?
- Cỏ.
- Ăn.
- Xấu.
- Cao.
Câu 9: Tìm danh từ trong câu sau?
Em vui bước trên con đường đầy màu xanh.
- Em, bước, xanh.
- Em, con đường.
- Em, còn đường, màu xanh.
- Bước, con đường, màu xanh.
Câu 10: Tìm danh từ trong câu sau?
Những cơn mưa ở mùa vụ tiếp theo giúp các cánh đồng dần xanh tươi trở lại.
- Cơn mưa, mùa vụ, tiếp theo, giúp, cánh đồng.
- Cơn mưa, mùa vụ, các cánh đồng, xanh tươi, trở lại.
- Cơn mưa, mùa vụ, các cánh đồng.
- Mùa vụ, giúp, các cánh đồng.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Tìm danh từ trong câu sau và cho biết chúng thuộc nhóm nào?
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
- Chuồn chuồn – chỉ vật; mưa, nắng, râm – chỉ hiện tượng tự nhiên.
- Chuồn chuồn – chỉ con vật; mưa, nắng – chỉ thời gian.
- Chuồn chuồn – chỉ con vật; mưa, nắng, râm – chỉ hiện tượng tự nhiên.
- Chuồn chuồn – chỉ cây cối; mưa, nắng – chỉ hiện tượng tự nhiên.
Câu 2: Trong câu sau, từ gạch chân nào là danh từ chỉ người, từ gạch chân nào là danh từ chỉ vật?
Cô giáo chỉ lên bảng và hướng dẫn học sinh đọc bài.
- “Cô giáo” là danh từ chỉ người; “bảng”, “học sinh” là danh từ chỉ vật.
- “Cô giáo”, “bảng” là danh từ chỉ người; “học sinh” là danh từ chỉ vật.
- “Cô giáo”, “học sinh” là danh từ chỉ người; “bảng” là danh từ chỉ vật.
- “Cô giáo”, “bảng” là danh từ chỉ vật; “học sinh” là danh từ chỉ người.
Câu 3: Trong câu sau, từ gạch chân nào là danh từ chỉ người, từ gạch chân nào là danh từ chỉ vật?
Bố đi câu về, không một lần nào là chúng tôi không có quà.
- “Bố”, “chúng tôi” là danh từ chỉ người; “quà” là danh từ chỉ vật.
- “Bố” là danh từ chỉ người; “chúng tôi”, “quà” là danh từ chỉ vật.
- “Bố”, “quà” là danh từ chỉ người; “chúng tôi” là danh từ chỉ vật.
- “Chúng tôi” là danh từ chỉ người; “bố”, “quà” là danh từ chỉ vật.
Câu 4: Câu ca dao sau có bao nhiêu danh từ?
Tháng Chạp là tháng trồng khoai,
Tháng Giêng trồng đậu, tháng Hai trồng cà.
Tháng Ba cày vỡ ruộng ra,
Tháng Tư làm mạ mưa sa đầy đồng.
- 10 từ.
- 11 từ.
- 12 từ.
- 13 từ.
Câu 5: Trong đoạn thơ sau có mấy danh từ?
Đôi bàn tay be bé
Nhanh nhẹn ai biết không?
Chiều tưới cây cho ông
Tối chép thơ tặng bố.
- 6 từ.
- 7 từ.
- 8 từ.
- 9 từ.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Tìm danh từ chỉ vật trong đoạn sau?
Cánh đồng thênh thang gió nắng. Cái xóm nhỏ ngó ra con kênh. Không gian sống động đến nỗi có thể cảm nhận được mùi hương của bông súng nở trong đĩa, tiếng con chim tu hú gọi bầy tao tác, cá quẫy dưới váng bèo.
- Cánh đồng, gió, xóm, con kênh, bông súng, đĩa, chim tu hú, cá, váng bèo.
- Thênh thang, gió nắng, nhỏ, nhó ra, sống động, mùi hương, tu hú.
- Gió nắng, xóm nhỏ, con kênh, bông súng, chim tu hú, gọi bầy, váng bèo.
- Cánh đồng, gió, ngó ra, con kênh, không gian, mùi hương, gọi bầy.
Câu 2: Từ “tình thân” là loại danh từ gì?
- Danh từ chỉ sự vật.
- Danh từ chỉ người.
- Danh từ chỉ đơn vị.
- Danh từ chỉ khái niệm.
Câu 3: Từ “chiến tranh” là loại danh từ gì?
- Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên.
- Danh từ chỉ hiện tượng xã hội.
- Danh từ chỉ đơn vị.
- Danh từ chỉ khái niệm.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Dưới đây đâu là danh từ chỉ khái niệm?
- Đạo đức, cây cối.
- Nhân sinh, cây cỏ.
- Học hành, thôn xã.
- Tính nết, ý thức.
Câu 2: Dưới đây đâu là nhóm danh từ đối lập?
- Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ hiện tượng.
- Danh từ chung và danh từ riêng.
- Danh từ chỉ khái niệm và danh từ chung.
- Danh từ chỉ khái niệm và danh từ chỉ đơn vị.