A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Sơ tán nghĩa là gì?
- Tạm di chuyển người và của ra khỏi khu vực không an toàn.
- Đi tránh bom.
- Di chuyển xuống hầm trú ẩn.
- Chuyển đến một nơi khác sống.
Câu 2: Hầm là gì?
- Khoảng trống trong rừng cây dùng làm nơi cắm trại.
- Khoảng trống được đào trong lòng đất dùng làm nơi ẩn nấp.
- Nơi trú ẩn được dựng lên bằng lều vải.
- Nơi trú ẩn trong hang động.
Câu 3: Máy bay địch ném bom, bắn phá xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa ngày tháng năm nào?
- Ngày 4 tháng 3 năm 1964.
- Ngày 4 tháng 3 năm 1965.
- Ngày 4 tháng 4 năm 1964.
- Ngày 4 tháng 4 năm 1965.
Câu 4: Tình cảnh lúc ấy ra sao?
- Người lớn đã ra đồng làm việc, ở nhà chỉ còn lương thực tích trữ.
- Người lớn đã ra đồng làm việc, ở nhà chỉ còn trẻ em.
- Người lớn không bảo vệ nổi trẻ em.
- Trẻ em chạy ra xa khỏi vòng tay người lớn.
Câu 5: Nghe thấy tiếng máy bay, Ngọc đã làm gì?
- Đi kiếm hầm trú ẩn.
- Tìm xem ba mẹ ở đâu.
- Vội chạy xuống hầm.
- Đi xây dựng hầm trú ẩn.
Câu 6: Ngọc nghe thấy tiếng gì bên nhà hàng xóm?
- Tiếng khóc thét.
- Tiếng cười đùa.
- Tiếng la hét.
- Tiếng cãi nhau.
Câu 7: Ngọc nhào lên, chạy sáng nhà Khương thì thấy gì?
- Bạn của mình vẫn còn đang nằm ngủ.
- Bạn của mình đang bế em chạy bom.
- Bạn của mình đang bế em tìm hầm trú ẩn.
- Bạn của mình đã chết vì trúng bom.
Câu 8: Các em của Khương thì như thế nào?
- Đang ngủ trong lòng Khương.
- Đang kêu khóc.
- Đang tìm chỗ trú ẩn.
- Đang ngồi trong góc đợi bố mẹ về.
Câu 9: Ngọc đã làm gì khi thấy các em nhỏ?
- Ôm em Oong bé nhất đưa về hầm nhà mình trú ẩn.
- Chui lên vừa bế, vừa dìu hai em Đơ, Toanh xuống hầm.
- Quay trở lại hầm trú ẩn nhà mình.
- Cả A và B.
Câu 10: Nguyễn Bá Ngọc hi sinh khi năm bao nhiêu tuổi?
- Năm 12 tuổi.
- Năm 13 tuổi.
- Năm 14 tuổi.
- Năm 15 tuổi.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Vì sao Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán?
- Vì trốn quan lại đánh thuế.
- Vì tránh đạn bom.
- Vì chiến tranh tiếp tục diễn ra ác liệt.
- Vì phải trốn địch.
Câu 2: Theo em, vì sao Ngọc không biết mình bị thương trong khi cứu ba em nhỏ?
- Vì Ngọc chỉ chú tâm đến việc cứu ba em nhỏ, đặt tính mạng của ba em nhỏ lên trên hết.
- Vì khi tận mắt chứng kiến người bạn của mình chết vì trúng bom còn đau hơn trăm ngàn lần nỗi đau của việc mình bị thương.
- Vì Ngọc quên đi bản thân mình để cứu ba em nhỏ.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Nội dung của câu chuyện trên là gì?
- Ca ngợi lòng dũng cảm, nhân ái của Nguyễn Bá Ngọc, quên đi bản thân để cứu người.
- Tiểu sử về Nguyễn Bá Ngọc.
- Kể lại chuyện Nguyễn Bá Ngọc giải cứu ba em nhỏ khỏi bom đạn.
- Kể lại cuộc chiến tranh năm 1964.
Câu 4: Hành động Nguyễn Bá Ngọc cứu các em nhỏ bất chấp nguy hiểm thể hiện điều gì?
- Lòng nhân ái của người Việt Nam.
- Sự dũng cảm của người Việt Nam.
- Sự khốc liệt của chiến tranh.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Em thấy Nguyễn Bá Ngọc là người như thế nào?
- Dũng cảm, nhân ái, có lòng yêu nước nhiệt thành.
- Ích kỉ, nhát gan, chỉ biết bản thân mình.
- Quyết đoán, mạnh mẽ, tự tin.
- Cố chấp, bảo thủ, nông nổi.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Qua bài đọc trên, em cảm nhận như thế nào về chiến tranh?
- Bom đạn khốc liệt.
- Tàn nhẫn.
- Đau đớn, mất mát.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Tìm động từ trong câu dưới đây?
Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán dưới hầm.
- Đi học.
- Các bạn.
- Sơ tán.
- Cả A và C.
Câu 3: Câu dưới đây có mấy danh từ?
Máy bay địch ném bom.
- 2 từ.
- 3 từ.
- 4 từ.
- 5 từ.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Vị anh hùng nào nào lấy thân mình lấp lỗ châu mai?
- Phan Đình Giót.
- Tô Vĩnh Diện.
- Bế Văn Đàn.
- Trần Can.
Câu 2: Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với những anh hùng có công với đất nước?
- Khâm phục.
- Ngưỡng mộ.
- Biết ơn.
- Tất cả các đáp án trên.