Trắc nghiệm Tiếng việt 4 CTST bài 1: Về thăm bà (Đọc)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1: Về thăm bà (Đọc). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Câu chuyện Về thăm bà của tác giả nào?

  1. Văn Thành Lê.
  2. Huỳnh Thị Thu Hương.
  3. Nguyễn Nhật Ánh.
  4. Thạch Lam.

Câu 2: Đường vào nhà bà được miêu tả bằng những hình ảnh nào?

  1. Trên con đường lát gạch Bát Tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiều gió.
  2. Một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí.
  3. Bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà.
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Thanh cảm nhận được điều gì khi đi đến đầu nhà bà?

  1. Sự ồn ào.
  2. Sự yên tĩnh.
  3. Sự ngọt ngào.
  4. Mùi cỏ cháy.

Câu 4: Cảnh tượng gian nhà cũ như thế nào?

  1. Thay đổi rất nhiều.
  2. Thay đổi một chút.
  3. Không có gì thay đổi.
  4. Đã được sửa sang lại.

Câu 5: Điều gì làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi bà?

  1. Sự ồn ào.
  2. Sự yên lặng.
  3. Sự hối hả.
  4. Sự vội vàng.

Câu 6: Hình ảnh bà hiện lên như thế nào?

  1. Mái tóc bạc phơ, lưng còng, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào.
  2. Mái tóc điểm bạc từng sợi, nếp nhăn trên khuôn mặt ngày càng dày.
  3. Lưng còng, tóc bạc phơ, da xỉn màu, mặt đầy nếp nhăn.
  4. Mái tóc điểm từng sợi bạc trắng đang từ trong bếp đi ra.

Câu 7: Tìm từ ngữ thể hiện cảm xúc của Thanh khi gặp lại bà?

  1. Cảm động và mừng rỡ.
  2. Vui mừng và xúc động.
  3. Ngọt ngào và ấm áp.
  4. Cảm động và tủi thân.

Câu 8: Tìm từ ngữ thể hiện cảm xúc của bà khi thấy Thanh?

  1. Thái độ hồ hởi, vui vẻ.
  2. Ánh mắt nhìn cháu thờ ơ và lạnh nhạt.
  3. Đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương.
  4. Lãnh đạm, nhìn cháu bằng đôi mắt sắc lạnh, tỏ vẻ không quan tâm.

Câu 9: Thanh cảm thấy căn nhà, thửa vườn của bà giống một nơi như nào?

  1. Xấu xí, thô thiển.
  2. Gớm ghiếc, bẩn thỉu.
  3. Mát mẻ, hiền lành.
  4. Dịu dàng, ấm áp.

Câu 10: Thanh đi người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng có cảm nhận gì?

  1. Bà đã già rồi.
  2. Bà vẫn hiền từ như xưa.
  3. Chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ.
  4. Bà lúc nào cũng yêu thương và bảo vệ mình.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Vì sao mỗi lần trở về với bà, Thanh luôn thấy thong thả và bình yên?

  1. Vì bà vẫn che chở cho Thanh như những ngày còn nhỏ.
  2. Vì bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.
  3. Vì căn nhà và thửa vườn của bà rất mát mẻ, dễ chịu.
  4. Vì nước trong bể mát rượi, soi bóng những mảnh trời xanh.

Câu 2: Những chi tiết nào thể hiện sự quan tâm của bà đối với Thanh?

  1. Bà giục Thanh vào nhà kẻo nắng.
  2. Bà hỏi Thanh ăn cơm chưa.
  3. Bà giục Thanh đi rửa mặt rồi nghỉ kẻo mệt.
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Nội dung của bài đọc là gì?

  1. Ca ngợi tình thân, tình thương yêu giữa mọi người trong gia đình với nhau.
  2. Thể hiện tình yêu thương giữa mọi người trong gia đình.
  3. Thể hiện cảm xúc, tình cảm của Thanh khi về thăm bà. Đồng thời, thể hiện tình yêu thương ấm áp giữa hai bà cháu.
  4. Kể lại một lần về thăm bà của Thanh.

Câu 4: Qua những hình ảnh trong bài, em cảm thấy trở về với bà đối với Thanh có ý nghĩa gì?

  1. Đó là nơi chứa đầy yêu thương dành cho Thanh.
  2. Đó là điểm tựa tinh thần của Thanh.
  3. Đó là nơi bình yên mỗi khi trở về.
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 5: Lối sống vùng quê nơi Thanh trở về với bà hiện lên như thế nào?

  1. Thanh bình, yên tĩnh.
  2. Ồn ào, tấp nập.
  3. Sôi nổi, huyên náo.
  4. Vội vã, hối hả.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Qua bài đọc, em cảm nhận như thế nào về tình cảm gia đình?

  1. Nuôi dưỡng đời sống tình cảm phong phú, là ngọn nguồn của mọi thứ tình cảm đáng quý khác.
  2. Nâng đỡ con người trên từng bước đường đời, chắp cánh cho những ước mơ.
  3. Chỗ dựa tinh thần vững chắc trong mọi hoàn cảnh.
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua bài đọc là gì?

  1. Hãy trân trọng, yêu thương các mối quan hệ xung quanh mình.
  2. Hãy trân trọng, yêu thương người thân của mình.
  3. Hãy sống hết mình để không phụ sự kì vọng của người thân.
  4. Hãy trở về nhà bất cứ khi nào thấy mệt mỏi, đó sẽ là nơi bao bọc, bảo vệ và che chở cho mình.

Câu 3: Câu dưới đây có mấy động từ chỉ hoạt động?

Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt.

  1. 1 từ.
  2. 2 từ.
  3. 3 từ.
  4. 4 từ.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài đọc nào dưới đây cũng về tình cảm gia đình?

  1. Người thiếu niên anh hùng.
  2. Đồng cỏ nở hoa.
  3. Hai đôla và một giờ.
  4. Bầu trời mùa thu.

Câu 2: Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho mình?

  1. Trân trọng tình cảm của những người thân yêu.
  2. Yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, bố mẹ.
  3. Đòi hỏi sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc từ người thân.
  4. Cả A và B.

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm tiếng việt 4 bài 1: Về thăm bà (Đọc)

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net