Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng việt 4 Chân trời ( đề tham khảo số 2)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng việt 4 Chân trời ( đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: TIẾNG VIỆT 4 - CTST

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm: 

CHIẾC LÁ

Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

- Bạn đừng giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa rất biết ơn bạn?

- Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ.

- Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?

- Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.

- Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.

- Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi – những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến.

Câu 1 (0,5 điểm). Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá?

A. Vì là suốt đời chỉ là chiếc lá bình thường.

B. Vì lá đem lại sự sống cho cây.

C. Vì lá có lúc biến thành mặt trời.

Câu 2 (0,5 điểm). Nhận xét nào sau đây nêu đúng đặc điểm chiếc lá trong câu chuyện?

A. Nhỏ bé khiêm tốn sống một cuộc sống tươi đẹp rực rỡ đầy hương sắc.

B. Nhỏ bé khiêm tốn sống một cuộc đời bình dị nhưng rất ý nghĩa. 

C. Nhỏ bé nhưng kiêu căng sống một cuộc đời rất bình thường.

Câu 3 (0,5 điểm). Trong câu “Chim sâu hỏi chiếc lá” sự vật nào được nhân hóa?

A. Chỉ có chiếc lá được nhân hóa.

B. Chỉ có chim sâu được nhân hóa.

C. Cả chim sâu và chiếc lá được nhân hóa.

Câu 4 (0,5 điểm). Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

A. Lá đóng vai trò quan trọng đối với cây.

B. Vật bình thường mới đáng quý.

C. Hãy biết quý trọng những người bình thường.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:

a. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi thơm.

b. Từ phía chân trời, trong làn sương mù, mặt trời buổi sớm đang từ từ mọc lên.

Câu 6 (2,0 điểm). Nối các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao ở cột trái với nội dung, ý nghĩa ở cột phải sao cho tương ứng.

1. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

a. Người thanh lịch thì tiếng nói cũng thanh, như chuông có tốt thì đánh bên thành cũng kêu vang. Người và sự vật ở bên trong như thế nào thì cũng sẽ biểu hiện ra bên ngoài như thế.

2. Cái nết đánh chết cái đẹp.

b. Con lợn có béo thì lòng mới ngon
Nhìn vẻ bề ngoài có thể đoán biết được phần nào phẩm chất bên trong.

3. Người thanh tiếng nói cũng thanh

Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu

c. Phẩm chất tốt đẹp bên trong quan trọng hơn diện mạo bề ngoài.

4. Trông mặt mà bắt hình dong

Con lợn có béo thì lòng mới ngon.

d. Phẩm chất bên trong quan trong hơn những gì hào nhoáng bên ngoài. Giống như gỗ phải xem chất gỗ bên trong chứ không phải chỉ dựa vào lớp sơn bên ngoài vì lớp sơn ấy cũng sẽ rất dễ bong tróc.

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)

Con chuồn chuồn nước

Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.

Nguyễn Thế Hội

Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)

Đề bài: Viết bài văn miêu tả cây ăn quả mà em thích nhất.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm) 

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

B

B

C

C

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm) Mỗi câu đúng được 1,0 điểm

a. Chủ ngữ: hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân.

Vị ngữ: đua nhau tỏa mùi thơm.

b. Chủ ngữ: mặt trời buổi sớm.

    Vị ngữ: đang từ từ mọc lên.

Câu 6 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm

1 – d, 2 – c, 3 – a, 4 – b.

B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 7

(1,5 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ 

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu 

+ Nếu có 0 - 4 lỗi: - 0,5 điểm

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày:

+ Nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng: 0,25 điểm

+ Nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ: 0 điểm

0,25 điểm

1,0 điểm

 

 

 

0,25 điểm

Câu 8

(2,5 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng

A. Mở bài (0,5 điểm)

Giới thiệu về loại cây ăn quả mà em thích nhất. 

B. Thân bài (0,75 điểm)

- Tả bao quát cây

- Tả chi tiết từng bộ phận của cây

- Tả hương vị của loại quả 

- Kể kỉ niệm của em với loại cây đó

C. Kết bài (0,5 điểm)

Bày tỏ cảm xúc, tình cảm của em với loại cây ăn quả đó.

 

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

1,75 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

1

 

2

 

1

 

4

0

2,0

Luyện từ và câu

 

1

 

 

 

1

2

0

4,0

Luyện viết chính tả

 

 

 

1

 

 

0

1

1,5

Luyện viết bài văn

 

 

 

 

 

1

0

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

1

1

2

1

1

2

6

2

8 câu/10đ

Điểm số

0,5

2,0

1,0

1,5

0,5

4,5

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

2,5

25%

2,5

25%

5,0

50%

10,0

100%

10,0

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Xác định được các chi tiết trong bài.

 

1

 

C1

Kết nối

- Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc.

- Xác định sự vật được nhân hóa trong câu văn.

 

2

 

C2, 3

Vận dụng

- Rút ra bài học từ câu chuyện.

 

1

 

C4

CÂU 5 – CÂU 6

2

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Xác định được thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu.

 

1

C5

 

Vận dụng

- Hiểu nghĩa và xác định đúng nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao về cái đẹp.

 

1

C6

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

1

 

 

 

1. Luyện viết chính tả

Kết nối

- Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài.

 

1

C7

 

Câu 2

1

 

 

 

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Miêu tả được loại cây ăn quả mà em thích. 

- Kết hợp miêu tả với kể chuyện để kể một kỉ niệm của em với loại cây đó.

- Bày tỏ tình cảm trong sáng, chân thành.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

 

1

C8

 

Tìm kiếm google: Đề thi Tiếng việt 4 Chân trời, bộ đề thi ôn tập theo kì Tiếng việt 4 Chân trời, đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo.

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net