A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Nhân hóa là gì?
- Nhân hóa là gọi con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ được dùng để tả người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi, sinh động hơn.
- Nhân hóa là dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động của người để gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật một cách sinh động, gần gũi.
- Nhân hóa là gọi con vật, các sự vật xung quanh ta bằng những từ ngữ vốn được dùng để chỉ người.
- Nhân hóa là dùng các từ ngữ chỉ con người để gọi vật.
Câu 2: Có những cách nhân hóa nào?
- Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
- Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.
- Nói với sự vật như nói với người.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Nhân hóa có tác dụng gì?
- Giúp loài vật giống với con người.
- Giúp cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi.
- Giúp sự vật trở nên chân thực hơn.
- Giúp con người cảm nhận về sự vật rõ ràng hơn.
Câu 4: Tìm sự vật được nhân hóa trong đoạn văn dưới đây?
Tôi sống độc lập từ thuở bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng: “Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi.”
(Theo Tô Hoài)
- Tục lệ.
- Nhà cửa.
- Thức ăn.
- Dế.
Câu 5: Tìm từ ngữ cho thấy câu sau sử dụng biện pháp nhân hóa?
Đàn kiến đang háo hức tha mồi về tổ.
- Đàn kiến.
- Háo hức.
- Tha mồi.
- Về tổ.
Câu 6: Từ nào trong khổ thơ dưới đây vốn là những từ được dùng để chỉ hoạt động, tính chất của con người nhưng được sử dụng cho sự vật?
Có một mùa vũ hội
Muôn loài chim hòa ca
Mây choàng khăn cho núi
Bâng khuâng bác lim già
(Lê Đăng Sơn)
- Vũ hội, hòa ca, choàng khăn, bác.
- Hòa ca, choàng khăn, bâng khuâng.
- Hòa ca, mây, bâng khuâng, lim.
- Hòa ca, núi, bác, lim già.
Câu 7: Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nhân hóa?
- Quả táo này có vị chua.
- Bụi tre rì rào trong gió.
- Những vì sao đang đua nhau tỏa sáng trên bầu trời đêm.
- Một cơn mưa trút xuống đã làm giảm sự nóng bức của mùa hạ.
Câu 8: Mỗi sự vật in đậm được gọi bằng gì?
Vườn cây đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.
(Theo Nguyễn Kiên)
- Thím – chú – anh – bác.
- Chú – thím – anh – bác.
- Anh – bác – chú – thím.
- Bác – thím – anh – chú.
Câu 9: Làm thế nào để nhận biết câu có sử dụng biện pháp nhân hóa hay không?
- Chỉ ra dấu hiệu gồm sự vật, hiện tượng, loài vật nào đó được nhân hoá và từ ngữ dùng để nhân hoá.
- Nêu tác dụng của phép nhân hoá đó.
- Không có dấu hiệu nhận biết.
- Cả A và B.
Câu 10: Cho biết từ ngữ nào trong đoạn thơ sau cho thấy tác giả trò chuyện rất thân mật với con vật?
Trâu ơi ta bảo trâu này:
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.
- Trâu ơi.
- Ruộng.
- Cấy cày.
- Nông gia.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Tìm hình ảnh nhân hóa có trong đoạn văn dưới đây?
Sáng sớm, những tia nắng tinh nghịch ùa vào phòng tôi qua khung cửa sổ. Tôi vui vẻ:
- Chào những người bạn nhỏ!
- Những tia nắng tinh nghịch ùa vào phòng tôi.
- Khung cửa sổ.
- Tôi vui vẻ chào những người bạn nhỏ.
- Tất cả các ý trên.
Câu 2: Tìm các sự vật nhân hóa trong đoạn văn dưới đây?
Mùa xuân đến, mầm non cựa mình tỉnh giấc. Các loài chim đua nhau ca hát. Bầu trời say sưa lắng nghe khúc ca rộn rã và mải mê ngắm nhìn những chiếc lá xanh nõn nà.
(Nguyên Anh)
- Mùa xuân, mầm non, chim ca.
- Mầm non, các loài chim, bầu trời.
- Mầm non, bầu trời, chiếc lá.
- Mầm non, chim ca, chiếc lá.
Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi từ 3 – 5.
Tớ là chiếc xe lu
Người tớ to lu lù
Con đường nào mới đắp
Tớ san bằng tăm tắp
Con đường nào rải nhựa
Tớ là phẳng như lụa.
(Trần Nguyên Đào)
Câu 3: Sự vật nào được nhân hóa trong đoạn thơ?
- Xe lu, người, con đường.
- Xe lu.
- Con đường.
- Lụa, nhựa.
Câu 4: Cách nhân hóa ấy có tác dụng gì?
- Làm cho đoạn thơ trở nên hấp dẫn hơn.
- Làm rõ sự khác biệt của các sự vật.
- Làm cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu.
- Làm cho người đọc nhận ra các sự vật dễ dàng.
Câu 5: Cách nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì?
- Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
- Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.
- Nói với sự vật như nói với người.
- Tất cả các đáp án trên.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.
Sau trận mưa đầu mùa
Trời mây sạch thêm ra
Hoàng xoan thay áo mới
Màu xanh, xanh nõn nà
Những chùm hoa bối rối
Một mùi hương thơm nồng
Đàn chào mào trẩy hội
Rạng ngày đã sang sông
(Nguyễn Thanh Toàn)
Câu 1: Tìm sự vật được nhân hóa trong đoạn thơ trên?
- Hàng xoan, chùm hoa, trời mây.
- Mưa, trời mây, chùm hoa.
- Hàng xoan, chùm hoa, chào mào.
- Mưa, chùm hoa, chào mào.
Câu 2: Các sự vật nhân hóa được tả bằng những từ ngữ nào?
- Thay áo mới, nõn nà, thơm nồng.
- Thay áo, bối rối, trẩy hội.
- Sạch, nõn nà, thơm nồng.
- Thay áo, bối rối, thơm nồng.
Câu 3: Cách nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì?
- Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
- Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.
- Nói với sự vật như nói với người.
- Tất cả các đáp án trên.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân
Trăng ơi… từ đâu đến
Trăng đi khắp mọi miền
Trăng ơi có nơi nào
Sáng hơn đất nước em…
(Trần Đăng Khoa)
Câu 1: Trong đoạn thơ trên, sự vật nào đã được nhân hóa?
- Trăng.
- Đường hành quân.
- Đất nước.
- Ánh trăng.
----------Còn tiếp --------