Trắc nghiệm Tiếng việt 4 CTST bài 7: Viết bài văn kể chuyện (Viết)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Viết bài văn kể chuyện (Viết). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Bài văn kể lại một câu chuyện thường gồm mấy phần?

  1. 4 phần.
  2. 2 phần.
  3. 3 phần.
  4. 1 phần.

Câu 2: Đề bài nào dưới đây là chính xác cho yêu cầu kể lại một câu chuyện?

  1. Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  2. Kể cho bạn nghe câu chuyện Cô bé ấy đã lớn.
  3. Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện Những ngày hè tươi đẹp.
  4. Ghi lại trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt lớp của lớp em.

Câu 3: Phần thân bài của bài văn kể lại một câu chuyện cần làm gì?

  1. Nêu một hoặc một số lí do yêu thích câu chuyện.
  2. Chọn dẫn chứng cụ thể giúp người đọc hiểu rõ lí do yêu thích câu chuyện.
  3. Kể lại các sự việc của câu chuyện theo trình tự thời gian hoặc không gian.
  4. A, B đều đúng

Câu 4: Nhiệm vụ của phần mở đầu bài văn kể lại một câu chuyện là gì?

  1. Nêu cảm nhận của em về câu chuyện.
  2. Giới thiệu về câu chuyện.
  3. Tóm tắt nội dung câu chuyện.
  4. Kể tên các nhân vật có trong câu chuyện.

Câu 5: Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể về nội dung câu chuyện có thể nằm ở phần nào?

  1. Mở bài.
  2. Thân bài.
  3. Kết bài.
  4. Mở đọan.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề là “Ở lại với chiến khu”. 

Chuyện kể về các chiến sĩ nhỏ tuổi xin được ở lại chiến khu, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc. Chuyện xảy ra như sau: Tối hôm ấy, ông Trung đoàn trưởng đến lán của các em nhỏ. Nhìn khắp các chú bé một lượt, ông nhỏ nhẹ nói:

- Các em ạ! Hoàn cảnh ở chiến khu hiện nay rất khó khăn, sắp tới sẽ còn khó khăn hơn. Tuổi nhỏ của các em khó lòng vượt qua được. Vì thế, em nào muôn trở về với gia đình thì trung đoàn sẽ cho các em về. Các em nghĩ sao? Nghe Trung đoàn trưởng nói vậy, các bạn nhỏ lặng người đi. Ai cũng cảm thấy cổ họng mình tắc nghẹn. Lượm - một bạn nhỏ bước đến bên đống lửa đang cháy rực, giọng bạn rung lên:

- Em xin được ở lại. Thà chết ở chiến khu chứ nhất định em không về ở chung, ở lộn với bọn Tây cướp nước và bọn Việt gian bán nước. Cả đội nhao nhao theo:

- Chúng em xin ở lại. Thấy được quyết tâm và tình cảm tha thiết của các em muốn ở lại, ông Trung đoàn trưởng ứa nước mắt nói trong sự xúc động:

- Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em.

Chuyện là vậy đấy. Các bạn nhỏ của chúng ta thật dũng cảm, không sợ gian khổ hi sinh sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ của mình cho đất nước cho quê hương, thật đáng khâm phục.

Câu 1: Nêu nhiệm vụ của phần mở bài?

  1. Giới thiệu câu chuyện định kể.
  2. Giới thiệu các nhân vật trong câu chuyện.
  3. Trình bày cảm nghĩ về hành động của nhân vật trong câu chuyện.
  4. Suy nghĩ, cảm xúc về nội dung câu chuyện.

Câu 2: Xác định thân bài của bài văn?

  1. Từ “Câu chuyện mà tôi kể” đến “nguyện vọng của các em”.
  2. Từ “Chuyện kể về các chiến sĩ” đến “thật đáng khâm phục”.
  3. Từ “Chuyện kể về các chiến sĩ” đến “nguyện vọng của các em”.
  4. Từ “Chuyện xảy ra như sau” đến “thật đáng khâm phục”.

Câu 3: Xác định kết bài của bài văn?

  1. Câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề là “Ở lại với chiến khu”.
  2. Các bạn nhỏ của chúng ta thật dũng cảm, không sợ gian khổ hi sinh sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ của mình cho đất nước cho quê hương, thật đáng khâm phục.
  3. Chuyện kể về các chiến sĩ nhỏ tuổi xin được ở lại chiến khu, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc.
  4. Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em.

Câu 4: Diễn biến của câu chuyện được kể lại như thế nào?

  1. Ghi từng sự việc theo trình tự thời gian.
  2. Ghi từng sự việc gắn với mỗi địa điểm hoặc tình huống.
  3. Ghi từng sự việc theo không gian.
  4. Ghi từng sự việc xảy ra theo cảm nhận của người viết.

Câu 5: Người viết cảm thấy như thế nào về nhân vật trong câu chuyện?

  1. Yêu thích
  2. Khâm phục.
  3. Khinh thường.
  4. Tất cả các đáp án trên. 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Mở bài sau đây thuộc loại nào?

Tôi đã đọc nhiều câu chuyện về lòng nhân hậu. Trong đó, “Người ăn xin” của nhà văn Tuốc-ghê-nhép là câu chuyện để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc.

  1. Mở bài trực tiếp.
  2. Mở bài gián tiếp.
  3. Mở bài nửa gián tiếp nửa trực tiếp.
  4. Mở bài vào thẳng vấn đề.

Câu 2: Kết bài sau đây thuộc loại nào?

Câu chuyện đã kết thúc nhưng hình ảnh bốn bàn tay xiết chặt vẫn đọng lại trong tâm trí tôi như bài học về lòng nhân hậu.

  1. Kết bài mở rộng.
  2. Kể bài không mở rộng.
  3. Kết bài mở.
  4. Kết bài đóng.

Câu 3: Các từ chuyện kể rằng, không lâu sau, thế rồi, từ đó có tác dụng gì?

  1. Giúp các câu liên kết với nhau một cách mạch lạc.
  2. Kết nối các sự việc với nhau.
  3. A, B đều đúng.
  4. A, B đều sai.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Cần chú ý điều gì khi kể lại câu chuyện?

  1. Kiểm tra xem đã nêu đủ các sự việc chính hay chưa.
  2. Kiểm tra lỗi chính tả trong câu.
  3. Xem các câu đã liên kết với nhau hay chưa.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đâu là các từ ngữ thể hiện cảm xúc tích cực của người viết khi kể lại một câu chuyện?

  1. Ấn tượng.
  2. Ghét bỏ.
  3. Thích thú.
  4. Cả A và C.

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm tiếng việt 4 bài 7: Viết bài văn kể chuyện (Viết)

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net