A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm mấy phần?
- 1 phần.
- 2 phần.
- 3 phần.
- 4 phần.
Câu 2: Đề bài nào dưới đây là chính xác cho yêu cầu thuật lại một sự việc?
- Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Viết đoạn văn nêu lí do mà em yêu thích một bộ phim hoạt hình.
- Viết đoạn văn miêu tả cảnh hoàng hôn nơi em sống.
- Thuật lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân,… đã làm.
Câu 3: Khi viết bài văn thuật lại một sự việc, chúng ta cần?
- Giới thiệu được sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.
- Thuật lại diễn biến sự việc theo trình tự không gian hoặc thời gian.
- Nêu kết thúc của sự việc.
- Cả A, B, C.
Câu 4: Những từ nào giúp em nhận biết các hoạt động được thuật lại theo trình tự?
- Việc đầu tiên, việc tiếp theo, việc sau cùng.
- Đầu tiên, thế kia, nhưng mà.
- Việc cần làm, việc nên làm, việc không nên làm.
- Đầu tiên, tiếp theo, tuy nhiên.
Câu 5: Phần cuối của bài văn thuật lại một sự việc cần nêu những gì?
- Nội dung của sự việc.
- Thuật lại sự việc.
- Nêu lí do thuật lại sự việc.
- Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 – 5.
Năm học này, lễ đón học sinh lớp Một được trường em tổ chức rất ấm áp và ý nghĩa.
Mở đầu buổi lễ, các em lớp Một mặc đồng phục mới, tay vẫy cờ hoa, xếp thành hàng đôi, cùng thầy cô giáo tiến vào vị trí trung tâm của sân trường trong tiếng trống chào mừng và tiếng vỗ tay giòn giã. Những đôi mắt mở to, lạ lẫm trên khuôn mặt ngây thơ trông thật đáng yêu.
Sau khi ổn định chỗ ngồi, các em được xem một chương trình văn nghệ đặc biệt. Hoạt cảnh “Ngày đầu tiên đi học” và bài hát truyền thống của trường là lời chào thân thương gửi tới những thành viên mới của ngôi nhà Ban Mai thân yêu.
Tiếp đến, cô Hiệu trưởng nói lời chào mừng và dặn dò các em học sinh nhỏ nhất trường. Cô không quên căn dặn các anh chị lớp trên phải yêu thương, giúp đỡ các em. Cô tặng mỗi em một chiếc thẻ xinh xắn hình con thú ngộ nghĩnh có ghi tên và lớp.
Cuối buổi lễ, một em học sinh lớp Một đại diện chia sẻ cảm xúc trong ngày đầu năm học mới.
Buổi lễ kết thúc trong cảm xúc hân hoan, phấn khởi của thầy cô giáo và học sinh toàn trường.
Câu 1: Bài văn thuật lại sự việc gì? Ở đâu? Khi nào?
- Bài văn thuật lại lễ đón học sinh lớp Một ở trường học vào ngày khai giảng.
- Bài văn thuật lại lễ khai giảng năm học mới ở trường học vào tháng chín.
- Bài văn kể lại cảm xúc của người viết vào ngày khai giảng ở trường học.
- Bài văn kể lại cảm xúc của người viết khi đón các em học sinh lớp Một vào trường học.
Câu 2: Tìm trong bài văn đoạn mở bài?
- Mở đầu buổi lễ, các em lớp Một mặc đồng phục mới, tay vẫy cờ hoa, xếp thành hàng đôi.
- Năm học này, lễ đón học sinh lớp Một được trường em tổ chức rất ấm áp và ý nghĩa.
- Những đôi mắt mở to, lạ lẫm trên khuôn mặt ngây thơ trông thật đáng yêu.
- Buổi lễ kết thúc trong cảm xúc hân hoan, phấn khởi của thầy cô giáo và học sinh toàn trường.
Câu 3: Tìm trong bài văn đoạn kết bài?
- Cuối buổi lễ, một em học sinh lớp Một đại diện chia sẻ cảm xúc trong ngày đầu năm học mới.
- Cô không quên căn dặn các anh chị lớp trên phải yêu thương, giúp đỡ các em.
- Buổi lễ kết thúc trong cảm xúc hân hoan, phấn khởi của thầy cô giáo và học sinh toàn trường.
- Cô tặng mỗi em một chiếc thẻ xinh xắn hình con thú ngộ nghĩnh có ghi tên và lớp.
Câu 4: Người viết thuật lại sự việc theo trình tự nào?
- Theo trình tự thời gian.
- Theo trình tự không gian.
- Theo trình tự từ bao quát đến bộ phận.
- Theo trình tự không gian từ trong ra ngoài.
Câu 5: Tìm các từ ngữ cho biết các sự việc được thuật lại theo trình tự?
- Năm này, sau khi, vỗ tay, kết thúc.
- Mở đầu, sau khi, tiếp đến, cuối buổi.
- Năm này, buổi lễ, cuối buổi, kết thúc.
- Tổ chức, mở đầu, sau khi, buổi lễ.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Đối với đề bài “ghi lại trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt ở lớp em” mở bài cần làm gì?
- Liệt kê các hoạt động thực hiện trong buổi sinh hoạt.
- Thuật lại các hoạt động thực hiện trong buổi sinh hoạt theo trình tự thời gian.
- Giới thiệu về buổi sinh hoạt của lớp.
- Nêu cảm xúc về buổi sinh hoạt.
Câu 2: Sắp xếp các ý dưới đây theo đúng trình tự của bài văn thuật lại một việc làm tốt?
- Sáng sớm, em cùng bố mẹ đi xe buýt tới thăm ông bà.
- Em rất vui vì đã làm được một việc tốt.
- Ở trạm dừng tiếp theo, một người phụ nữ bế em nhỏ lên xe.
- Thứ Bảy tuần trước, em đã làm được một việc tốt.
- Người phụ nữ cảm ơn và khen em ngoan.
- Bố mẹ nhường cho em ngồi vào chiếc ghế trống duy nhất.
- Em đứng lên, nhường chỗ cho hai mẹ con người phụ nữ.
- a – d – f – g – e – b – c.
- d – a – g – c – f – b – e.
- d – a – f – c – g – e – b.
- d – a – f – c – e – g – b.
Câu 3: Ý nào sau đây có thể là đoạn kết của bài văn thuật lại một sự việc?
- Em cảm thấy rất vui và phấn khích khi tham gia Lễ hội Ẩm thực đường phố ở Hà Nội.
- Em sẽ cố gắng học tập nhiều hơn nữa để không phụ lòng thầy cô.
- Bạn Lan xinh đẹp như vậy nên mọi người đều yêu quí bạn ấy.
- Bố mẹ thương em nhiều lắm nên em không thể làm bố mẹ buồn.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Cuối bài văn thuật lại một sự việc ngoài nêu cảm nhận của bản thân còn có thể nêu thêm ý gì?
- Nêu lên cảm xúc hoặc suy nghĩ của mình về sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.
- Không cần bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.
- Các sự việc cần phải được thuật lại theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian.
- Nêu thêm sự việc đó tác động đến bản thân như thế nào.
Câu 2: Bài học em rút ra được sau khi viết bài văn thuật lại một sự việc có thể là gì?
- Bài văn thuật lại sự việc không cần bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.
- Khi viết một bài văn thuật lại sự việc cần nêu lên cảm xúc hoặc suy nghĩ của mình về sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.
- Khi thuật lại các sự việc không cần phải thuật lại theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian.
- Phần thân bài của một bài văn thuật lại sự việc chỉ có thể là một đoạn văn.